KẾ HOẠCH ĐỊA PHƯƠNG ĐỊA 8 - NAM ĐỊNH

Chia sẻ bởi Nguyễn Hà | Ngày 17/10/2018 | 77

Chia sẻ tài liệu: KẾ HOẠCH ĐỊA PHƯƠNG ĐỊA 8 - NAM ĐỊNH thuộc Địa lí 8

Nội dung tài liệu:



KẾ HOẠCH DẠY CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG
MÔN ĐỊA LÍ 8



STT
Kì
Tuần
Tiết
Tên bài

1
II
34
48
Thực hành: Tìm hiểu địa phương





Xuân Ninh, ngày tháng năm 2017
Tuần 34
Tiết 48: Bài 44: THỰC HÀNH: TÌM HIỂU ĐỊA PHƯƠNG
I. MỤC TIÊU: Qua bài học, học sinh cần đạt được:
1. Kiến thức:
- Biết được vị trí, phạm vi, giới hạn của một đối tượng địa lí ở địa phương.
- Trình bày đặc điểm địa lí của đối tượng.
2. Kĩ năng:
- Biết quan sát, mô tả, một sự vật hay hiện tượng địa lí ở địa phương.
- Viết báo cáo và trình bày về sự vật hay hiện tượng đó.
3. Thái độ
- Học sinh có ý thức học tập tự giác, tìm hiểu địa phương.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực tổng hợp.
- Năng lực chuyên biệt: sử dụng hình vẽ, tranh ảnh, mô hình, video, clip…
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Tài liệu chùa Viên Quang, la bàn, thước dây.
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Giấy, bút, thước kẻ 30cm
- Thông tin về sự vật, hiện tượng địa lí, lịch sử liên quan đến chùa Viên Quang – Xuân Ninh – Xuân Trường – Nam Định
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ
3. Tiến trình bài học:
Hoạt động 1: Công tác chuẩn bị (5’)
- Hình thức tổ chức hoạt động “ bài lên lớp” cá nhân.
- Phương pháp dạy: Đàm thoại, diễn giảng, giải quyết vấn đề, tự học
- Kỹ thuật dạy học: KT đặc câu hỏi, KT hợp tác…
Bước 1:
GV giao nhiệm vụ và yêu cầu các nhóm HS tự chuẩn bị các yêu cầu và kiến thức, thông tin cần thiết
Bước 2:
GV hướng dẫn HS các bước tiến hành:
Lí do chọn:
+ Là địa điểm có quá trình xây dựng và phát triển gắn liền với địa phương nơi các em đang sống.
+ Đảm bảo an toàn thuận lợi cho HS trong thực địa. nghiên cứu và tìm thông tin.
- Chuẩn bị thông tin về địa điểm:
- Xác định vị trí các địa điểm: Nằm ở vị trí nào trong xã, phường? Tiếp giáp với những tổ dân phố, cơ quan, công trình xây dựng, đường xá…nào?
- Diện tích, hình dạng, cấu trúc trong, ngoài
- Lịch sử xây dựng và phát triển: Lí do được xây dựng, được xây dựng khi nào? Hiện trạng hiện nay.
- Vai trò, ý nghĩa của ngôi trường:
+ Đối với HS
+ Đối với nhân dân trong xã Xuân Ninh
Hoạt động 2: Rèn luyện kĩ năng thực hành ( 35’)
- Hình thức tổ chức hoạt động “ bài lên lớp” cá nhân, nhóm
- Phương pháp dạy: Đàm thoại, diễn giảng, giải quyết vấn đề, tự học, phương pháp sử dụng ảnh trực quan…
- Kỹ thuật dạy học: KT đặc câu hỏi, KT hợp tác…
Bước 1:
GV trình bày những thông tin liên quan đến địa điểm cho HS nghe.
Bước 2:
HS tổ chức hoạt động nhóm: Ngoài thực địa => Hoàn thiện các nội dung theo yêu cầu bài thực hành.
Bước 3:
HS đại diện nhóm báo cáo trình bày trước lớp:
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét đánh giá từng báo cáo.
- GV cùng HS tổng hợp báo cáo để hoàn thiện một bản báo cáo chung toàn diện
Kết quả
BÁO CÁO TỔNG HỢP TOÀN DIỆN
* Chùa Viên Quang
Vị trí: xóm Nghĩa Xá – Xuân Ninh – Xuân Trường – Nam Định
* Hình dạng, kích thước, cấu trúc chùa
Công trình kiến trúc chùa Nghĩa Xá hiện nay được xây theo kiểu "Nội công ngoại quốc", quay mặt về hướng tây trên một diện tích rộng 5.000m2. Nằm về phía trước chùa là hệ thống tam quan xây kiểu chồng diêm ba tầng, hai tầng trên hiện treo chuông và khánh. Sau tam quan, qua một sân rộng lát gạch là tòa giải vũ. Sau giải vũ là chùa chính. Công trình được dựng kiểu chữ công: Bái đường 7 gian dài 19m, rộng 5,4m, trung đường 4 gian dài 9,8m, rộng 7,1m và thượng điện 7 gian dài 19m, rộng 5,7m. Bài
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Hà
Dung lượng: 51,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)