HƯỚNG DẪN ÔN THI HSG SINH 9 CƠ BẢN

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Phượng | Ngày 15/10/2018 | 52

Chia sẻ tài liệu: HƯỚNG DẪN ÔN THI HSG SINH 9 CƠ BẢN thuộc Sinh học 9

Nội dung tài liệu:

PHẦN I: CẤU TẠO HÓA HỌC VÀ CƠ CHẾ TỰ NHÂN ĐÔI CỦA PHÂN TỬ AND
I*Công thức cơ bản:
- 1 nuclêôtit có chiều dài: 3,4 A0 và có khối lượng phân tử là 300 đvC.
- Số nuclêôtit mỗi loại trong phân tử AND : A = T; G = X.
- Số nuclêôtit trên từng mạch đơn AND:
A1 = T2 ; T1 = A2 ( A1 + A2 = T1 + T2 = A1 + T1 = A2 + T2
G1 = X2 ; X1 = G2 ( G1 + G2 = X1 + X2 = G1 + X1 = G2 + X2
Tỉ lệ % mỗi loại nuclêôtit trong AND:
%A = %T; %G = %X; %A = %T = (%A1 + %A2)/2;
%G = %X = (%G1 + %G2)/2
Tổng số nuclêôtit trong AND (N):
N = A + T + G + X; N = 2A + 2G = 2T + 2X = 2T + 2G = 2A + 2X.
- Tổng số nuclêôtit trên 1 mạch đơn AND: () ;
 = A + G = T + X = T + G = A + X
Chiều dài phân tử AND:( lADN ) lADN = . 3,4A0
Khối lượng của phân tử AND ( MADN) : MADN = N . 300 đvC
Tổng số liên kết hiđrô của phân tử AND (H):
H = 2A + 3G = 2T + 3X = 2T + 3G = 2A + 3X
- Số phân tử AND con được tạo ra từ 1 phân tử AND ban đầu:
+ Tự nhân đôi 1 lần: 21 ; Tự nhân đôi n lần: 2n
Tổng số nuclêôtit các loại môi trường cung cấp cho 1 phân tử AND ( Nmt)
+ Tự nhân đôi 1 lần: Nmt = NADN ; Tự nhân đôi n lần: Nmt = NADN (2n – 1)
- Số nuclêôtit mỗi loại môi trường cung cấp cho 1 phân tử AND ( Amt, Tmt,, Gmt,, Xmt,)
+ Tự nhân đôi 1 lần: Amt = Tmt = AADN = TADN ; Gmt = Xmt = GADN = XADN
+ Tự nhân đôi n lần: Amt = Tmt = AADN(2n – 1) = TADN (2n – 1);
Gmt = Xmt = GADN(2n – 1) = XADN (2n – 1)
Tổng số liên kết hiđro bị cắt đứt khi 1 phân tử AND tự nhân đôi (H)
+ Tự nhân đôi 1 lần: H = HADN ; Tự nhân đôi n lần: H = HADN (2n – 1)
BÀI TÂP THAM KHẢO Câu 1. (3 điểm)
Một đoạn phân tử ADN có 60.000 nucleotit loại A(ađênin). Số nucleotit loại G (guanin) chỉ bằng 2/3 số nucleotit loại A. Hãy tính:
số nucleotit các loại còn lại (G, X, T).
chiều dài của đoạn ADN trên.
Câu 2. (2 điểm)
Cho hai giống cá kiếm mắt đen là tính trạng trội hoàn toàn và mắt đỏ là tính trạng lặn thuần chủng giao phối với nhau. Hãy cho biết tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình của F1và F2 khi lai hai giống cá kiếm trên?
(Không viết sơ đồ lai)
Đáp án: Câu 1. (3 điểm)
a. Số nucleotit các loại còn lại: G, X, T
Số nucleotit loại G = (60000 : 3) x 2 = 40000 (0.5đ)
Theo nguyên tắc bổ sung có: A = T; G = X (0.5đ)
Số nucleotit T = A =60000 (T = 60000 (0.25đ)
Số nucleotit X = G = 40000(X = 40000 (0.25đ)
b. Chiều dài của đoạn ADN
Đoạn ADN có:
Tổng số nucleotit: (0,5đ)
A + T + G + X = 2(A + G) = 2(60000 + 40000) = 200000
Số nucleotit trên mỗi mạch: (0.5đ)
200000 : 2 = 100000
Chiều dài đoạn mạch ADN: (0.5đ)
100000 x 3,4 = 340000A0 =34(
Câu 2. ( 2điểm)
P: cá kiếm mắt đen thuần chủng có kiểu gen: AA
Cá kiếm mắt đỏ thuần chủng có kiểu gen: aa (0.5đ)
F1: Kiểu gen: 100% Aa
Kiểu hình: 100% mắt đen (0,5đ)
F2: Kiểu gen: 25% AA : 50% Aa : 25% aa
Kiểu hình: 25% mắt đen thuần chủng : 50% mắt đen không thuần chủng : 25% mắt đỏ thuần chủng
Hay 3/4 mắt đen : 1/4 mắt đỏ (1đ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Phượng
Dung lượng: 164,50KB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)