HƯỚNG DẪN TỰ HỌC LỚP 3 TUẦN 18

Chia sẻ bởi Phạm Hải Nam | Ngày 10/10/2018 | 23

Chia sẻ tài liệu: HƯỚNG DẪN TỰ HỌC LỚP 3 TUẦN 18 thuộc Toán học 3

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GD-ĐT SÓC SƠN
Trường Tiểu học Phú Cường
HƯỚNG DẪN TỰ HỌC LỚP 3
TUẦN 18
**********
Phạm Hải Nam
THỨ HAI
HƯỚNG DẪN TOÁN
TIẾT 1: CHU VI HÌNH CHỮ NHẬT.
(Cùng em học Toán * Trang 91~92)
1{91}
a) Tính chu vi hình chữ nhật có chiều dài 12cm, chiều rộng 9cm.
b) Tính chu vi hình chữ nhật có chiều dài 2m 5cm, chiều rộng 8cm
c) Tính chu vi hình chữ nhật có chiều rộng 50mm, chiều dài 2dm 4cm
Chu vi của hình chữ nhật đó là:
(12 + 9) x 2 = 42 (cm)
a)
Đổi: 2m 5cm = 205cm
Chu vi của hình chữ nhật đó là:
(205 + 8) x 2 = 426 (cm)
b)
Đổi: 50mm = 5cm; 2dm 4cm = 24cm
Chu vi của hình chữ nhật đó là:
(24 + 5) x 2 = 58 (cm)
c)
2{91} Một hình chữ nhật có chiều dài 2dm 7cm, chiều rộng bằng 1/3 chiều dài. Tính chu vi hình chữ nhật đó.
Tóm tắt : Đổi 2dm 7cm = 27cm
Chiều dài: I---------------I---------------I---------------I
Chiều rộng I---------------I
Chu vi :…..cm ?
27cm
?cm
Bài giải
Chiều rộng của hình chữ nhật đó là:
27 : 3 x 1 = 9 (cm)
Chu vi của hình chữ nhật đó là:
(27 + 9) x 2 = 72 (cm)
Đáp số : 72 xăng-ti-mét.
Cách 2: Chiều rộng HCN đó là :
27 : 3 x 1 = 9 (cm)
Theo sơ đồ, chu vi của HCN đó là:
9 x (3+1) x 2 = 72 (cm)
Đáp số : 72 xăng-ti-mét
3{92} Một hình chữ nhật có chiều dài 8cm, chiều rộng bằng ¼ chiều dài. Tính chu vi hình chữ nhật đó.
Bài giải:
Chiều rộng của hình chữ nhật đó là
8 : 4 x 1= 2 (cm)
Chu vi của hình chữ nhật đó là:
(8 + 2) x 2 = 20 (cm)
Đáp số : 20 xăng-ti-mét.
Tóm tắt
Chiều dài : I-----------I-----------I-----------I-----------I
Chiều rộng I-----------I
Chu vi: …..cm ?
4{92} Một hình chữ nhật có chiều dài 3dm 6cm và chiều dài gấp 4 lần chiều rộng. Tính chu vi hình chữ nhật đó.
Bài giải:
Đổi: 3dm 6cm = 36 cm
Chiều rộng của hình chữ nhật đó là:
36 : 4 = 9 (cm)
Chu vi của hình chữ nhật đó là:
( 36 + 9 ) x 2 = 90 (cm)
Đáp số: 90 xăng-ti-mét.
THỨ BA
HƯỚNG DẪN TIẾNG VIỆT
ÔN TẬP CUỐI HỌC KỲ I
(Cùng em học Tiếng Việt * Trang 72~75)
1[72] : Đọc hiểu
Đọc bài QUÊ HƯƠNG ( CEHTV tr.72)
Khoanh tròn vào chữ cái trước ý đúng:
1. Quê Thảo ở đâu ?

a. Vùng thành phố
b. Vùng nông thôn
c. Vùng biển
2. Thảo yêu những gì ở quê hương mình ?
a. Mái nhà tranh của bà, giàn hoa thiên lý toả hương thơm ngát.
b. Tiếng võng kẽo kẹt mẹ đưa.
c. Những đứa trẻ hồn nhiên mà tinh nghịch.
d. Dòng sông và những chiếc thuyền trôi êm ả
3. Thảo nhớ những kỉ niệm gì ở quê nhà ?
a. Đi chăn trâu cùng cái Tí, nghe nó kể chuyện vui.
b. Theo các anh chị đi bắt châu chấu, cào cào.
c. Chèo thuyền trên sông.
d. Ra đình chơi, xem đom đóm bay.
4. Vì sao Thảo mong đến kỳ nghỉ hè để được về quê chơi?
a. Vì quê Thảo rất giàu có.
b. Vì quê Thảo rất yên tĩnh, không ồn ã như ở thành phố.
c. Vì Thảo rất yêu quê hương, nơi có nhiều kỷ niệm
gắn với tuổi thơ của Thảo.
5. Câu “Mỗi sáng, Thảo đi chăn trâu cùng cái Tí ” thuộc kiểu câu nào ?
a. Ai là gì ? b. Ai làm gì ? c. Ai thế nào ?
6. Gạch dưới từ chỉ đặc điểm trong câu sau:
Quê Thảo là một vùng nông thôn rất giàu và đẹp.
7. Câu văn nào dưới đây không sử dụng hình ảnh so sánh ?

a. Đom đóm ở quê thật nhiều, trông cứ như là những
ngọn đèn nhỏ bay trong đêm.

b. Màn đêm giống như nàng tiên khoác chiếc áo
nhung đen thêu nhiều kim tuyến lấp lánh.

c. Đêm tối ở thành phố ồn ã, sôi động chứ không yên
tĩnh như ở quê.

d. Tối đến rủ nhau ra ngoài sân đình chơi và xem đom
đóm bay.
8. Viết tiếp vào chỗ trống để có câu văn sử dung hình ảnh so sánh:
a. Những cánh diều của Thảo và các bạn bay trên trời
quê hương như……………………………………………...

b. Thảo bỗng ngửi thấy mùi hương thơm như………….
………………………………………………………………....

c. Thảo ngửa cổ lên trời, những vì sao đêm chi chít
như …...............................................................................
chiếc thuyền chở đầy ước mơ tuổi thơ.
chiếc áo nhung đen thêu kim tuyến lấp lánh.
hương.
thơm gạo mẹ vẫn đem ra sàng sảy.
9. Hãy viết một câu văn nói về quê hương, trong đó có sử dụng hình ảnh so sánh.
Quê hương em có dòng sông Cà Lồ uốn khúc quanh co như dải lụa đào vắt qua cánh đồng.
Cánh đồng lúa quê em như tấm thảm vàng rập rờn đùa vui cùng gió.
THỨ TƯ
HƯỚNG DẪN TOÁN
TIẾT 2 : CHU VI HÌNH VUÔNG
( Cùng em học Toán * Trang 92~93)
1{92} Một hình vuông có cạnh 100cm. Tính chu vi hình vuông đó.
Bài giải
Chu vi của hình vuông đó là:
100 x 4 = 400 (cm)
Đáp số: 400 xăng-ti-mét.
3{93} Tính cạnh hình vuông, biết chu vi hình vuông là 92cm.
Bài giải:
Cạnh của hình vuông đó là:
92 : 4 = 23 (cm)
Đáp số: 23 xăng-ti-mét.
Biết chu vi hình vuông, muốn tính cạnh hình vuông
ta làm thế nào ?
lấy chu vi chia cho 4
Muốn tính chu vi hình chữ nhật ta làm thế nào ?
Muốn tính chu vi hình chữ nhật ta lấy số đo chiều dài cộng với số đo chiều rộng ( cùng một đơn vị đo) rồi nhân với 2.
chu vi = ( dài + rộng ) x 2
Muốn tính nửa chu vi ta làm thế nào ?
Muốn tính nửa chu vi ta lấy chu vi chia cho 2 hoặc số đo chiều dài cộng với số đo chiều rộng ( cđvđ)
Nửa chu vi = Chu vi : 2 = dài + rộng
Muốn tính một cạnh của HCN ta làm thế nào ?
Muốn tính một cạnh của HCN ta lấy nửa chu vi trừ đi cạnh kia ( cùng một đơn vị đo)
C.Dài = nửa Chu vi – c.rộng; C.rộng = nửa chu vi – c.dài
2{93} Tính cạnh hình vuông, biết chu vi hình vuông bằng chu vi hình chữ nhật có chiều dài 36m và chiều rộng 2dam 8m.
Bài giải
Đổi 2dam 8m = 28m
Chu vi của hình chữ nhật là :
(36 + 28) x 2 = 128 (m)
Theo bài ra, chu vi hình vuông bằng chu vi hình chữ nhật
Nên chu vi hình vuông là 128 m
Cạnh hình vuông là
128 : 4 = 32 (m)
Đáp số: 32 mét
4{93} Một hình vuông có cạnh dài 36m. Một hình chữ nhật có chu vi bằng chu vi hình vuông đó và chiều dài 40m. Tính chiều rộng hình chữ nhật đó.
Bài giải:
Chu vi của hình vuông là:
……………………………………………….
Theo bài ra, chu vi hình chữ nhật bằng chu vi hình vuông nên chu vi của hình chữ nhật là ………………..
Nửa chu vi của hình chữ nhật là:…………………………
Chiều rộng của hình chữ nhật là:…………………………..
Đáp số:……mét
36 x 4 = 144 (m)
144 mét
144 : 2 = 72 (m)
72 – 40 = 32 (m)
32
Chiều rộng của hình chữ nhật đó là:
144 : 2 – 40 = 32 (m)
THỨ NĂM
HƯỚNG DẪN TIẾNG VIỆT
ÔN TẬP CUỐI HỌC KỲ I
(Cùng em học Tiếng Việt * Trang 72~75)
1[74] : Đọc hiểu
Đọc bài CÂY NHÚT NHÁT ( CEHTV tr.74)
Khoanh tròn vào chữ cái trước ý đúng:
1. Vì sao cây cỏ xung quanh xôn xao ?
a. Có tiếng động lạ.
b. Gió ào ào thổi lên, lá khô xào xạc.
c. Có con chim tuyệt đẹp vừa bay đến rồi bay đi.
2. Vì sao cây xấu hổ cảm thấy nuối tiếc ?
a. Tiếng động lạ không còn.

b. Nó thấy bạn bè trầm trồ, bàn tán mãi về con chim
tuyệt đẹp.
c. Nó không được thấy con chim xanh tuyệt đẹp.
3. Dòng nào dưới đây gồm những từ chỉ các bộ phận của cây ?
a. Chồi, ngọn, lá, cành.
b. Hoa, quả, thân, rễ, củ.
c. Cả hai ý đều đúng.
4. Câu “ Con chim xanh biếc, toàn thân xanh biếc ” được viết theo mẫu:
a. Ai (con gì, cái gì) làm gì ?
b. Ai (con gì, cái gì) là gì ?
c. Ai (con gì, cái gì) thế nào ?
3{75}. Hãy viết một đoạn văn giới thiệu về quê hương em cho một người bạn ở xa và mời bạn tới thăm.
Gợi ý:
Quê em ở nông thôn hay thành phố ?
Cảnh vật đáng chú ý nhất ở đó là gì ?
Món ăn đặc biệt nhất ở đó là gì ?
Nếu bạn tới thăm, em sẽ đưa bạn đi những đâu ?
M: Mình rất vui khi được giới thiệu với bạn về quê hương mình.
Quê mình là một xã nhỏ của huyện Sóc Sơn – Hà Nội. Quê mình giáp với sân bay Quốc tế Nội Bài, nơi hàng ngày đón đưa hàng trăm lượt khách trong và ngoài nước, tiếng động cơ máy bay khi lên, xuống càng làm cho làng quê mình thêm sôi động.
Quê hương mình rất đẹp và nên thơ, chúng tôi tự hào mà nói rằng được thả diều mỗi chiều trên đê quả là tuyệt. Những tia nắng cuối cùng trong ngày còn xót lại cũng là lúc lũ trẻ chúng tôi kéo nhau ra bãi cát chân đê chơi.Từng làn gió mát phả trong không khí đưa những chiếc diều bay xa và bay cao.Nó gửi gắm ước mơ về một tương lai tươi đẹp của bọn trẻ thôn quê.Thêm vào đó con sông Hồng quanh năm mải miết chảy bồi đắp phù xa cho hai hàng cây tỏa bóng soi mình xuống mặt nước khiến cảnh vật trở nên hữu tình. Đứng ngắm hoàng hôn đang dần tắt , ánh hồng đang dần mất đi cảm giác tiếc nuối lạ kì.Chao ôi!Một ngày sôi động, ồn ã đã kết thúc.
THỨ SÁU
HƯỚNG DẪN TOÁN
TIẾT 3 : LUYỆN TẬP CHUNG
(Cùng em học Toán * Trang 94~95)
1{94} Tính nhanh
a) 10 + 12 + 14 + 16 + 18 + 20




b) (125 – 17 x 4) x (12 – 11 – 1)
= (10 + 20 ) + ( 12 + 18 ) + (14 + 16 )
30
30
30
+
+
= 30 x 3
= 90
0
= (125 – 17 x 4) x
= 0
2{94} Tìm x, biết:
a) 7 x x = 735 : 3
b) x - 675 = 307 x 3
7 x x = 245
7 x x = 245 : 7
7 x x = 35
x - 675 = 921
x - 675 = 921 + 675
x - 675 = 1596
3{94} Tổng số học sinh giỏi, khá, trung bình học kỳ I của trường Tiểu học Tân Trung là 296 em. Tổng số học sinh khá và trung bình là 206 em.
Tính số HS giỏi của trường trong học kỳ I.
Tính tổng số quyển vở nhà trường thưởng cho HS giỏi. Biết mỗi HS giỏi được thưởng 3 quyển vở.
Tóm tắt:
I----------------------I----------------------------------------------I
HS giỏi: ?
HS khá và trung bình : 206 HS
296 HS
Tóm tắt:
I----------------------I----------------------------------------------I
HS giỏi: ?
HS khá và trung bình : 206 HS
296 HS
Bài giải:
Số HS giỏi của trường trong học kỳ I là :
………………………………….
Tổng số quyển vở nhà trường thưởng cho HS giỏi
………………………………………
Đáp số: a)…………………….
b)………
296 – 206 = 90 ( học sinh )
90 x 3 = 270 ( quyển vở )
90 học sinh giỏi.
270 quyển vở.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Hải Nam
Dung lượng: 2,09MB| Lượt tài: 0
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)