Khoa học: Dạy học theo "phương pháp bàn tay nặn bột"

Chia sẻ bởi Trần Việt Thao | Ngày 12/10/2018 | 54

Chia sẻ tài liệu: Khoa học: Dạy học theo "phương pháp bàn tay nặn bột" thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

Dạy học theo phương pháp bàn tay nặn bột
( Nguồn: http://bantaynanbot.edu.vn/btnb/index.php?PHPSESSID=pji31hrcdf7lul78b30274g2e3&action=articleDetail&id=44 ).

Tính vượt trội của phương pháp dạy học mới
Xuất bản lúc 30/11/2012 10:11:11 Đã xem 92 lần.
“Bàn tay nặn bột” là mô hình giáo dục tương đối mới trên thế giới, có tên tiếng Anh là “Hands On”, tiếng Pháp là “La main à la pâte”, đều có nghĩa là “bắt tay vào hành động”. Chương trình tập trung phát triển khả năng nhận thức của học sinh, giúp các em tìm ra lời giải đáp cho những thắc mắc trẻ thơ bằng cách tự đặt mình vào tình huống thực tế, từ đó khám phá ra bản chất vấn đề.
Trẻ luôn cảm thấy tò mò trước những hiện tượng mới mẻ của cuộc sống xung quanh, các em luôn đặt ra các câu hỏi “tại sao”. Chương trình “Bàn tay nặn bột” là sự quy trình hóa một cách logic phương pháp dạy học, dẫn dắt học sinh đi từ chưa biết đến biết theo một phương pháp mới mẻ là để học sinh tiếp xúc với hiện tượng, sau đó giúp các em giải thích bằng cách tự mình tiến hành quan sát qua thực nghiệm. Phương pháp này giúp các em không chỉ nhớ lâu, mà còn hiểu rõ câu trả lời mình tìm được. Qua đó, học sinh sẽ hình thành khả năng suy luận theo phương pháp nghiên cứu từ nhỏ và hình thành tác phong, phương pháp làm việc khi trưởng thành.
 

Cô và trò say mê theo bài giảng (trong giờ học theo phương pháp BTNB)
 
Hiện nay, chương trình “Bàn tay nặn bột” đã được áp dụng tại một số quốc gia phát triển trên thế giới như Pháp, Mỹ, Canada... 
Là một trong những tỉnh tham gia dự án dạy thí điểm, Thừa Thiên Huế có 18 trường đã triển khai dạy thí điểm, trong đó có 3 trường là đơn vị trực tiếp tham gia dự án của Bộ GD&ĐT (Trường tiểu học Lê Lợi, Huế, tiểu học số 1 Hương Vinh, Hương Trà và tiểu học số 2 Phú Bài, Hương Thủy). Giáo viên trong chương trình này đã qua nhiều đợt tập huấn để nắm bắt phương pháp đưa vào thực tế tại đơn vị mình đồng thời được bồi dưỡng để có khả năng truyền đạt lại cho đồng nghiệp. Theo đánh giá của Sở GD&Đ, hầu hết các thầy cô tham gia dự án thí điểm thể hiện chất lượng giáo dục khá tốt, có sức thuyết phục và thu hút sự quan tâm của đồng nghiệp cũng như cán bộ quản lý về một phương pháp mới hiệu quả. Một số cán bộ quản lý ngành GD&ĐT cho rằng, cần phải tổ chức thêm nhiều khóa tập huấn nữa để nhanh chóng nhân rộng mô hình.
Ông Phan Văn Hải, Phó Trưởng phòng Tiểu học Sở GD&ĐT khẳng định: “Bàn tay nặn bột” là một phương pháp giáo dục tiên tiến, giúp hình thành kiến thức và nhân cách cho trẻ em một cách sâu sắc và nhân văn. Theo các chuyên gia, nó không chỉ phát huy hiệu quả ở cấp tiểu học mà còn có thể áp dụng cho các cấp giáo dục cao hơn.” Trên thực tế, Việt Nam rất cần một chương trình mang tính thể nghiệm như thế, bởi hiện nay, học sinh đang thiếu kiến thức thực tiễn nghiêm trọng. Nhiều chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục nhận định rằng, trong cuộc thi Olympic quốc tế vừa qua, Việt Nam không có học sinh nào đoạt giải về sinh học, trong khi toán lại đoạt giải cao là minh chứng hùng hồn cho sự thiếu trải nhiệm thực tế của học sinh... Đây là điểm mà ngành GD&ĐT cần khắc phục và phương pháp “Bàn tay nặn bột” có thể được coi là một lối đi? Riêng với Thừa Thiên Huế, phương pháp mới này đã và đang thu hút các nhà quản lý giáo dục cũng như những cô giáo trực tiếp giảng dạy. Vì thế, nhu cầu về một sự đào tạo toàn diện cho giáo viên đứng lớp là cấp thiết để dự án có thể được áp dụng sớm, chất lượng vào giáo dục tỉnh nhà là mong muốn của nhiều nhà giáo đang tham gia chương trình thí điểm này.
 
Bài và ảnh: Châu Giang- baothuathienhue.vn
 
Triển khai phương pháp dạy học “Bàn tay nặn bột” cấp tiểu học
Xuất bản lúc 28/11/2012 09:11:57 Đã xem 103 lần.
Từ ngày 29 đến ngày 30/10/2012 Phòng Giáo dục Tiểu học tổ chức lớp tập huấn triển khai phương pháp “Bàn tay nặn bột” cho cán bộ quản lý là Chuyên viên phụ trách tiểu học của phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện, thị xã; cán bộ quản lý, giáo viên trong Tổ mạng lưới chuyên môn tiểu học cấp tỉnh cùng giáo viên các lớp dạy thí điểm về phương pháp “Bàn
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Việt Thao
Dung lượng: 1,78MB| Lượt tài: 2
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)