Kế hoạch bộ môn tin học 6

Chia sẻ bởi Bùi Biển Đức | Ngày 14/10/2018 | 38

Chia sẻ tài liệu: Kế hoạch bộ môn tin học 6 thuộc Tin học 6

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GD&ĐT BẮC BÌNH
TRƯỜNG THCS CHỢ LẦU

Giáo viên: Bùi Biển Đức
Giảng dạy lớp: 6A6, 6A7.
Bộ môn: Tin học.

Tháng
Tuần
Tiết
Tên bài
Mục tiêu của bài
Kiến thức trọng tâm
Đồ dùng dạy học
Điều chỉnh
Thời gian
Ghi chú


1
1 và 2
Bài 1: THÔNG TIN VÀ TIN HỌC
1. Kiến thức:
- Biết khái niệm về thông tin và hoạt động thông tin của con người.
- Biết máy tính là công cụ hỗ trợ con người trong các hoạt động thông tin.
- Biết khái niệm ban đầu về Tin học và nhiệm vụ chính của Tin học.
2. Kĩ năng:
- Phân tích những hoạt động thông tin.
- Cách xử lí khi tiếp nhận thông tin.
3. Thái độ:
- Kích thích niềm đam mê học tập ở học sinh.
- Hình thành cho học sinh thái độ trung thực, hành động đúng đắn.

- Thông tin là tất cả những gì đem lại sự hiểu biết về thế giới xung quan và về chính con người.
-Hoạt động thông tin bao gồm: tiếp nhận, xử lý, lưu trữ và truyền thông tin.
- Hoạt động thông tin của con người: Tiếp nhận thông tin qua các giác quan; bộ não giúp con người xử lý, lưu trữ thông tin; truyền thông tin thông qua hành động, lời nói và biểu cảm.
- Nhiệm vụ chính của tin học là nghiên cứu việc thực hiện các hoạt động thông tin một cách tự động nhờ sự trợ giúp của máy tính điện tử.
- Giáo viên: giáo án, đồ dùng dạy học (bảng phụ, máy chiếu,…), giáo trình…
- Học sinh: vở ghi bài, sách, bảng nhóm.




2
3

4
Bài 2: THÔNG TIN VÀ BIỂU DIỄN THÔNG TIN
1. Kiến thức:
- Biết khái niệm biểu diễn thông tin và cách biểu diễn thông tin trong máy tính.
- Biết được dữ liệu là gì.
2. Kĩ năng:
- Phân biệt được các dạng thông tin cơ bản.
3. Thái độ:
Hình thành ý thức đam mê học tập môn Tin ở học sinh.
- Ba dạng thông tin cơ bản: Dạng văn bản, dạng âm thanh, dạng hình ảnh.
- Biểu diễn thông tin là cách thể hiện thông tin dưới dạng cụ thể nào đó. Thông tin có thể được biểu diễn bằng nhiều cách khác nhau.
- Dữ liệu là thông tin được lưu trữ trong máy tính.
- Trong máy tính thông tin được biểu diễn dưới dạng dãy bit chỉ gồm các số 0 và 1.
- Giáo viên: giáo án, đồ dùng dạy học (bảng phụ, máy chiếu,…), giáo trình…
- Học sinh: vở ghi bài, sách, bảng nhóm.




3
5

6
Bài 3: EM CÓ THỂ LÀM ĐƯỢC NHỮNG GÌ NHỜ MÁY TÍNH
1. Kiến thức:
- Biết khả năng ưu việt của máy tính.
- Biết tin học được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội.
- Biết máy tính chỉ là công cụ thực hiện theo chỉ dẫn của con người, do con người tạo ra.
2. Kĩ năng:
- Định hướng cho học sinh có kĩ năng ứng dụng máy tính trong học tập.
3. Thái độ:
- Giúp học sinh có thái độ đúng đắn trong học tập.
- Rèn cho học sinh thái độ nghiêm túc, tinh thần học hỏi.

- Khả năng ưu việt của máy tính: Tính toán nhanh; tính toán với độ chính xác cao; khả năng lưu trữ lớn; khả năng làm việc không mệt mỏi.
- Máy tính được ứng dụng vào nhiều lĩnh vực như: Thực hiện tính toán; tự động hóa công việc văn phòng; hỗ trợ công tác quản lí; công cụ học tập và giải trí; điều khiển tự động và robot; liên lạc, tra cứu và mua bán trực tuyến.
- Tất cả những gì máy tính thực hiện đều do con người chỉ dẫn thông qua câu lệnh. Không có chỉ dẫn của con người máy tính không làm được gì cả.
- Giáo viên: giáo án, đồ dùng dạy học (bảng phụ, máy chiếu), SGK, hệ thống câu hỏi,…
- Học sinh: vở ghi bài, bảng nhóm, SGK,…




 4
7

8
Bài 4: MÁY TÍNH VÀ PHẦN MỀM MÁY TÍNH
1. Kiến thức:
- Biết sơ lược về cấu trúc máy tính.
- Biết một số thành phần chính của máy tính cá nhân.
- Biết khái niệm phần mềm máy tính và vai trò của phần mềm máy tính.
- Biết máy tính hoạt động theo chương trình.
2. Kĩ năng:
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Bùi Biển Đức
Dung lượng: 22,22KB| Lượt tài: 0
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)