Huong dan soan theo dinh huong phat trien nang luc HS
Chia sẻ bởi Đinh Hải Đường |
Ngày 14/10/2018 |
63
Chia sẻ tài liệu: Huong dan soan theo dinh huong phat trien nang luc HS thuộc Tin học 6
Nội dung tài liệu:
PHỤ LỤC
(Kèm theo công văn số 1127/SGDĐT-GDTrH. ngày 08 tháng 9 năm 2015)
Phần I.
DẠY HỌC ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
1. Dạy học định hướng phát triển năng lực
Việc dạy học định hướng năng lực được thể hiện ở trong các thành tố quá trình dạy học như sau:
- Về mục tiêu dạy học: Ngoài các yêu cầu về mức độ như nhận biết, tái hiện kiến thức cần có những mức độ cao hơn như vận dụng kiến thức trong các tình huống, các nhiệm vụ gắn với thực tế. Các mục tiêu này đạt được thông qua các hoạt động trong và ngoài nhà trường.
- Về phương pháp dạy học: Ngoài cách dạy học thuyết trình cung cấp kiến thức cần tổ chức hoạt động dạy học thông qua trải nghiệm, giải quyết những nhiệm vụ thực tiễn. Như vậy thông thường, qua một hoạt động học tập, học sinh sẽ được hình thành và phát triển không phải một loại năng lực mà là được hình thành đồng thời nhiều năng lực hoặc nhiều năng lực thành tố mà ta không cần (và cũng không thể) tách biệt từng thành tố trong quá trình dạy học.
- Về nội dung dạy học: Cần xây dựng các hoạt động, chủ đề, nhiệm vụ đa dạng gắn với thực tiễn.
- Về kiểm tra đánh giá: Về bản chất đánh giá năng lực cũng phải thông qua đánh giá khả năng vận dụng kiến thức và kỹ năng thực hiện nhiệm vụ của HS trong các loại tình huống phức tạp khác nhau. Trên cơ sở này, các nhà nghiên cứu ở nhiều quốc gia khác nhau đề ra các chuẩn năng lực trong giáo dục tuy có khác nhau về hình thức, nhưng khá tương đồng về nội hàm. Trong chuẩn năng lực đều có những nhóm năng lực chung. Nhóm năng lực chung này được xây dựng dựa trên yêu cầu của nền kinh tế xã hội ở mỗi nước. Trên cơ sở năng lực chung, các nhà lí luận dạy học bộ môn cụ thể hóa thành những năng lực chuyên biệt.
Khác với việc tổ chức hoạt động dạy học, các công cụ đánh giá cần chỉ rõ thành tố của năng lực cần đánh giá và xây dựng được các công cụ đánh giá từng thành tố của các năng lực thành phần. Sự liên hệ giữa mục tiêu, hoạt động dạy học và công cụ đánh giá được thể hiện trong Hình 1.
2. Các năng lực chuyên biệt trong từng môn học
Chúng tôi giới thiệu hai quan điểm xây dựng tuy là khác nhau nhưng đem lại kết quả khá tương đồng.
a) Xây dựng các năng lực chuyên biệt bằng cách cụ thể hóa các năng lực chung
Ở cách tiếp cận này, người ta xác định các năng lực chung trước, chúng là các năng lực mà toàn bộ quá trình giáo dục ở trường phổ thông đều phải hướng tới để hình thành ở học sinh. Sau đó, từng môn học sẽ xác định sự thể hiện cụ thể của các năng lực chung ở trong môn học của mình như thế nào.
Stt
Năng lực chung
Năng lực bộ môn
Nhóm năng lực làm chủ và phát triển bản thân
1
Năng lực tự học
2
Năng lực giải quyết vấn đề (Đặc biệt quan trọng là NL giải quyết vấn đề bằng con đường thực nghiệm hay còn gọi là năng lực thực nghiệm)
3
Năng lực sáng tạo
4
Năng lực tự quản lý
Nhóm năng lực về quan hệ xã hội
5
Năng lực giao tiếp
6
Năng lực hợp tác
Nhóm năng lực công cụ (Các năng lực này sẽ được hình thành trong quá trình hình thành các năng lực ở trên)
7
Năng lực sử dụng CNTT và truyền thông (ICT)
8
Năng lực sử dụng ngôn ngữ
9
Năng lực tính toán
b) Xây dựng các năng lực chuyên biệt dựa trên đặc thù môn học
Với cách tiếp cận này, người ta sẽ dựa trên đặc thù nội dung, phương pháp nhận thức và vai trò của môn học đối với thực tiễn để đưa ra hệ thống năng lực. Tuy nhiên việc hình thành, phát triển và đánh giá các năng lực này như một chỉnh thể là việc làm hết sức khó khăn và đòi hỏi cần có thời gian.
Do đó ta cần tiếp tục chia nhỏ các năng lực trên thành các năng lực thành phần.Tiếp theo, ta cần chỉ ra các thao tác liên quan đến từng năng lực thành phần, mà các thao tác này có thể nhận biết được và đưa ra chỉ bảo rõ ràng về mức độ chất lượng của từng thao tác.
Bảng 3: Cấp độ các năng lực
Nhóm năng lực
Cấp độ
I
II
III
Năng lực sử dụng kiến thức
KI Tái hiện kiến thức
KII Vận dụng kiến thức
KIII Liên kết và chuyển tải kiến thức
Năng
(Kèm theo công văn số 1127/SGDĐT-GDTrH. ngày 08 tháng 9 năm 2015)
Phần I.
DẠY HỌC ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
1. Dạy học định hướng phát triển năng lực
Việc dạy học định hướng năng lực được thể hiện ở trong các thành tố quá trình dạy học như sau:
- Về mục tiêu dạy học: Ngoài các yêu cầu về mức độ như nhận biết, tái hiện kiến thức cần có những mức độ cao hơn như vận dụng kiến thức trong các tình huống, các nhiệm vụ gắn với thực tế. Các mục tiêu này đạt được thông qua các hoạt động trong và ngoài nhà trường.
- Về phương pháp dạy học: Ngoài cách dạy học thuyết trình cung cấp kiến thức cần tổ chức hoạt động dạy học thông qua trải nghiệm, giải quyết những nhiệm vụ thực tiễn. Như vậy thông thường, qua một hoạt động học tập, học sinh sẽ được hình thành và phát triển không phải một loại năng lực mà là được hình thành đồng thời nhiều năng lực hoặc nhiều năng lực thành tố mà ta không cần (và cũng không thể) tách biệt từng thành tố trong quá trình dạy học.
- Về nội dung dạy học: Cần xây dựng các hoạt động, chủ đề, nhiệm vụ đa dạng gắn với thực tiễn.
- Về kiểm tra đánh giá: Về bản chất đánh giá năng lực cũng phải thông qua đánh giá khả năng vận dụng kiến thức và kỹ năng thực hiện nhiệm vụ của HS trong các loại tình huống phức tạp khác nhau. Trên cơ sở này, các nhà nghiên cứu ở nhiều quốc gia khác nhau đề ra các chuẩn năng lực trong giáo dục tuy có khác nhau về hình thức, nhưng khá tương đồng về nội hàm. Trong chuẩn năng lực đều có những nhóm năng lực chung. Nhóm năng lực chung này được xây dựng dựa trên yêu cầu của nền kinh tế xã hội ở mỗi nước. Trên cơ sở năng lực chung, các nhà lí luận dạy học bộ môn cụ thể hóa thành những năng lực chuyên biệt.
Khác với việc tổ chức hoạt động dạy học, các công cụ đánh giá cần chỉ rõ thành tố của năng lực cần đánh giá và xây dựng được các công cụ đánh giá từng thành tố của các năng lực thành phần. Sự liên hệ giữa mục tiêu, hoạt động dạy học và công cụ đánh giá được thể hiện trong Hình 1.
2. Các năng lực chuyên biệt trong từng môn học
Chúng tôi giới thiệu hai quan điểm xây dựng tuy là khác nhau nhưng đem lại kết quả khá tương đồng.
a) Xây dựng các năng lực chuyên biệt bằng cách cụ thể hóa các năng lực chung
Ở cách tiếp cận này, người ta xác định các năng lực chung trước, chúng là các năng lực mà toàn bộ quá trình giáo dục ở trường phổ thông đều phải hướng tới để hình thành ở học sinh. Sau đó, từng môn học sẽ xác định sự thể hiện cụ thể của các năng lực chung ở trong môn học của mình như thế nào.
Stt
Năng lực chung
Năng lực bộ môn
Nhóm năng lực làm chủ và phát triển bản thân
1
Năng lực tự học
2
Năng lực giải quyết vấn đề (Đặc biệt quan trọng là NL giải quyết vấn đề bằng con đường thực nghiệm hay còn gọi là năng lực thực nghiệm)
3
Năng lực sáng tạo
4
Năng lực tự quản lý
Nhóm năng lực về quan hệ xã hội
5
Năng lực giao tiếp
6
Năng lực hợp tác
Nhóm năng lực công cụ (Các năng lực này sẽ được hình thành trong quá trình hình thành các năng lực ở trên)
7
Năng lực sử dụng CNTT và truyền thông (ICT)
8
Năng lực sử dụng ngôn ngữ
9
Năng lực tính toán
b) Xây dựng các năng lực chuyên biệt dựa trên đặc thù môn học
Với cách tiếp cận này, người ta sẽ dựa trên đặc thù nội dung, phương pháp nhận thức và vai trò của môn học đối với thực tiễn để đưa ra hệ thống năng lực. Tuy nhiên việc hình thành, phát triển và đánh giá các năng lực này như một chỉnh thể là việc làm hết sức khó khăn và đòi hỏi cần có thời gian.
Do đó ta cần tiếp tục chia nhỏ các năng lực trên thành các năng lực thành phần.Tiếp theo, ta cần chỉ ra các thao tác liên quan đến từng năng lực thành phần, mà các thao tác này có thể nhận biết được và đưa ra chỉ bảo rõ ràng về mức độ chất lượng của từng thao tác.
Bảng 3: Cấp độ các năng lực
Nhóm năng lực
Cấp độ
I
II
III
Năng lực sử dụng kiến thức
KI Tái hiện kiến thức
KII Vận dụng kiến thức
KIII Liên kết và chuyển tải kiến thức
Năng
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Đinh Hải Đường
Dung lượng: 2,03MB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)