Hướng dẫn tổ chức đại hội Đoàn TNCS HCM

Chia sẻ bởi Hoàng Sĩ Nguyên | Ngày 12/10/2018 | 48

Chia sẻ tài liệu: Hướng dẫn tổ chức đại hội Đoàn TNCS HCM thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

Hướng dẫn
đại hội chi đoàn
I. Những công việc cần thiết trong quá trình chuẩn bị đại hội
1. Chuẩn bị các văn bản của Đại hội.
1.1. Báo cáo Đại hội.
Báo cáo Đại hội là nội dung chính và quan trọng hàng đầu của Đại hội. Do đó cần phải được chuẩn bị tốt và đảm bảo đúng quy trình, nguyên tắc của Đại hội Đoàn.
Các viết một báo cáo Đại hội chi đoàn, Doàn cơ sở cơ bản như sau:
- Tiêu đề báo cáo: Nếu chi đoàn có Ban Chấp hành (BCH) thì ghi tiêu đề là: Báo cáo của BCH chi đoàn .... Tại Đại hội lần thứ.. Nhiệm kỳ 200.- 200..; Nếu chi đoàn không có BCH thì chỉ ghi tiêu đề là : Báo cáo của chi đoàn tại Đại hội lần thứ......... Nhiệm kỳ 200....- 200....
- Bố cục báo cáo có 2 phần chính: Phần đánh giá tình hình công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi nhiệm kỳ qua; Phần phương hướng nhiệm kỳ tới. Nếu chi đoàn, Đoàn cơ sở có BCH nên gắn luôn phần kiểm điểm BCH thành 1 mục trong phần đánh giá tình hình.
- Cơ cấu báo cáo cần đảm bảo cân đối giữa phần đánh giá tình hình và phần phương hướng, tránh tình trạng phần đánh giá thì dài mà phương hướng lại ngắn.
Cách viết từng phần cơ bản như sau :
Phần đánh giá cơ bản như sau:
+ Tình hình đặc điểm của địa phương, đơn vị.
+ Tình hình thanh niên và đặc điểm của chi đoàn.
+ Kết quả đạt được trên các mặt công tác chính, bao gồm: Công tác giáo dục chính trị tư tưởng; các phong trào hành động cách mạng; công tác củng cố, xây dựng tổ chức; công tác thiếu nhi, nhi đồng.
+ Nêu nh?ng hạn chế, tồn tại, yếu kém, khuyết điểm và rút ra nguyên nhân và những kinh nghiệm.
Phần phương hướng, nhiệm vụ:
Cách viết cũng theo từng mặt công tác nói trên nhưng không nên dàn trải mà cần có trọng tâm, xây dựng được mục tiêu, chỉ tiêu phấn đấu và đề ra những giải pháp thực hiện có hiệu quả.
1.2. Diễn văn khai mạc Đại hội.
Nội dung của một bài diễn văn khai mạc Đại hội phải cần có những nội dung cơ bản sau đây:
+ Những căn cứ tiến hành Đại hội (thường gọi là tuyên bố lý do).
+ Giới thiệu đại biểu.
+ Những nhiệm vụ chính của Đại hội.
+ Nêu trách nhiệm, ý thức của đại biểu Đại hội.
+ Tuyên bố khai mạc Đại hội.
1.3. Diễn văn bế mạc.
Cần có các ý chính sau:
- Khái quát về tinh thần và kết quả các nội dung công việc đã làm được của Đại hội; Kêu gọi tinh thần của cán bộ đoàn viên, thanh, thiếu nhi ra sức thi đua thực hiện Nghị quyết (NQ) Đại hội; Cám ơn sự quan tâm chỉ đạo của cấp ủy, sự giúp đỡ, hỗ trợ của các ban, ngành vv... đối với Đại hội.
1.4. Nghị quyết Đại hội.
Nghị quyết Đại hội khác với Biên bản Đại hội. Nghị quyết Đại hội là văn bản ghi tóm tắt những nội dung chính sau đây:
+ Thời gian diễn ra Đại hội.
+ Đại hội đã thống nhất Báo cáo của BCH chi đoàn trình Đại hội.
+ Đại hội nhấn mạnh và bổ sung những vấn đề gì.
+ Đại hội xác định những mục tiêu, chỉ tiêu nào.
+ Đại hội giao cho BCH khoá mới hoàn chỉnh theo tinh thần thảo luận của Đại hội và triển khai thực hiện NQ.
+ Đại hội kêu gọi các cấp, các ngành quan tâm giúp đỡ và các đoàn viên, thanh, thiếu nhi thực hiện thắng lợi NQ.
(NQ Đại hội chi đoàn chỉ nên viết trong phạm vi 1 trang giấy)
Ngoài báo cáo, diễn văn khai mạc, bế mạc, văn bản trong Đại hội chi đoàn cần chuẩn bị gồm: Chương trình Đại hội, biên bản kiểm phiếu, các đáp từ vv...
2. Chuẩn bị nhân sự BCH, Bí thư, Phó bí thư
Đối với Đại hội chi đoàn, việc chuẩn bị nhân sự phải thực hiện theo quy định sau :
- Chi đoàn:
+ Có dưới 9 đoàn viên: Có Bí thư, nếu cần thiết thì có thể có 01 Phó Bí thư.
+ Có từ 9 đoàn viên trở lên: Ban Chấp hành có từ 3 đến 5 uỷ viên, trong đó có Bí thư và Phó Bí thư.
- Đoàn cơ sở: Ban Chấp hành có từ 5 đến 15 uỷ viên. Nếu Ban Chấp hành có dưới 9 uỷ viên thì có Bí thư và 01 Phó Bí thư; có từ 9 uỷ viên trở lên thì bầu Ban Thường vụ gồm Bí thư, Phó Bí thư và các Uỷ viên thường vụ; trường hợp cần thiết, sau khi xin ý kiến và được sự đồng ý của cấp uỷ Đảng cùng cấp và Đoàn cấp trên trực tiếp Ban Chấp hành có thể bầu 2 Phó Bí thư.
- Đoàn cấp huyện: Ban Chấp hành có từ 15 đến 33 uỷ viên; Ban Thường vụ có từ 5 đến 11 uỷ viên. Trong Ban Thường vụ có Bí thư và từ 1 đến 2 Phó Bí thư, trường hợp đặc biệt có thể nhiều hơn do Ban Chấp hành quyết định sau khi xin ý kiến và được sự đồng ý của cấp uỷ Đảng cùng cấp và Đoàn cấp trên trực tiếp.
- Đoàn cấp tỉnh: Ban Chấp hành có từ 21 đến 45 uỷ viên; Ban Thường vụ có từ 7 đến 15 uỷ viên và tối đa không quá 3 Phó Bí thư.

3. Tổ chức hội nghị BCH hoặc toàn thể chi đoàn lần cuối để thống nhất nội dung, công việc Đại hội.
Vì BCH là cơ quan lãnh đạo giữa 2 kỳ Đại hội nên trước khi Đại hội nhất thiết phải họp BCH hoặc họp toàn thể chi đoàn để thông qua các nội dung, chương trình, điều kiện tiến hành Đại hội. Nội dung hội nghị bao gồm: Thông qua dự thảo báo cáo Đại hội, dự kiến nhân sự, chương trình Đại hội, dự kiến Chủ tịch, Thư ký Đại hội, phân công điều hành và các công việc khác.
Lưu ý: - Số lượng Chủ tịch Đại hội (chủ toạ) tuỳ theo số lượng đoàn viên, chi đoàn dưới 15 người thì chỉ cần 1 người; trên 15 đoàn viên có thể bố trí 3 người (Không được bố trí chủ tịch Đại hội là số chẵn 2 hoặc 4).
- Thư ký Đại hội bố trí 1 người vừa ghi biên bản vừa dự thảo Nghị quyết Đại hội.
4. Duyệt Đại hội
Sau khi họp BCH lần cuối, Bí thư phải chuẩn bị kỹ các nội dung sau đây để báo cáo xin ý kiến chỉ đạo của chi ủy và Đoàn cấp trên:
+ Toàn văn báo cáo Đại hội.
+ Chương trình Đại hội.
+ Danh sách trích ngang dự kiến nguồn nhân sự BCH, trong đó nêu rõ từng chức danh dự kiến.
+ Danh sách đại biểu dự Đại hội cấp trên (nếu có).
Khi duyệt Đại hội ở cấp ủy và Đoàn cấp trên, nên cơ bản thống nhất như dự kiến của chi đoàn thì không cần họp chi đoàn. Nếu có ý kiến khác nhất là về nhân sự thì phải họp BCH hoặc chi đoàn để thực hiện đúng ý kiến chỉ đạo của cấp ủy và Đoàn cấp trên.
5. Trang trí Đại hội
Tùy theo điều kiện thực tế ở các đơn vị mà tiến hành công tác tuyên truyền và trang trí, tạo nên màu sắc không khí trang nghiêm, trẻ trung của Đại hội.
- Đường chính tới địa điểm tổ chức Đại hội và xung quanh phía ngoài có thể bố trí cờ, pa-nô, áp phích, băngzôn ...
* Trong hội trường nhìn từ dưới lên:
+ Trên cùng ngang phông là khẩu hiệu: "Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh muôn năm".
+ Cờ Đoàn hoặc Huy hiệu Đoàn treo thấp hơn phông treo cờ Tổ quốc, cờ Đảng; phía dưới cờ Tổ quốc, cờ Đảng là tượng Bác (hoặc ảnh Bác); dưới cờ (hoặc Huy hiệu Đoàn) là dòng chữ "Đại hội Đoàn ........" trình bày theo mẫu (có thể bố trí 2 hoặc 3 hàng với 2 kiểu chữ khác nhau).
+ Dưới chân phông có thể bố trí một hàng cây cảnh.
+ Hai bên cánh gà có thể để 2 tấm pa-nô, áp phích trích nghị quyết của Đảng của Đoàn về công tác thanh niên. Xung quanh hội trường có thể trang trí khẩu hiệu, tranh ảnh cổ động tuyên truyền.
Phía dưới phông trang trí bố trí bàn chủ toạ ở chính giữa, bàn Thư ký chếch về bên trái.
Đại biểu ngồi ở dưới nhìn lên, không được bố trí ngồi chữ U. Dù trong điều kiện phòng họp không phù hợp cũng phải vận dụng bố trí ngồi sao cho cùng một hướng.
II. Những vấn đề nhất thiết phải thực hiện đúng nguyên tắc của Đại hội
1. Việc bầu cử BCH và bầu đoàn đại biểu đi dự Đại hội Đoàn cấp trên.
Theo Điều lệ Đoàn quy định, việc bầu cử BCH, bầu Ban Thường vụ, bầu Bí thư, Phó Bí thư và bầu Đoàn đại biểu đi dự Đại hội Đoàn cấp trên nhất thiết phải bầu bằng bỏ phiếu kín.
Do đó, Đại hội chi đoàn, Đoàn cơ sở bầu BCH hoặc bầu Bí thư, Phó bí thư đều phải bầu bằng phiếu kín.
Đối với Đại hội chi đoàn bầu BCH thì bầu BCH trước, sau đó BCH họp phiên thứ nhất để bầu Bí thư, Phó bí thư.
Đối với chi đoàn chỉ bầu Bí thư, Phó bí thư thì Đại hội bầu xong Bí thư thì bầu tiếp Phó bí thư (không được bầu Bí thư và Phó Bí thư trong 1 phiếu bầu).
Đối với những chi đoàn đạt loại khá trở lên, nếu được Đại hội tán thành, được cấp ủy và Đoàn cấp trên đồng ý cho phép bầu Bí thư chi đoàn trực tiếp tại Đại hội thì có 2 hình thức bầu cử như sau:
Bầu BCH xong, bầu Bí thư trong số ủy viên BCH đó.
Bầu Bí thư trước, sau đó bầu số ủy viên BCH còn lại.
2. Phiếu hợp lệ và không hợp lệ.
Đối với chi đoàn, phiếu bầu cử thường dùng bằng phiếu viết tay, nên hướng dẫn như sau:
a. Phiếu hợp lệ:
Là phiếu do Ban tổ chức Đại hội phát ra.
Phiếu bầu đủ hoặc thiếu số lượng định bầu (VD: Danh sách có 5 người để chọn 3 thì viết tên 3 người hoặc chỉ viết tên 1 người).
Phiếu viết rõ ràng tên người bầu, không ký tên, không đánh dấu ký hiệu.
Phiếu bầu mà danh sách bầu cử chỉ có 1 người thì bỏ phiếu trắng (không ghi tên trong phiếu bầu) thì cũng được coi là hợp lệ.
b. Phiếu không hợp lệ:
Phiếu không do Ban kiểm phiếu phát ra.
Phiếu bầu thừa so với số lượng định bầu.
Phiếu bầu không rõ tên ai.
Phiếu viết tên người ngoài danh sách.
Phiếu bầu không viết tên ai cả (trong trường hợp danh sách có trên 2 người).
Phiếu ký tên, đánh dấu ký hiệu, viết chung chung, như: tôi nhất trí bầu toàn bộ danh sách vv.
3. Cách tính kết quả bầu cử.
Người trúng cử phải có số phiếu được bầu hợp lệ quá 1/2 so với số người tham gia bầu cử (tính theo số phiếu thu vào, nhưng phải tính từ cao đến thấp)
III. Trình tự đại hội chi đoàn
- ổn định tổ chức
- Chào cờ, hát Quốc ca, bài ca chính thức của Đoàn (Bài Thanh niên làm theo lời Bác).
- Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu (Bí thư thực hiện).
- Bầu Đoàn chủ tịch và Đoàn chủ tịch giới thiệu các thư ký của Đại hội.(biểu quyết giơ tay).
- Bầu ban thẩm tra tư cách đại biểu (trừ Đại hội đoàn viên).
- Đoàn chủ tịch công bố chương trình và thời gian làm việc của đại hội.
- Trình bày báo cáo nhiệm kỳ qua, phương hướng công tác trong nhiệm kỳ tới và báo cáo kiểm điểm hoạt động của Ban Chấp hành. Báo cáo đóng góp ý kiến vào văn kiện Đại hội Đoàn cấp trên (nếu có).
- Ban thẩm tra tư cách đại biểu báo cáo kết quả và biểu quyết công nhận tư cách đại biểu.
- Đại hội thảo luận.
- Khen thưởng (nếu có).
- Đại diện cấp ủy Đảng và Đoàn cấp trên phát biểu ý kiến.
- Đoàn chủ tịch công bố Ban Chấp hành cũ hết nhiệm kỳ và tiến hành bầu Ban Chấp hành của nhiệm kỳ mới. Trình bày đề án nhân sự BCH khoá mới, yêu cầu, cơ cấu, số lượng tiêu chuẩn ủy viên Ban Chấp hành). Đại hội thảo luận và ứng cử, đề cử.
- Đoàn Chủ tịch trả lời, giải thích những ý kiến của đại biểu, quyết định cho rút tên hoặc không cho rút tên khỏi danh sách bầu cử (nếu có) và điều khiển đại hội biểu quyết thông qua danh sách bầu cử.
- Bầu ban kiểm phiếu.
- Bầu cử.
- Đại hội tiếp tục thảo luận hoặc giải lao trong khi Ban kiểm phiếu tiến hành công tác kiểm phiếu.
- Công bố kết quả, Ban Chấp hành mới ra mắt.
- Thông qua nghị quyết của Đại hội.
- Tổng kết, bế mạc đại hội (có chào cờ).
Trong trường hợp có bầu đại biểu đi dự Đại hội Đoàn cấp trên thì trong chương trình đại hội có thêm phần bầu cử này. Đoàn chủ tịch Đại hội cần sắp xếp thời gian, hướng dẫn Đại hội bầu cử theo đúng yêu cầu và số lượng do Đoàn cấp trên phân bổ. (Trường hợp có khen thưởng tập thể, cá nhân trong nhiệm kỳ hoặc trao tặng bức trướng, thì có thể bố trí trong khoảng thời gian ban kiểm phiếu làm việc hoặc trước khi cấp uỷ và Đoàn cấp trên phát biểu ý kiến).
IV. Một số nội dung cần thiết trong quá trình tổ chức đại hội.
Phương pháp điều hành bầu cử BCH
Khi Đại hội chuyển sang phần bầu BCH, Bí thư là người điều hành phải công bố BCH cũ hết nhiệm kỳ, báo cáo tiêu chuẩn, dự kiến cơ cấu, số lượng BCH khoá mới. Lấy biểu quyết Đại hội về số lượng BCH. Sau đó tiến hành ứng cử, hết ứng cử chuyển sang đề cử.
Khi có người được đề cử xin rút khỏi danh sách đề cử thì việc rút hay không rút sẽ do Chủ tịch Đại hội hội ý và thông báo. Nếu Chủ tịch Đại hội có 1 người tì cần xin ý kiến cấp ủy và Đoàn cấp trên. Việc cho rút hay không cho rút không cần lấy ý kiến biểu quyết Đại hội.
Chỉ nên cho rút những người ngoài nguồn nhân sự của BCH khoá cũ. Tuy nhiên những người trong nguồn vẫn cố ý xin rút thì xin ý kiến chỉ đạo của các cấp ủy và Đoàn cấp trên.
Sau khi chốt danh sách ứng cử, đề cử, phải lấy biểu quyết Đại hội về danh sách bầu cử. Sau đó chủ tịch Đại hội dự kiến lập Ban kiểm phiếu và lấy biểu quyết Đại hội về Ban kiểm phiếu.
Ban kiểm phiếu lên làm việc, chủ tịch Đại hội nên rời vị trí chuyển xuống dưới ngồi cùng với các đại biểu.
Ban kiểm phiếu thông báo nguyên tắc, thể lệ bầu cử, nói rõ thế nào la phiếu hợp lệ và phiếu không hợp lệ, phát phiếu, thu phiếu, kiểm phiếu và thông báo kết quả bầu cử.
2. Các bước thực hiện sau Đại hội
BCH mới họp phiên thứ nhất để bầu Bí thư, Phó bí thư và phân công nhiệm vụ đối với từng ủy viên. (cuộc họp này phải mời cấp ủy và Đoàn cấp trên dự chỉ đạo).
Gửi hồ sơ lên Đoàn cấp trên để Đoàn cấp trên công nhận BCH. Hồ sơ gồm: Biên bản Đại hội; Biên bản kiểm phiếu bầu BCH; Biên bản cuộc họp phiên thứ nhất của BCH và biên bản kiểm phiếu bầu Bí thư, Phó bí thư; Danh sách trích ngang BCH.
BCH và các chức danh mới được bầu có quyền điều hành công việc ngay sau khi được phân công và được công nhận chính thức khi có quyết định chuẩn y của Đoàn cấp trên.
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh
bch Đoàn ................................... .... ngày. tháng... năm 200...
Đại hội....Nhiệm kỳ.......

Nghị quyết
Đại hội Đoàn (chi đoàn) ....................................................................
nhiệm kỳ....................................
Đại hội Đoàn TNCS Hồ Chí Minh........................................lần thứ......,nhiệm kỳ.......... họp từ ngày ... đến.....
Quyết nghị
1. Thông qua báo cáo tổng kết công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi....... nhiệm kỳ............... và phương hướng công tác nhiệm kỳ ................... trình tại Đại hội. Đại hội tiếp thu, lĩnh hội ý kiến phát biểu chỉ đạo của lãnh đạo Thành đoàn và lãnh đạo cấp ủy để bổ sung hoàn chỉnh vào báo cáo tổng kết.
2. Giao cho Ban chấp hành khoá.......... tiếp thu các ý kiến tham luận tại Đại hội, xây dựng các chương trình, kế hoạch hành động cụ thể, thiết thực để tổ chức thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội.
Đại hội trân trọng đề nghị các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ngành, đoàn thể, các tổ chức kinh tế, xã hội.. dành nhiều sự quan tâm hơn nữa cho Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và tạo điều kiện thuận lợi để tuổi trẻ được rèn luyện, cống hiến và trưởng thành.
3. Đại hội kêu gọi toàn thể đoàn viên thanh niên tích cực phát huy truyền thống vẻ vang của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, thi đua học tập, lao động, rèn luyện, xung kích, tình nguyện, sáng tạo, phấn đấu vì sự nghiệp "Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh"
Tm. đoàn chủ tịch
Đoàn TNCS Hồ chí minh huyện....
Đại hội chi đoàn.............lần thứ......
Biên bản kiểm phiếu
Bầu BCH chi đoàn Nhiệm kỳ..........

Ngày ..../...../200..., chi đoàn............tiến hành Đại hội lần thứ......, nhiệm kỳ 200...-200...
Đại hội bầu Ban kiểm phiếu gồm:
1. Đ/c..................................................Trưởng ban
2. Đ/c.....................................ủy viên; 3. Đ/c.........................................ủy viên;
Đã kiểm phiếu bầu BCH chi đoàn khoá..........., như sau:
+ Số phiếu phát ra...................................;Số phiếu thu vào..................................
+ Số phiếu hợp lệ....................................;Phiếu không hợp lệ..............................
+ Số phiếu bầu đủ số lượng định bầu..................phiếu
Kết quả như sau:
1. Đ/c ................... (số phiếu được bầu/tổng số phiếu)
Theo nguyên tắc, thể lệ bầu cử, các đồng chí có tên sau đây trúng cử vào BCH chi đoàn khoá.....
1.........................................................
2.....................................................
Ban kiểm phiếu chúng tôi lập biên bản báo cáo trước Đại hội và làm căn cứ để Đoàn cấp trên công nhận
TM. đoàn chủ tịch tm. ban kiểm phiếu
Đoàn TNCS huyện ..........
BCH xã...... ...........,ngày..........tháng.........năm............
***
Báo cáo
Công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi
Tại Đại hội Đoàn...............lần thứ........

I. Đặc điểm tình hình :
- Nêu khái quát tình hình kinh tế xã hội địa phương
- Những thuận lợi và khó khăn tác động tới công tác đoàn TTN trong nhiệm kỳ....
II. Kết quả công tác đoàn và phong trào TTN nhiệm kỳ........đại hội.....
1. Kết quả :
Phần này cần đánh giá những kết quả đã làm được trên các mặt công tác:
+ Công tác tuyên truyền giáo dục
+ Tổ chức các chương trình hành động trong đoàn viên thanh niên
+ Công tác xây dựng tổ chức Đoàn và tham gia xây dựng Đảng
+ Công tác chăm sóc giáo dục thiếu niên, nhi đồng xây dựng Đội TNTP Hồ Chí Minh
2. Hạn chế
Bên cạnh việc đánh giá kết quả cần nêu những tồn tại, hạn chế, những việc chưa làm được.
3. Bài học kinh nghiệm
III. Phương hướng nhiệm kỳ........ năm 200....
1. Chủ đề
2. Khẩu hiệu hành động
3. Chỉ tiêu và giải pháp cơ bản
4. Chương trình công tác trọng tâm
+ Công tác tuyên truyền giáo dục
+ Tổ chức các chương trình hành động trong đoàn viên thanh niên
+ Công tác xây dựng tổ chức Đoàn và tham gia xây dựng Đảng
+ Công tác chăm sóc giáo dục thiếu niên, nhi đồng xây dựng Đội TNTP Hồ Chí Minh
Tm. bch đoàn.........
B� THU
Nơi nhận:
- Đảng ủy xã (báo cáo);
- BTV Huyện Đoàn (báo cáo);
- Các chi đoàn (thực hiện);
- Lưu.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hoàng Sĩ Nguyên
Dung lượng: 224,50KB| Lượt tài: 1
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)