KHDH LOP GHEP

Chia sẻ bởi Lê Mậu Thuần | Ngày 12/10/2018 | 65

Chia sẻ tài liệu: KHDH LOP GHEP thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN DẠY LỚP GHÉP
(Tháng 10 năm 2008)
Nội dung trong chuyên đề này được biên soạn tóm tắt theo tài liệu sau:
1."Giáo dục lớp ghép và song ngữ ở trường Tiểu học Việt Nam". (NXBGD năm 2000).
2. "Dạy học lớp ghép". (NXBGD năm 2006)
Nội dung cụ thể gồm:
1.Kế hoạch dạy học lớp ghép
2.Kế hoạc bài học lớp ghép
3.Dạy học sinh cách học.
4.trò chơi học tập, tác dụng của trò chơi học tập

KẾ HOẠCH DẠY HỌC
LỚP GHÉP
1.Sự khác nhau giữa kế hoạch day hoc lớp ghép và lớp đơn:

I/KẾ HOẠCH DẠY HỌC LỚP GHÉP
KHDH trong tuần thống nhất cho một NTĐ, mang tính ổn định, do nhà trường sắp xếp
KHDH tuần được xây dựng cho nhiều NTĐ khác nhau, linh hoạt, sáng tạo, do GV sắp xếp trên cơ sở PPCT chung.
KHBH xây dựng cho một NTĐ

KHBH xây dựng cho nhiều NTĐ khác nhau trong lớp
2.Các căn cứ để XD KHDH ớp lớp ghép:
-Chương trình Tiểu học do Bộ GD-ĐT ban hành.
-HD PPCT của các môn học.
-Yêu cầu về mục tiêu, nội dung của môn học, bài học.
-Thời lượng các tiết học, cách đánh giá.
-Tình hình HS trong lớp, NTĐ trong lớp
-Điều kiện CSVC, điều kiện THXH địa phương

3.Xây dựng KHDH ở lớp ghép:
KHDH xây dựng cho từng tuần. Tuỳ theo môn học, thể loại bài học, ND các tiết học trong tuần KHDH được sắp xép theo các cách khác nhau. Song cần chú ý tránh dạy dồn ND mới vào cùng một thời điểm, các bài khó học trong cùng một ngày.


Vậy có mấy cách sắp xếp (ghép) các môn học trong tuần?
-Các NTĐ khác nhau học các môn học khác nhau
-Các NTĐ học các phân môn khác nhau của một môn học
-Các NTĐ học chung một môn học nhưng hướng tới mục tiêu khác nhau
@.Có 3 cách sắp xếp (ghép) các môn học như sau:
@.Các bước xây dựng KHDH(có 4 bước)
B.1/Liệt kê tổng số tiết họccủa các môn, số tiết học cho mỗi môn trong tuần, trình tự các tiết học theo y/c của mỗi NTĐ
B.2/Lập KHDH cho một NTĐ trước. Lưu ý: tránh dồn các môn học đòi hỏi sự tập trung cao vào trong một ngày và không nên bố trí vào cuối buổi học
B.3/XD KHDH tiếp cho các NTĐ còn lại.
Chú ý: Đối chiếu với những môn học, bài học đã sắp xếp cho NTĐ trước để ghép các môn học, bài học trong giờ học cho phù hợp; Có thể xếp các môn đòi hỏi HS tập trung cao độ như toán, TV vời các môn TNXH, MT.Giờ LT, ôn tập với giờ học bài mới. Môn TD,AN nên bố trí học chung; các môn TNXH, ĐĐ cũng có thể học chung nếu ND liên thông, có tính đồng tâm

@.Các bước xây dựng KHDH:
B.4/Rà soát, điều chỉnh những chỗ chưa phù hợp
@.KHDH phải đảm bảo các vấn đề sau:
-Đầy đủ số tiết học, môn học , bài học và các quy định về chuyên môn.
-Thực thi, thuận lợi nhất cho GV khi tổ chừc các HĐDH, cách săp xếp khoa học, hợp lý giữa các môn học, bài học giữa các NTĐ
-Phù hợp với điều kiện CVVC hiện có
Mẫu KHDH LỚP GHÉP 2+3 - TUẦN ...
4.Thực hành xây dựng kế hoạch dạy học lớp ghép
II/ KẾ HOẠCH BÀI HỌC LỚP GHÉP
a) KHBH rất quan trọng, vì:
-Giúp GV nắm chắc và làm chủ N.dung, T.gian, cách tổ chức các HĐ học tập nhằm phát huy tính t.cực, c.động của HS trong HĐHT.
-Đòi hỏi GV phải suy nghĩ về đặc trưng bộ môn, PPDH,cách đ.giá HS, dự đoán và giải quyết tốt các t.huống có thể xảy ra.
=> đạt MT bài học.
5.Tầm quan trọng của việc lập KHBH lớp ghép và sự khác nhau của KHBH lớp ghép so với lớp đơn.
b)Sự khác nhau của KHBH lớp ghép so với lớp đơn.
-Trong cùng một khoảng t.gian, không gian nhất định, GV phải làm việc với 2 hay nhiều NTĐ khác nhau, tổ chức thực hiện các hoạt động để đạt được MT đề ra cho mỗi NTĐ.
-KHBH lớp ghép được thiết kế như một bản KH hoạt động của GV và HS.
-Khi GV làm việc với NTĐ này thì đồng thời ở các NTĐ khác, HS phải tự tiến hành các HĐHT để giải quyết các n.vụ GV giao cho.
Mẫu KHBH lớp ghép
6.Những căn cứ khi lập KHBH lớp ghép:
Mục tiêu của môn học, bài học đối với mỗi NTĐ;
Nội dung của từng bài đã được sắp xếp trong KHDH hàng tuần.
PPDH của môn/bài học
Đ.điểm học sinh trong lớp
CSVC lớp học, các điều kiện khác.
Ngoài ra, tham khảo các sách HD GV và các tài liệu liên quan.
7.Các bước tiến hành lập KHBH:
Xác định những thông tin cần thiết để làm ccứ.
Xác định mục tiêu bài học cho từng NTĐ.
Lựa chọn nội dung DH.
Xác định PPDH và dự kiến các hoạt động học tập của HS.
Chuẩn bị đồ dùng dạy-học cần thiết , TL tham khảo.
Xác định đối tượng HS cần quan tâm.
Dự kiến ND, hình thức KT đánh giá KQHT của HS qua các HĐ.
Tiến hành lập KHBH.
Thực hành lập Kế hoạch bài học
DẠY HỌC SINH CÁCH HỌC TRONG MÔI TRƯỜNG LỚP GHÉP
1.Tại sao phải dạy học sinh cách học?
Xuất phát từ đặc điểm của lớp ghép:
-HS phải HĐ độc lập một cách tích cực.
-HS học trong môi trường nhiều đối tượng và trình độ khác nhau.
-Nhằm GD ý thức tự vươn lên, phát huy nội lực của từng HS trong học tập và trong c.sống.
2.Thế nào là dạy học sinh cách học?
Dạy học sinh cách học là truyền đạt cho HS biết kiến thức, kỹ thuật và phương thức diễn ra hoạt động thu nhận kiến thức.
3.Nội dung Dạy học sinh cách học trong môi trường lớp ghép:
3.1/Xây dựng nền nế�p học tập:
-Thống nhất các kí hiệu đơn giản,dễ hiểu để chỉ những HĐ trong các hoạt động.
-Các dấu hiệu dùng để trao đổi giữa HS&GV.
-Các quy định khác do GV và HS cùng thống nhất.
3.2/ Hình thành kỹ năng học tập độc lập cho HS:
HT độc lập của HS trong lớp ghép là rất quan trọng bởi lẽ không phải lúc nào các em cũng được tiếp xúc trực tiếp với giáo viên. Do dó GV cần hình thành KN HT độc lập cho HS.
Tạo hứng thú cho HS trong quá trình HT.
Dạy trẻ biết cách XĐ yêu cầu và nhiệm vụ đặt ra cho chúng trong nhiều trường hợp khác nhau.
Dạy trẻ biết xác định và SD thời gian, các phương tiện hay c.cụ trợ giúp khi cần thiết.
Động viên các em tập trung vào nhiệm vụ đang làm và tìm nhiều cách giải quyết khác nhau một cách sáng tạo.
Chú ý rèn cho HS cách trình bày tường minh và biết cách biện luận cho công việc của mình.
Rèn luyện ý thức cẩn thận.
Hình thành kỹ năng tự quản trong từng NTĐ / từng bàn để các em giúp đỡ nhau.
Giúp các em biết nhận xét đúng KQHT của bản thân để rút kinh nghiệm.
3.3/ Hình thành kỹ năng học cùng bạn trong nhóm nhỏ:
Hoạt động cùng các bạn trong nhóm là một cách rất tốt để các em học được cách sống và cách làm việc cùng người khác.
Do đó trong quá trình tổ chức học nhóm, Gv cần chú tạo điều kiện để các em chia sẻ, tâm sự với nhau, quan tâm giúp đỡ nhau chứ không chỉ nhằm giải quyết một công việc cụ thể.
3.4/ Giúp HS đặt câu hỏi để học:
-Biết đặt câu hỏi đúng giúp HS tiến bộ nhanh hơn trong học tập bởi lẽ khi các em đặt câu hỏi tức là thể hiện sự khát khao hiểu biết, tìm tòi, khám phá của các em; tích cực tư duy, có khả năng phát hiện ra vấn đề, khả năng định hướng trong học tập .
-Gv cần khuyến khích và tạo cơ hội để HS đặt câu hỏi trong các tình huống cụ thể.
-Những câu hỏi chưa thể trả lời được thì hẹn HS vào dịp khác, tránh trả lời qua loa cho qua chuyện.

-Giúp HS hiểu rõ câu hỏi hỏi ai? Hỏi về nội dung gì?
-Giúp HS biết cách diễn đạt câu hỏi: Ai? Cái gì? Ơ� đâu? Tại sao? ..
3.5/ Giúp HS biết tự đánh giá:
-Việc tự đánh giá có tác dụng giúp HS nhận thức được những mặt mạnh, mặt yếu, những tiến bộ của bản thân; nâng cao ý thức t.nhiệm trong việc học, rèn luyện t.quen và khả năng tự đánh giá.

Làm thế nào để giúp HS phát triển kỹ năng tự đánh giá?

Giáo viên có thể tạo cơ hội cho HS tự đánh giá bằng một số biện pháp sau:
-Xây dựng thang xếp đối với một số kỹ năng trong học tập,
-Nhận xét đánh giá lẫn nhau ,
-HD HS tự xây dựng chuẩn đánh giá ..
TRÒ CHƠI HỌC TẬP
1.Thế nào là trò chơi học tập?
- TCHT là TC có nội dung tri thức gắn với HĐHT của học sinh và gắn với nội dung bài học; giúp HS khai yhac vốn kinh nghiệm của bản thân để chơi và học
- TCHT có tác dụng cả về mặt rèn luyện trí tuệ lẫn thể chất và các phẩm chất đạo đức.


2.Tác dụng của TCHT trong dạy học:
-Làm thay đổi hình thức hoạt động, làm bầu kk trong lớp học trở nên dễ chịu, thoải mái hơn. Sau khi tham gia chơi, HS thấy vui hơn, nhanh nhẹn và cởi mở hơn, thư thái, dễ chịu và khỏe mạnh hơn.
-Khắc sâu kiến thức nhờ vận dụng vào các t.huống cụ thể trong TC.
-Kích thích HS tìm kiếm KT để G.quyết nhiệm vụ cùa TCHT
-Tư duy được phát triển nhờ khi tham gia vào TCHT các em phải SD tất cả các giác quan để phân tích, tổng hợp, SS..
-Khả năng hợp tác trong lớp ghép được nâng cao (HS lớn có thể giúp HS bé tổ chức TCHT).
-Giúp GV đánh giá được khả năng nhận thức của từng HS.
Như vậy, TCHT không chỉ là phương tiện mà còn là PPGD. Đó là PP "vui mà học, học mà vui".
Lưu ý: Nếu tổ chức TCHT không tốt sẽ ảnh hưởng đến tgian tiết học; trong lớp ghép, có thể tổ chức cho các NTĐ cùng chơi chung nhưng theo đuổi mục tiêu khác nhau.(ND chơi có thể khác nhau) .
Một số điều kiện cần thiết để một trò chơi đạt hiệu quả cao:
-Trò chơi phải có mục đích rõ ràng.
-Trò chơi phải được chuẩn bị tốt.
-Trò chơi phải thu hút đông đảo HS tham gia tự giác tích cực.
-Trò chơi phải được hướng dẫn thật cụ thể, được chơi thử vài lần cho quen và phải được rút kinh nghiệm.
GIỚI THIỆU MỘT SỐ TRÒ CHƠI HỌC TẬP (Nghiên cứu tài liệu)
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Mậu Thuần
Dung lượng: 264,50KB| Lượt tài: 2
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)