HƯỚNG DẪN ÔN TẬP SINH HỌC 9 – HỌC KỲ II
Chia sẻ bởi Nguyễn Văn Lực |
Ngày 15/10/2018 |
45
Chia sẻ tài liệu: HƯỚNG DẪN ÔN TẬP SINH HỌC 9 – HỌC KỲ II thuộc Sinh học 9
Nội dung tài liệu:
HƯỚNG DẪN ÔN TẬP SINH HỌC 9 – HỌC KỲ II
Chương I:
1) Các nhân tố sinh thái, ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái(ánh sáng, nhiệt độ) lên đời sống của các sinh vật.
Trả lời:
* Nhân tố sinh thái là những yếu tố của môi trường tác động tới sinh vật. Tuỳ theo tính chất của các nhân tố sinh thái, người ta chia chúng thành hai nhóm: nhóm nhân tố sinh thái vô sinh( không sống) và nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh( sống). Nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh được phân biệt thành nhóm nhân tố sinh thái con người và nhóm nhân tố sinh thái các sinh vật khác.
Nhân tố con người được tách ra thành một nhóm nhân tố sinh thái riêng vì hoạt động của con người khác với các sinh vật khác. Con người có trí tuệ nên bên cạnh việc khai thác tài nguyên thiên nhiên, con người còn góp phần to lớn cải tạo thiên nhiên.
* Ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống của các sinh vật:
- Ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống thực vật:
Ánh sáng có ảnh hướng tới hình thái và hoạt động sinh lí của cây. Cây có tính hướng sáng. Những cây mọc trong rừng có thân cao, thẳng; cành chỉ tập trung ở phần ngọn cây,các cành cây phía dưới sớm bị rụng. Đó là do hiện tượng tỉa cành tự nhiên. Cây mọc ngoài sáng thường thấp và tán rộng. Ánh sáng còn ảnh hưởng tới hình thái của lá cây.
+ Thực vật được chia thành hai nhóm khác nhau tùy theo khả năng thích nghi của chúng với các điều kiện chiếu sáng của môi trường:
(-) Nhóm cây ưa sáng: bao gồm những cây sống nơi quang đãng.
(-) Nhóm cây ưa bóng: bao gồm những cây sống nơi có ánh sáng yếu, ánh sáng tán xạ như cây sống dưới tán của cây khác, cây trồng làm cảnh đặt ở trong nhà...
+ Ánh sáng ảnh hưởng nhiều tới hoạt động sinh lí của thực vật như hoạt động quang hợp, hô hấp... và khả năng hút nước của cây.
- Ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống động vật:
+ Ánh sáng ảnh hưởng tới đời sống động vật, tạo điều kiện cho động vật nhận biết các vật và định hướng di chuyển trong không gian.
+ Nhịp điệu chiếu sáng ngày và đêm ảnh hưởng tới hoạt động của nhiều loài động vật.
Ví dụ ở chim: Chim bìm bịp và gà cỏ sống trong rừng thường đi ăn trước lúc mặt trời mọc, trong khi chim chích choè, chào mào, khướu là những chim ăn sâu bọ thường đi ăn vào lúc mặt trời mọc. Những loài chim như vạc, diệc, sếu... và nhất là cú mèo hay tìm kiếm thức ăn vào ban đêm.
Ví dụ ở thú: Có nhiều loài thú hoạt động vào ban ngày như trâu, bò, dê, cừu... nhưng cũng có thú hoạt động nhièu vào ban đêm như chồn, cáo, sóc...
+ Mùa xuân và mùa hè có ngày dài hơn ngày mùa đông, đó cũng là mùa sinh sản của nhiều loài chim.
+ Mùa xuân, vào những ngày thiếu sáng, cá chép cũng có thể đẻ trứng vào thời gian sớm hơn trong mùa nếu cường độ chiếu sáng được tăng cường.
- Người ta chia động vật thành hai nhóm thích nghi với các điều kiện chiếu sáng khác nhau:
+ Nhóm động vật ưa sáng: gồm những động vật hoạt động ban ngày.
+ Nhóm động vật ưa tối: gồm những động vật hoạt động vào ban đêm, sống trong hang, trong đất, hay ở vùng nước sâu như đáy biển.
* Ảnh hưởng của nhiệt độ lên đời sống sinh vật:
Đa số các sinh vật sống trong phạm vi nhiệt độ 0 - 50 độ C. Tuy nhiên, cũng có một số sinh vật sống được ở nhiệt độ rất cao( như vi khuẩn ở suối nước nóng chịu được nhiệt độ 70 - 90 độ C) hoặc nơi có nhiệt độ rất thấp( ấu trùng sâu ngô chịu được nhiệt độ -27 độ C).
Người ta chia sinh vật thành hai nhóm:
- Sinh vật biến nhiệt có nhiệt độ cơ thể phụ thuộc vào nhiệt độ của môi trường. Thuộc nhóm này có các vi sinh vật, nấm, thực vật, động vật không xương sống, cá, ếch nhái, bò sát.
- Sinh vật hằng nhiệt có nhiệt độ cơ thể không phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường. Thuộc nhóm này bao gồm các động vật có tổ chức cơ thể cao như chim, thú và con người.
2) Ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sinh vật.
Trả lời:
* Quan hệ cùng loài:
Các sinh vật cùng loài sống gần nhau, liên hệ với nhau, hình thành nên nhóm cá thể. Ví dụ: nhóm cây thông, nhóm cây bạch đàn, đàn kiến, bầy trâu... Các sinh vật
Chương I:
1) Các nhân tố sinh thái, ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái(ánh sáng, nhiệt độ) lên đời sống của các sinh vật.
Trả lời:
* Nhân tố sinh thái là những yếu tố của môi trường tác động tới sinh vật. Tuỳ theo tính chất của các nhân tố sinh thái, người ta chia chúng thành hai nhóm: nhóm nhân tố sinh thái vô sinh( không sống) và nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh( sống). Nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh được phân biệt thành nhóm nhân tố sinh thái con người và nhóm nhân tố sinh thái các sinh vật khác.
Nhân tố con người được tách ra thành một nhóm nhân tố sinh thái riêng vì hoạt động của con người khác với các sinh vật khác. Con người có trí tuệ nên bên cạnh việc khai thác tài nguyên thiên nhiên, con người còn góp phần to lớn cải tạo thiên nhiên.
* Ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống của các sinh vật:
- Ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống thực vật:
Ánh sáng có ảnh hướng tới hình thái và hoạt động sinh lí của cây. Cây có tính hướng sáng. Những cây mọc trong rừng có thân cao, thẳng; cành chỉ tập trung ở phần ngọn cây,các cành cây phía dưới sớm bị rụng. Đó là do hiện tượng tỉa cành tự nhiên. Cây mọc ngoài sáng thường thấp và tán rộng. Ánh sáng còn ảnh hưởng tới hình thái của lá cây.
+ Thực vật được chia thành hai nhóm khác nhau tùy theo khả năng thích nghi của chúng với các điều kiện chiếu sáng của môi trường:
(-) Nhóm cây ưa sáng: bao gồm những cây sống nơi quang đãng.
(-) Nhóm cây ưa bóng: bao gồm những cây sống nơi có ánh sáng yếu, ánh sáng tán xạ như cây sống dưới tán của cây khác, cây trồng làm cảnh đặt ở trong nhà...
+ Ánh sáng ảnh hưởng nhiều tới hoạt động sinh lí của thực vật như hoạt động quang hợp, hô hấp... và khả năng hút nước của cây.
- Ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống động vật:
+ Ánh sáng ảnh hưởng tới đời sống động vật, tạo điều kiện cho động vật nhận biết các vật và định hướng di chuyển trong không gian.
+ Nhịp điệu chiếu sáng ngày và đêm ảnh hưởng tới hoạt động của nhiều loài động vật.
Ví dụ ở chim: Chim bìm bịp và gà cỏ sống trong rừng thường đi ăn trước lúc mặt trời mọc, trong khi chim chích choè, chào mào, khướu là những chim ăn sâu bọ thường đi ăn vào lúc mặt trời mọc. Những loài chim như vạc, diệc, sếu... và nhất là cú mèo hay tìm kiếm thức ăn vào ban đêm.
Ví dụ ở thú: Có nhiều loài thú hoạt động vào ban ngày như trâu, bò, dê, cừu... nhưng cũng có thú hoạt động nhièu vào ban đêm như chồn, cáo, sóc...
+ Mùa xuân và mùa hè có ngày dài hơn ngày mùa đông, đó cũng là mùa sinh sản của nhiều loài chim.
+ Mùa xuân, vào những ngày thiếu sáng, cá chép cũng có thể đẻ trứng vào thời gian sớm hơn trong mùa nếu cường độ chiếu sáng được tăng cường.
- Người ta chia động vật thành hai nhóm thích nghi với các điều kiện chiếu sáng khác nhau:
+ Nhóm động vật ưa sáng: gồm những động vật hoạt động ban ngày.
+ Nhóm động vật ưa tối: gồm những động vật hoạt động vào ban đêm, sống trong hang, trong đất, hay ở vùng nước sâu như đáy biển.
* Ảnh hưởng của nhiệt độ lên đời sống sinh vật:
Đa số các sinh vật sống trong phạm vi nhiệt độ 0 - 50 độ C. Tuy nhiên, cũng có một số sinh vật sống được ở nhiệt độ rất cao( như vi khuẩn ở suối nước nóng chịu được nhiệt độ 70 - 90 độ C) hoặc nơi có nhiệt độ rất thấp( ấu trùng sâu ngô chịu được nhiệt độ -27 độ C).
Người ta chia sinh vật thành hai nhóm:
- Sinh vật biến nhiệt có nhiệt độ cơ thể phụ thuộc vào nhiệt độ của môi trường. Thuộc nhóm này có các vi sinh vật, nấm, thực vật, động vật không xương sống, cá, ếch nhái, bò sát.
- Sinh vật hằng nhiệt có nhiệt độ cơ thể không phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường. Thuộc nhóm này bao gồm các động vật có tổ chức cơ thể cao như chim, thú và con người.
2) Ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sinh vật.
Trả lời:
* Quan hệ cùng loài:
Các sinh vật cùng loài sống gần nhau, liên hệ với nhau, hình thành nên nhóm cá thể. Ví dụ: nhóm cây thông, nhóm cây bạch đàn, đàn kiến, bầy trâu... Các sinh vật
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Văn Lực
Dung lượng: 209,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: DOC
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)