Kĩ thuật dạy học toán 6 trường học mới

Chia sẻ bởi Nguyễn Tấn Phong | Ngày 24/10/2018 | 39

Chia sẻ tài liệu: Kĩ thuật dạy học toán 6 trường học mới thuộc Số học 6

Nội dung tài liệu:

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ
MỘT SỐ VẤN ĐỀ TIẾT DẠY MÔN TOÁN 6
THEO MÔ HÌNH TRƯỜNG HỌC MỚI
GV thực hiện: Nguyễn Tấn Phong
Tổ: Toán – Tin – Lý - CN
Lâm Đồng, ngày 31 tháng 03 năm 2016
PHẦN II: NỘI DUNG
1. Kết hợp quy trình dạy học 5 bước với 10 bước học tập của học sinh
1.1. Quy trình dạy học 5 bước














Trong phạm vi 1 tiết dạy
Trong
phạm vi bài/chương
PHƯƠNG
PHÁP
"BÀN
TAY
NẶN
BỘT"
hiểu
PHẦN II: NỘI DUNG
Một số lưu ý khi dạy học:
- “Khởi động” có 2 mục đích cần đạt khi tổ chức tiết học:
+ Tạo ra các hoạt động vui chơi, vận động thân thể để học sinh có một tâm lý thoải mái trước khi bước vào một bài học.
+ Tạo ra một tình huống có vấn đề về kiến thức chưa được học hoặc ôn tập lại kiến thức đã biết.
- Tổ chức HĐ khởi động thành công là khi kết thúc học sinh không thể giải quyết được các vấn đề phát sinh trọn vẹn.
Sau HĐ Khởi động, không chốt kiến thức, mà chỉ nên gợi mở.
Sau HĐ Hình thành kiến thức, chốt kiến thức trọng tâm tiết học (nếu cần).
Các bài tập HĐ luyện tập có 3 mức: Thấp, trung bình, nâng cao. Tùy đối tượng học sinh mà giáo viên yêu cầu mức độ cần đạt được ngay tại lớp.
Các hoạt động có thể kết hợp với nhau hoặc bớt đi một, hai hoạt động; nhưng hoạt động có tính chất vui chơi, vận động không nên bớt đi.
- Rèn cho học sinh kĩ năng tự giác học, không cần chờ đến sự nhắc nhở của giáo viên
PHẦN II: NỘI DUNG
1.2. Quy trình dạy học 10 bước học tập của học sinh
PHẦN II: NỘI DUNG
2. Phương pháp dạy học theo nhóm














Hoạt động nhóm
Không giới hạn thời gian làm việc nhóm
PHẦN II: NỘI DUNG
3. Phương pháp tổ chức trò chơi
3.1. Thiết kế trò chơi học tập trong môn Toán
+ Trò chơi mang ý nghĩa giáo dục
+ Trò chơi phải gây được hứng thú đối với học sinh
+ Trò chơi nhằm củng cố, khắc sâu nội dung bài học
+ Trò chơi phải phù hợp với tâm lý học sinh lớp 6
3.2. Cấu trúc của Trò chơi học tập
+ Tên trò chơi
+ Mục đích:
+ Đồ dùng, đồ chơi:
+ Luật chơi:
+ Số người tham gia chơi:
+ Nêu cách chơi.
3.3. Cách tổ chức trò chơi
- Thời gian tiến hành: thường từ 5 - 7 phút
- Giới thiệu trò chơi:
- Chơi
- Nhận xét kết quả, thái độ người chơi
- Thưởng – phạt (vui)
3.4. Một vài trò chơi điển hình














Chỉ hoạt động
“trò chơi học tập”
mới qui định thời
gian, các hoạt
động nhóm khác
thì không ...
PHẦN II: NỘI DUNG
4. Các phương pháp dạy học tích cực thường dùng
4.1. Phương pháp trực quan
4.2. Phương pháp gợi mở - vấn đáp
4.3. Phương pháp giảng giải minh hoạ
4.4. Phương pháp thực hành luyện tập
4.5. Phương pháp dạy học theo dự án ...
5. Một số kĩ thuật tổ chức hoạt động học và tiến trình các bước lên lớp
5.1. Kĩ thuật tổ chức hoạt động học theo kí hiệu











Tổ chức mỗi hoạt động học của học sinh cần theo các bước sau:
B1: Chuyển giao nhiệm vụ
B2: Thực hiện nhiệm vụ
B3: Tranh luận, khái quát hóa, vận dụng
Là hoạt động của HS trong mối tương tác với xã hội bao gồm các hình thức từ đơn giản đến phức tạp: nói chuyện với bạn bè trong -ngoài lớp, thầy/cô trong trường, người thân, tham quan di tích văn hóa, …
Tuy có những điểm khác nhau nhưng tiến trình sư phạm đều tuân theo con đường nhận thức chung.
PHẦN II: NỘI DUNG
5. Một số kĩ thuật tổ chức hoạt động học và tiến trình các bước lên lớp
5.2. Cấu trúc cơ bản của hoạt động hình thành kiến thức











Phần khởi đầu
(1a; 2a, ... )
Phần kiến thức mới (1b, 2b, .... )
Phần luyện tập/vận dụng (1c, 2c, ...)
- Phần 1a, 2a: học sinh không nhất thiết phải rút ra nhận xét/giải thích đúng
- Phần 1c, 2c: Chú ý các bài tập yêu cầu làm theo mẫu
PHẦN II: NỘI DUNG
5. Một số kĩ thuật tổ chức hoạt động học và tiến trình các bước lên lớp
5.3. Dạy học dựa trên tính kế thừa











Khi giảng dạy GV cần phát huy tính kế thừa này một cách hiệu quả bằng cách chỉ ra điểm giống nhau và khác nhau (tính mới) so với kiến thức đã biết để học sinh nhanh chóng nắm và vận dụng ngay
PHẦN II: NỘI DUNG
5. Một số kĩ thuật tổ chức hoạt động học và tiến trình các bước lên lớp
5.4. Thiết kế tiến trình các bước lên lớp trong một tiết











KỊCH BẢN TIẾT DẠY DO GV TỰ THIẾT KẾ PHÙ HỢP VỚI ĐỐI TƯỢNG HS
PHẦN II: NỘI DUNG
5. Một số kĩ thuật tổ chức hoạt động học và tiến trình các bước lên lớp
5.5. Kết hợp kiểm tra của thầy và của trò trong giờ học




Khi kiểm tra kết quả hoạt động học của học sinh, cần:
- GV kiểm tra, đánh giá kết quả độc lập với học sinh và cùng tiến hành song song. Có nghĩa, việc kiểm tra chéo của học sinh chỉ nhằm mục đích rèn các kĩ năng cho các em như trình bày, giao tiếp, nhận xét, đánh giá, .... Còn giáo viên kiểm tra là để theo dõi và đánh giá kết quả, thái độ học tập từ đó điều chỉnh việc dạy và học.
- Rèn luyện kĩ năng kiểm tra, khuyến khích đặt thêm câu hỏi hoặc ví dụ.
- Rèn kĩ năng nhận xét, đánh giá, chuyển giao nhiệm vụ của học sinh đến kiểm tra và kĩ năng trình bày của học sinh được kiểm tra.
Cách làm đơn giản là GV hãy đứng bên cạnh các em, nghe các em đặt câu hỏi và câu trả lời, theo dõi kết quả hoạt động, can thiệp khi cần thiết, không làm trước việc của các em. Nếu cảm thấy mọi việc tạm ổn thì nên đến nhóm khác, không nên đứng chờ tại một nhóm.





Tinh thần là “đi lại nhiều hơn, quan sát nhiều hơn,
lắng nghe nhiều hơn, trợ giúp khi cần và nói ít thôi”
PHẦN II: NỘI DUNG
5. Một số kĩ thuật tổ chức hoạt động học và tiến trình các bước lên lớp
5.6. Điều chỉnh thiết kế bài học cho phù hợp với học sinh

Lưu ý: Hạn chế thiết kế lại bài học, chỉ những bài học thực sự cần thiết hoặc việc thiết kế lại không ảnh hưởng nhiều đến cấu trúc bài học trong sách.
Chú ý đến
mục tiêu của
mô hình THM
Không lấy
sách hiện tại
“chắp vá”
sách THM
PHẦN II: NỘI DUNG
5. Một số kĩ thuật tổ chức hoạt động học và tiến trình các bước lên lớp
5.7. Sử dụng bảng và chốt kiến thức

Chương …: ……
Tiết ….: Bài …: …..
A.Hoạt động khởi động
B. Hoạt động hình thành kiến thức
1. Ví dụ
2. Tính chất/định nghĩa
(trích nguyên văn trong sách)
HS học theo
tiến độ cá nhân
PHẦN II: NỘI DUNG
5. Một số kĩ thuật tổ chức hoạt động học và tiến trình các bước lên lớp
5.8. Giảm bớt giải thích kiến thức khó hiểu

Ví dụ: Trong “§8: Phép trừ hai số nguyên” – Sách HDH 6/T1/Tr122:
Bài toán: 4 – (-1)
Đúng nguyên tắc phải giải thích:
4 – (-1) = 4 + [-(-1)] = 4 + (số đối của -1) = 4+1 = 5
Xong chỉ cần ta giải thích chung với cả lớp 1 lần như trên để đối tượng khá giỏi hiểu bản chất, xong ta chốt “nếu các em gặp –(- thì viết thành dấu +, có nghĩa: 4 –(-1) = 4+1=5.
PHẦN II: NỘI DUNG
5. Một số kĩ thuật tổ chức hoạt động học và tiến trình các bước lên lớp
5.9. Chú thích trong sách như một giáo án

PHẦN II: NỘI DUNG
5. Một số kĩ thuật tổ chức hoạt động học và tiến trình các bước lên lớp
5.10. Rèn luyện kĩ năng HĐTQ nhưng không là tiểu giáo viên

Nên thiết kế một kịch bản bài dạy có sự tham gia tổ chức các hoạt động của HĐTQ và thống nhất trước với các em. Việc làm này chỉ nhằm mục đích là rèn cho các em các kĩ năng như sự tự tin trình bày trước đám đông, tổ chức các hoạt động, lên kế hoạch, soạn thảo kịch bản … không nhằm mục đích “gà bài” trước.
Không nhất thiết phải luân phiên thay đổi
HĐTQ, nhóm trưởng, tùy điều kiện thực tế.
Kinh nghiệm: - Rèn hoàn thiện một “bộ sậu” HĐTQ,
và nhóm trưởng => từ đó mới nhân rộng ra sau.
- Rèn HĐTQ thành công khi các em có có cảm giác:
quyền “tự quyết” và trách nhiệm với nhóm của mình.
PHẦN II: NỘI DUNG
5. Một số kĩ thuật tổ chức hoạt động học và tiến trình các bước lên lớp
5.11. Dự giờ và góp ý

Cách dự giờ: Nghiên cứu bài học
GV dự giờ, góp ý
GV giảng dạy
- Hoàn thiện phương pháp giảng dạy theo THM
- Khắc phục khó khăn, hạn chế theo THM
- Tìm cách giải bài toán chất lượng
- Đứng trên nền mô hình THM
- Góp ý phương pháp dạy học theo THM
- Tìm ra những cái hạn chế của THM
- Tìm kiếm những cái ưu của nền hiện hành có thể lấp vào hạn chế đó (nếu cần)
PHẦN II: NỘI DUNG
5. Một số kĩ thuật tổ chức hoạt động học và tiến trình các bước lên lớp
5.12. Công cụ và hình thức đánh giá

Chú ý: Tùy trường hợp cụ thể giáo viên vận dụng cho hợp lý để đảm bảo được hiệu quả của giờ dạy và kích thích được tính chủ động học tập của học sinh, không nhất thiết phải rập khuôn cứng nhắc theo bảng mô tả trên.
PHẦN II: NỘI DUNG
5. Một số kĩ thuật tổ chức hoạt động học và tiến trình các bước lên lớp
5.13. Rèn học sinh tự ghi bài vào vở

Chương .. : ..............................
Bài . . . : . . . . . . . . . . . . . . . . .
A. Hoạt động khởi động
Ghi kết quả: bài tập, thảo luận nhóm, ...
B. Hinh thành kiến thức
1a. Ghi kết quả: bài tập, thảo luận nhóm, ...
1b. Ghi ví dụ, các chú ý của GV (không ghi lại nội dung đóng trong khung)
1c. Ghi bài tập theo mẫu, ghi các bài tập được yêu cầu hoàn thành
(Tương tự cho 2a, 2b, 2c, 3a, 3b, 3c)
Ghi phần chốt kiến thức của GV
C. Hoạt động luyện tập
Ghi bài làm các bài tập được giao
D. E: Ghi kết quả các bài tập được giao
Gợi ý mẫu

* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Tấn Phong
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)