Kể chuyện cho trẻ nghe: Rau Thì là - Chủ đề: Thực vật
Chia sẻ bởi Long Ngọc Phúc |
Ngày 05/10/2018 |
51
Chia sẻ tài liệu: Kể chuyện cho trẻ nghe: Rau Thì là - Chủ đề: Thực vật thuộc Lớp 4 tuổi
Nội dung tài liệu:
Tên hoạt động: Phát triển thẩm mỹ
Tên đề tài: Kể chuyện cho trẻ nghe truyện: “ Rau thì là ”.
Chủ đề: Cây xanh quanh bé – Một số loại rau.
Thời gian dạy: Thứ 4 ngày 8 tháng 03 năm 2017
Người soạn : Long Ngọc Phúc
Trường MN xã Nàn Sán, Si Ma Cai, Lào Cai
I. Mục đích - yêu cầu
1. Kiến thức
- Trẻ nhớ tên truyện, hiểu nội dung câu chuyện, biết nguồn gốc của các loại rau và rau thìa là.
2. Kỹ năng
- Phát triển vốn từ, rèn ngôn ngữ mạch lạc, rèn khả năng ghi nhớ cho trẻ.
- Trẻ trả lời câu hỏi về nội dung câu chuyện một cách rõ ràng.
- Trẻ chú ý lắng nghe và biết kể lại câu chuyện cùng thầy.
3. Thái độ tình cảm
- Giáo dục trẻ tính cẩn thận, hấp tấp, vội vàng thì làm việc gì cũng không được tốt. Biết chăm sóc rau, ăn rau để bổ sung khoáng chất và VTM cho cơ thể.
4. Kết quả
- 85-90% trẻ đạt.
II. Chuẩn bị
1. Đồ dùng của thầy:
- Thầy thuộc truyện.
- Tranh minh họa câu chuyện. Giáo an trình chiếu, video truyện.
- Bài hát, câu đố trong chủ đề.
2. Đồ dùng của trẻ:
- Trẻ được làm quen trước với câu chuyện.
III. Hướng dẫn hoạt động:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trẻ
1. Giới thiệu bài
- Thầy đọc câu đố về rau:
“Cũng gọi là rau
Lá sắp vòng quanh
Lá ngoài thì xanh
Lá trong thì trắng”.
Là rau gì? (Rau bắp cải).
“Rau gì bẹ trắng, lá xanh
Thường xào với thịt, nấu canh hằng ngày”
(Rau cải thìa).
- Thầy vừa đọc câu đố về rau gì?
- Con biết những loại rau gì?
- Thầy tóm tắt, dẫn dắt giới thiệu bài.
2. Phát triển bài
- Thầy giới thiệu tên truyện: “Rau Thì Là”. Tác giả: Nhược Thủy.
- Thầy kể lần 1: Thể hiện giọng kể diễn cảm.
+ Nhắc lại tên truyện, tác giả.
+ Đưa tranh đàm thoại.
- Thầy đọc lần 2: Sử dụng tranh minh hoạ.
+ Hỏi tên truyện? Tác giả?
+ Nội dung truyện: Truyện kể về các loại rau rủ nhau lên gặp trời, nhờ trời đặt tên cho. Mỗi loại rau đều có một tên, có một cây rau vì vội vàng, hấp tấp nên đi muộn. Trời chưa kịp đặt tên thì cậu đã vội vàng về và bị gọi các tên “Thì là” và đã bị các bạn chê cười, nhưng về sau cậu không còn hấp tấp, vội vàng nên đã được các bạn gọi chệch đi là: “Thìa là”.
* Đàm thoại và trích dẫn:
- Truyện kể về gì?
- Các loại rau rủ nhau đi đâu?
+ Trích: “Từ đầu đến......chiều mới xong”. Kể về các loại rau rủ nhau đi lên Trời nhờ Trời đặt tên cho.
- Cây rau nào đi muộn, la cà, ....?
- Trời đặt tên là gì?
- Cây rau phải mang cái tên gì? Vì sao?
+ Trích: “.....các bạn về.....Thì là”. Kể về cây rau lá nhỏ la cà, đi muộn lại hấp tấp, vội vàng nên trời chưa kịp đặt tên cho đã vội vàng ra về và bị gọi là “Thì là”.
- Cây rau “Thì là” đã làm gì khi bị các bạn chê cười cái tên của mình?
- Về sau chú có cái tên là gì? (thìa là).
+ Trích: “......từ đó.......khỏi thẹn”. Kể về chú rau “Thì là” đã biết xấu hổ vì cái tên của mình do hấp tấp vội vàng, nên chú đã không như thế nữa, làm việc gì cũng cẩn thận và được các bạn gọi chệch đi cho chú đỡ ngượng bằng cái tên “Thìa là”.
- Thầy kể lần 3: Khuyến khích trẻ kể cùng thầy.
+ Hỏi tên truyện? Tác giả?
+ Qua câu chuyện con thấy “Thì là” có tính như thế nào?
+ Con nên học tập ở “Thì là” đức tính gì?
- GD trẻ: Không nên hấp tấp, vội vàng, la cà, rong chơi. Có tính cẩn thận, ai nói gì cũng phải nghe đầy đủ từ đầu đến cuối. Biết nhận ra lỗi và sửa sai.
3. Kết thúc bài
- Thầy nhận xét giờ học, tuyên dương trẻ học tốt.
- Cho trẻ đọc thơ: “Cây bắp cải”.
- Chuyển hoạt động.
- Trẻ lắng nghe câu đố và giải đố.
-
Tên đề tài: Kể chuyện cho trẻ nghe truyện: “ Rau thì là ”.
Chủ đề: Cây xanh quanh bé – Một số loại rau.
Thời gian dạy: Thứ 4 ngày 8 tháng 03 năm 2017
Người soạn : Long Ngọc Phúc
Trường MN xã Nàn Sán, Si Ma Cai, Lào Cai
I. Mục đích - yêu cầu
1. Kiến thức
- Trẻ nhớ tên truyện, hiểu nội dung câu chuyện, biết nguồn gốc của các loại rau và rau thìa là.
2. Kỹ năng
- Phát triển vốn từ, rèn ngôn ngữ mạch lạc, rèn khả năng ghi nhớ cho trẻ.
- Trẻ trả lời câu hỏi về nội dung câu chuyện một cách rõ ràng.
- Trẻ chú ý lắng nghe và biết kể lại câu chuyện cùng thầy.
3. Thái độ tình cảm
- Giáo dục trẻ tính cẩn thận, hấp tấp, vội vàng thì làm việc gì cũng không được tốt. Biết chăm sóc rau, ăn rau để bổ sung khoáng chất và VTM cho cơ thể.
4. Kết quả
- 85-90% trẻ đạt.
II. Chuẩn bị
1. Đồ dùng của thầy:
- Thầy thuộc truyện.
- Tranh minh họa câu chuyện. Giáo an trình chiếu, video truyện.
- Bài hát, câu đố trong chủ đề.
2. Đồ dùng của trẻ:
- Trẻ được làm quen trước với câu chuyện.
III. Hướng dẫn hoạt động:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trẻ
1. Giới thiệu bài
- Thầy đọc câu đố về rau:
“Cũng gọi là rau
Lá sắp vòng quanh
Lá ngoài thì xanh
Lá trong thì trắng”.
Là rau gì? (Rau bắp cải).
“Rau gì bẹ trắng, lá xanh
Thường xào với thịt, nấu canh hằng ngày”
(Rau cải thìa).
- Thầy vừa đọc câu đố về rau gì?
- Con biết những loại rau gì?
- Thầy tóm tắt, dẫn dắt giới thiệu bài.
2. Phát triển bài
- Thầy giới thiệu tên truyện: “Rau Thì Là”. Tác giả: Nhược Thủy.
- Thầy kể lần 1: Thể hiện giọng kể diễn cảm.
+ Nhắc lại tên truyện, tác giả.
+ Đưa tranh đàm thoại.
- Thầy đọc lần 2: Sử dụng tranh minh hoạ.
+ Hỏi tên truyện? Tác giả?
+ Nội dung truyện: Truyện kể về các loại rau rủ nhau lên gặp trời, nhờ trời đặt tên cho. Mỗi loại rau đều có một tên, có một cây rau vì vội vàng, hấp tấp nên đi muộn. Trời chưa kịp đặt tên thì cậu đã vội vàng về và bị gọi các tên “Thì là” và đã bị các bạn chê cười, nhưng về sau cậu không còn hấp tấp, vội vàng nên đã được các bạn gọi chệch đi là: “Thìa là”.
* Đàm thoại và trích dẫn:
- Truyện kể về gì?
- Các loại rau rủ nhau đi đâu?
+ Trích: “Từ đầu đến......chiều mới xong”. Kể về các loại rau rủ nhau đi lên Trời nhờ Trời đặt tên cho.
- Cây rau nào đi muộn, la cà, ....?
- Trời đặt tên là gì?
- Cây rau phải mang cái tên gì? Vì sao?
+ Trích: “.....các bạn về.....Thì là”. Kể về cây rau lá nhỏ la cà, đi muộn lại hấp tấp, vội vàng nên trời chưa kịp đặt tên cho đã vội vàng ra về và bị gọi là “Thì là”.
- Cây rau “Thì là” đã làm gì khi bị các bạn chê cười cái tên của mình?
- Về sau chú có cái tên là gì? (thìa là).
+ Trích: “......từ đó.......khỏi thẹn”. Kể về chú rau “Thì là” đã biết xấu hổ vì cái tên của mình do hấp tấp vội vàng, nên chú đã không như thế nữa, làm việc gì cũng cẩn thận và được các bạn gọi chệch đi cho chú đỡ ngượng bằng cái tên “Thìa là”.
- Thầy kể lần 3: Khuyến khích trẻ kể cùng thầy.
+ Hỏi tên truyện? Tác giả?
+ Qua câu chuyện con thấy “Thì là” có tính như thế nào?
+ Con nên học tập ở “Thì là” đức tính gì?
- GD trẻ: Không nên hấp tấp, vội vàng, la cà, rong chơi. Có tính cẩn thận, ai nói gì cũng phải nghe đầy đủ từ đầu đến cuối. Biết nhận ra lỗi và sửa sai.
3. Kết thúc bài
- Thầy nhận xét giờ học, tuyên dương trẻ học tốt.
- Cho trẻ đọc thơ: “Cây bắp cải”.
- Chuyển hoạt động.
- Trẻ lắng nghe câu đố và giải đố.
-
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Long Ngọc Phúc
Dung lượng: 41,50KB|
Lượt tài: 2
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)