Iykhjhfdgnjhgy

Chia sẻ bởi Trần Thủy Lực | Ngày 09/10/2018 | 46

Chia sẻ tài liệu: iykhjhfdgnjhgy thuộc Lịch sử 4

Nội dung tài liệu:

(Triều đại Tây Sơn và những chính sách cải cách của Quang Trung
Biên niên các sự kiện thời Tây Sơn:
- 1771: Anh em Tây Sơn nổi dậy
- 1776: Nguyễn Nhạc xưng là Tây Sơn vương
- 1777: Nguyễn Huệ tiêu diệt chúa Nguyễn tại Gia Định
- 1778: Nguyễn Nhạc xưng đế, đặt tên hiệu là Thái Đức
- 1780: Nguyễn Ánh xưng vương tại Gia Định
- 1782: Nguyễn Ánh bị quân Tây Sơn đuổi, chạy ra Phú Quốc.
- 1783: Nguyễn Ánh lánh nạn tại Côn Sơn.
- 1785: Nguyễn Huệ đánh bại quân Xiêm tại Rạch Gầm - Xoài Mút. Nguyễn Ánh chạy sang Xiêm.
- 1786: Nguyễn Huệ lật đổ chúa Trịnh
- 1787: Nguyễn Ánh trở về lại Long Xuyên
- 1788: Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế
- 1789: Nguyễn Huệ đại phá quân Thanh, Nguyễn Ánh lấy thành Gia Định
- 1792: Vua Quang Trung mất - 1793: Nguyễn Nhạc mất
- 1799: Nguyễn Ánh chiếm thành Qui Nhơn
- 1801: Nguyễn Ánh lấy được Phú Xuân
1. Sự thiết lập Vương triều Tây Sơn
Tháng 3-1776, Nguyễn Nhạc tự xưng Tây Sơn Vương, đúc ấn vàng, xây lại thành Đồ Bàn, phong cho Nguyễn Huệ làm Phụ chính, Nguyễn Lữ làm Thiếu phó. Đầu năm 1778, Nguyễn Nhạc tự xưng Hoàng đế, lấy niên hiệu là Thái Đức, đổi thành Đồ Bàn làm thành Hoàng đế, phong cho Nguyễn Huệ làm Long nhượng tướng quân, Nguyễn Lữ làm Tiết chế. Triều đại Tây Sơn chính thức được thành lập, nhưng thực chất vẫn còn là bộ tham mưu tối cao của cuộc khởi nghĩa Tây Sơn. Năm 1786, sau khi tiến quân ra Bắc, lật đổ chính quyền họ Trịnh, Nguyễn Huệ rút quân về Nam, Nguyễn Nhạc tự xưng là Trung ương Hoàng đế, quản lý khu đất ở giữa, chạy dài từ Quảng Nam vào đến cực nam Trung Bộ ngày nay, phong cho Nguyễn Huệ làm Bắc Bình Vương, cai quản vùng đất từ đèo Hải Vân trở ra Nghệ An, phong cho Nguyễn Lữ làm Đông Định Vương, trông coi vùng đất Gia Định. Hoạt động của Nguyễn Lữ ở Gia Định chỉ thu hẹp trong phạm vi là một viên tướng đồn trú ở trong thành và chia quân đóng giữ. một số đồn luỹ, không đề ra và thực hiện được những chính sách kinh tế, chính trị, xã hội nào tích cực của một chính quyền phong kiến. Thời gian tồn tại của Đông Định Vương chỉ trong vòng hơn một năm (1786-1787). Năm 1787, Nguyễn ánh từ Xiêm đem quân về đánh Long Xuyên. Nguyễn Lữ sợ hãi bỏ Gia Định chạy về Biên Hoà, sau lại chạy về Quy Nhơn và bị bệnh chết. Vùng Gia Định từ tháng 9-1788 lại thuộc về Nguyễn Ánh.
Trung ương Hoàng đế Nguyễn Nhạc từ sau năm 1786 thỏa mãn với thắng lợi, không còn ý chí quật khởi, ngồi hưởng lạc "chỉ mong giữ lấy một phủ Quy Nhơn, tự giáng mình làm Tây chúa", "ham nhàn vui, cầu yên tạm bợ, không lo đến hậu hoạ". Từ năm 1790 đến 1793, Nguyễn Ánh liên tiếp tấn công ra Bình Thuận, Bình Khang, Diên Khánh và vây thành Quy Nhơn (1793). Nguyễn Nhạc bất lực phải nhờ quân cứu viện của chính quyền Quang Toàn (Cảnh Thịnh). Các tướng sĩ của Quang Toàn giải vây Quy Nhơn, đánh bại quân Nguyễn Ánh rồi chiếm luôn cả thành trì. Nguyễn Nhạc uất lên mà chết, chính quyền của Nguyễn Nhạc đến đây kết thúc.
2. Triều đại Quang Trung
Ngày 25 tháng 11 năm Mậu Thân (1788), trước khi đem quân ra Bắc tiêu diệt quân Thanh xâm lược, Nguyễn Huệ xưng đế đặt niên hiệu là Quang Trung. Phạm vi quản lý của triều đại Quang Trung trong những năm 1789-1792 bao gồm toàn bộ Bắc Hà vào đến đèo Hải Vân. Trên phạm vi đó, triều đại này đã ban hành nhiều chính sách, biện pháp cải cách tiến bộ.
- Về kinh tế.
Quang Trung ban "chiếu khuyến nông", lệnh cho dân phiêu tán trở về quê khôi phục ruộng đồng bỏ hoang. Những xã nào chứa chấp kẻ trốn tránh đều bị trừng phạt. Sau một thời hạn mà ruộng công còn bỏ hoang thì phải nộp thuế gấp đôi, ruộng tư thì bị sung công... Do đó, chỉ trong vòng 3 năm sau, nông nghiệp được phục hồi. Năm 1791 "mùa màng trở lại phong đăng, năm phần mười trong nước khôi phục được cảnh thái bình.
Đối với công thương nghiệp, Quang Trung khuyến khích đẩy mạnh sản xuất thủ công nghiệp, mở rộng ngoại thương trên cơ sở phục hồi và phát triển nông nghiệp. Xuất phát từ nhận thức đúng đắn đó, ngay từ những ngày đầu của chính quyền mới, Quang Trung chủ trương phát triển mọi ngành sản xuất nhằm xây dựng một nền kinh tế phồn vinh, độc lập, tự chủ trong đó có công thương nghiệp.
Chủ trương khuyến khích phát triển công thương nghiệp
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Thủy Lực
Dung lượng: 46,50KB| Lượt tài: 9
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)