Khám phá khoa học không khí và nước

Chia sẻ bởi Trương Thanh Thủy | Ngày 05/10/2018 | 38

Chia sẻ tài liệu: khám phá khoa học không khí và nước thuộc Lớp 4 tuổi

Nội dung tài liệu:

TRƯỜNG MẪU GIÁO HOÀ PHÚ
GV: TRƯƠNG THANH HỒNG
LỚP: LÁ 1
NGÀY SỌAN: 20 / 10/ 2013
NGÀY DẠY : 29 / 10/ 2013


GIÁO ÁN THI GIÁO VIÊN GIỎI VÒNG CƠ SỞ
Năm học: 2013 - 2014

Hoạt Động: KHÁM PHÁ KHOA HỌC
Chủ đề: MỘT SỐ HIỆN TƯỢNG THIÊN NHIÊN

Đề Tài: KHÔNG KHÍ VÀ NƯỚC

Nội dung tích hợp :
+ GDAN: Bài hát tập thể dục sáng, cho tôi đi làm mưa với
+ Đồng dao: Ông sảo ông sao
Nội dung lồng ghép:
+ BVMT: Tiết kiệm nước, không xả rác, trồng cây xanh
+ GDATGT: Đội mủ bảo hiểm

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
Cháu biết không khí có ở xung quanh chúng ta, không khí chuyển động tạo thành gió. Biết nước nóng ( nước sôi) bay hơi và khi cho nước đá vào ly thì xum quanh ly sẽ có những giọt nước.
Biết không khí và nước rất cần cho con người. Biết tự rút ra nhận xét khi quan sát khí nghiệm.
Giáo dục cháu tiết kiệm nước, trồng cây xanh, không xả rác để có một bầu không khí trong lành.
II. CHUẨN BỊ:
Ba bịt ni lông: một đựng nước, một không đựng, một đựng không khí.
Bong bóng
Ly thủy tinh, ly nhựa
Nước nóng, nước đá, nước thể lỏng
Banh, giấy, khối gổ, quạt
30 đồ chơi thổi bong bóng

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:


HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ


HOẠT ĐỘNG CỦA CHÁU

Hoạt động 1: Tìm hiểu về không khí
Cháu hát bài “ Tập thể dục sáng”
Để biết về không khí hôm nay cô và các con sẽ tìm hiểu về không khí
Quan sát 3 cái bịt 1 cái chứa không khí, 1 cái chứa nước, 1 cái không chứa gì.
Trong 3 bịt cô đựng gì ?
Không khí có ở đâu? ( ở khắp mọi nơi)
Cô sẽ bắt nhốt không khí vào trong bịt (dùng túi ni lông gôm không khí vào trong bịt)
Bạn nào giúp cô cho không khí vào trong bong bóng
Không khí vào càng nhiều thì bong bóng càng to
Giáo dục bảo vệ môi trường: Trồng cây, không xả rác, ra đường che khẩu trang, đội mũ bảo hiểm
Hoạt động 2: Làm khí nghiệm với vật rơi tự do
Cách làm: Cô thả 2 vật rơi cùng một lúc, cháu đoán xem vật nào rơi nhanh hơn. Vì sao nó rơi nhanh hơn ( 1 tờ giây để nguyên, 1 tờ vò cục lại, 1 trái banh, một bịt )
Cô làm cháu quan sát, nhận xét ( Cô có thể cho cháu tự làm)
Cô giải thích: Vì có sự cản lại không khí nên vật có bề mặc to hơn, nhẹ hơn rơi chậm hơn vật có kích thước nhỏ, nặng hơn sẽ rơi nhanh hơn
Hoạt động 3: Làm khí nghiệm với quả banh
Đọc đồng dao ông sảo, ông sao
Làm khí nghiệm: làm thế nào cho trái banh chuyển động
Cháu suy nghỉ tìm cách làm cho trái banh chuyển động, và giải thích vì sao nó chuyển động được.
Cô giải thích: Không khí chuyển động tạo thành gió, nếu gió nhẹ ta cảm thấy mát mẻ, nếu gió mạnh tạo thành bảo
Hoạt động 4: Tìm hiểu về nước
Cháu hát bài hát “cho tôi đi làm mưa với”
Tọa đàm về nước
Giáo dục cháu tiết kiệm nước, không xả rác vào nguồn nước, không lại gần sông suối, ao, hồ
Cháu quan sát nước ở thể lỏng và thề rắn
Cô làm khí nghiệm cho đá vào ly và chờ kết quả nhận xét sau khi làm khí nghiệm với sự bay hơi của nước
Hoạt động 5: Tìm hiểu về sự bay hơi của nước
Cô giới thiệu dụng cụ làm khí nghiệm
Cho nước nóng vào trong 1 ly, phía trên để 1 tấm kín. Cháu quan sát sát xem chuyện gì sảy ra với tấm kín.
Cháu tự nhận xét rút ra kết luận
Cô nhận xét
Quan sát khí nghiệm cho đá vào ly
Cháu nói kết quả quan sát được
Cô hỏi cháu tại sao lại có nước ở xung quanh ly có đá ?
Cô giải thích ( Vì trong không khí có hơi nước nên khi gặp lạnh nó sự ngưng tụ lại thành nước)
Giáo dục cháu biết không khí và nước rất cần cho con người
Hoạt động 6: Chơi trò chơi thổi bong bóng nước
Cô chơi cháu quan sát cách chơi
Cô phát đồ chơi cho cháu chơi
Nhận xét
Kết thúc cháu đi vệ sinh.


Cháu hát bài “ Tập thể dục sáng”

Cháu quan sát







Cháu trả lời

Cháu quan sát

Cháu thổi bong bóng


Cháu lắng nghe






* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trương Thanh Thủy
Dung lượng: 56,00KB| Lượt tài: 2
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)