Khoi nghia Duong Thanh
Chia sẻ bởi Dương Minh Đính |
Ngày 12/10/2018 |
43
Chia sẻ tài liệu: khoi nghia Duong Thanh thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
Dương Thanh
Tấm gương sáng đầy nghĩa khí
Dương Thanh là một thủ lĩnh người Việt, vốn thuộc dòng dõi hào trưởng lâu đời có nhiều thế lực được nhà Đường phong chức thứ sử Hoan Châu ( nay là vùng Nghệ An, Hà Tĩnh ). Sinh ra và lớn lên ở Hoan Châu, phía Nam thành Tống Bình ( nay thuộc Hà Nội ), Dương Thanh cũng như nhiều võ quan người Việt được nhà Đường phong giữ một số chức vụ cai quản, bảo vệ cho chính quyền đô hộ ở các châu, huyện ngày càng căm ghét bọn quan lại và chính sách đô hộ khắc nghiệt của nhà Đường. Vì thế, trong những năm đầu thế kỷ IX, ở các châu, huyện bắt đầu xuất hiện việc “ quân, dân An Nam nỗi dậy đánh đuổi ” bọn quan lại và quân đô hộ nhà Đường. Các cuộc khới nghĩa của nhân dân ta và những vụ binh biến của binh sĩ yêu nước, trong đó tiêu biểu là cuộc binh biến mang tính chất khởi nghĩa do Dương Thanh lãnh đạo ( 819 – 820 ), đã khiến cho các đô hộ phủ hoặc kinh lược sứ hay tiết độ sứ An Nam không tài nào sống yên ổn được, chế độ thống trị nhà Đường luôn bị đe doạ lung lay và đứng trước nguy cơ tan rã.
Sau 10 năm được vua Đường cử sang giữ chức đô hộ An Nam ( 790 – 800 ), thực hiện các chính sách kìm hãm nghiêm trọng sự phát triển về mọi mặt của đất nước và dân tộc ta, Triệu Xương thác cớ đau chân xin về nước. Năm 801, nhà Đường cử Bùi Thái là Lang trung bộ binh sang thay Triệu Xương làm đô hộ An Nam. Vừa đến phủ Tống Bình thấy nhân dân An Nam “ rất hung tơn ”( sẵn sàng phản kháng mình ), Bùi Thái liền bắt quân sĩ và nhân dân sửa sang La Thành ( Hà Nội ), đồng thời tổ chức xây đắp thêm hai thành ở Hoan Châu ( Nghệ An, Hà Tĩnh ) và ái Châu ( Thanh Hoá ) , bố trí quân lính đồn trú để phòng thủ, chống các cuộc khởi nghĩa của nhân dân tầtn vào đánh phá, lật đổ chế độ đô hộ của chúng. Trong những lần tham gia sửa chữa, xây đắp thành, nhân dân ta phải chịu nhiều thứ thuế, phục dịch rất cực khổ. Đường thư chép: “ Ruộng bị đại hạn, lại bắt dân đi làm luỹ gỗ, hàng năm phải nộp tiền, đã không làm xong kịp thời còn bị trách phạt gắt gao ”.
( Dẫn theo Lịch sử quân sự Việt Nam, tập 2, Sđd, trang 206 – 207 ).
Đối với binh lính người Việt trấn giữ ở các châu, huyện bị cưỡng bức tham gia xây đắp phủ thành rất cực khổ, mệt nhọc và đối xử bất công, gia đình vợ con họ vẫn bị bóc lột thậm tệ. Đó là nguyên nhân cơ bản dẫn đến nhiều vụ binh biến chống lại chính quyền đô hộ nhà Đường. Năm 803 căm phẫn trước âm mưu, thủ đoạn bóc lột hà khắc của bọn quan lại đô hộ nhà Đường, được nhân dân ủng hộ, binh lính người Việt ở Hoan Châu, ái Châu do tướng Vương Quí Nguyên chỉ huy đã nổi dậy đánh phá, đuổi viên đô hộ Bùi Thái về nước.
Nhằm lập lại chế độ đô hộ, nhà Đường cử Triêu Xương sang tiếp tục làm đô hộ An Nam, đánh dẹp các cuộc nổi dậy ở Hoan Châu và ái Châu. Sau một
Tấm gương sáng đầy nghĩa khí
Dương Thanh là một thủ lĩnh người Việt, vốn thuộc dòng dõi hào trưởng lâu đời có nhiều thế lực được nhà Đường phong chức thứ sử Hoan Châu ( nay là vùng Nghệ An, Hà Tĩnh ). Sinh ra và lớn lên ở Hoan Châu, phía Nam thành Tống Bình ( nay thuộc Hà Nội ), Dương Thanh cũng như nhiều võ quan người Việt được nhà Đường phong giữ một số chức vụ cai quản, bảo vệ cho chính quyền đô hộ ở các châu, huyện ngày càng căm ghét bọn quan lại và chính sách đô hộ khắc nghiệt của nhà Đường. Vì thế, trong những năm đầu thế kỷ IX, ở các châu, huyện bắt đầu xuất hiện việc “ quân, dân An Nam nỗi dậy đánh đuổi ” bọn quan lại và quân đô hộ nhà Đường. Các cuộc khới nghĩa của nhân dân ta và những vụ binh biến của binh sĩ yêu nước, trong đó tiêu biểu là cuộc binh biến mang tính chất khởi nghĩa do Dương Thanh lãnh đạo ( 819 – 820 ), đã khiến cho các đô hộ phủ hoặc kinh lược sứ hay tiết độ sứ An Nam không tài nào sống yên ổn được, chế độ thống trị nhà Đường luôn bị đe doạ lung lay và đứng trước nguy cơ tan rã.
Sau 10 năm được vua Đường cử sang giữ chức đô hộ An Nam ( 790 – 800 ), thực hiện các chính sách kìm hãm nghiêm trọng sự phát triển về mọi mặt của đất nước và dân tộc ta, Triệu Xương thác cớ đau chân xin về nước. Năm 801, nhà Đường cử Bùi Thái là Lang trung bộ binh sang thay Triệu Xương làm đô hộ An Nam. Vừa đến phủ Tống Bình thấy nhân dân An Nam “ rất hung tơn ”( sẵn sàng phản kháng mình ), Bùi Thái liền bắt quân sĩ và nhân dân sửa sang La Thành ( Hà Nội ), đồng thời tổ chức xây đắp thêm hai thành ở Hoan Châu ( Nghệ An, Hà Tĩnh ) và ái Châu ( Thanh Hoá ) , bố trí quân lính đồn trú để phòng thủ, chống các cuộc khởi nghĩa của nhân dân tầtn vào đánh phá, lật đổ chế độ đô hộ của chúng. Trong những lần tham gia sửa chữa, xây đắp thành, nhân dân ta phải chịu nhiều thứ thuế, phục dịch rất cực khổ. Đường thư chép: “ Ruộng bị đại hạn, lại bắt dân đi làm luỹ gỗ, hàng năm phải nộp tiền, đã không làm xong kịp thời còn bị trách phạt gắt gao ”.
( Dẫn theo Lịch sử quân sự Việt Nam, tập 2, Sđd, trang 206 – 207 ).
Đối với binh lính người Việt trấn giữ ở các châu, huyện bị cưỡng bức tham gia xây đắp phủ thành rất cực khổ, mệt nhọc và đối xử bất công, gia đình vợ con họ vẫn bị bóc lột thậm tệ. Đó là nguyên nhân cơ bản dẫn đến nhiều vụ binh biến chống lại chính quyền đô hộ nhà Đường. Năm 803 căm phẫn trước âm mưu, thủ đoạn bóc lột hà khắc của bọn quan lại đô hộ nhà Đường, được nhân dân ủng hộ, binh lính người Việt ở Hoan Châu, ái Châu do tướng Vương Quí Nguyên chỉ huy đã nổi dậy đánh phá, đuổi viên đô hộ Bùi Thái về nước.
Nhằm lập lại chế độ đô hộ, nhà Đường cử Triêu Xương sang tiếp tục làm đô hộ An Nam, đánh dẹp các cuộc nổi dậy ở Hoan Châu và ái Châu. Sau một
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Dương Minh Đính
Dung lượng: 13,42KB|
Lượt tài: 0
Loại file: zip
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)