HSG văn 7
Chia sẻ bởi Phạm Văn Điệp |
Ngày 17/10/2018 |
32
Chia sẻ tài liệu: HSG văn 7 thuộc Hóa học 8
Nội dung tài liệu:
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆT YÊN
ĐỀ CHÍNH THỨC
(Đề thi có trang)
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
NĂM HỌC
MÔN THI: NGỮ VĂN 7
Ngày thi: 3/4/2015
Thời gian làm bài phút, không kể thời gian giao đề
Câu 1. (2,0 điểm)
Trong bài thơ Tiếng hát mùa gặt, khi tả cảnh bà con nông dân tuốt lúa trong đêm trăng sáng, nhà thơ Nguyễn Duy có viết:
Mảnh sân trăng lúa chất đầy
Vàng tuôn trong máy tiếng quay xập xình
Theo em, ở dòng thơ thứ nhất, trong hai cách ngắt nhịp dưới đây, em chọn cách ngắt nhịp nào? Vì sao?
- Mảnh sân/ trăng lúa chất đầy.
- Mảnh sân trăng/ lúa chất đầy.
Câu 2. (4,0 điểm)
Cho hai câu thơ sau:
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son.
(Hồ Xuân Hương, Bánh trôi nước)
Hãy chỉ ra và phân tích ý nghĩa của quan hệ từ trong hai câu thơ trên.
Câu 3. (4,0 điểm)
Trong văn bản Cổng trường mở ra của Lý Lan, người mẹ nói: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”. Theo em, “thế giới kì diệu” đó sẽ là những gì? Hãy viết một đoạn văn nói lên suy nghĩ của mình về “thế giới kì diệu” đó.
Câu 4. (10,0 điểm)
Các bài thơ trữ tình trung đại Việt Nam có nội dung rất phong phú nhưng vẫn tập trung vào hai chủ đề lớn là tinh thần yêu nước và tình cảm nhân đạo.
Qua các bài thơ Sông núi nước Nam, Phò giá về kinh (SGK Ngữ văn 7, tập một, NXB giáo dục), em hãy làm sáng tỏ nội dung tinh thần yêu nước của thơ trữ tình trung đại Việt Nam.
------ HẾT ------
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm
Họ và tên thí sinh: ..........................................Số báo danh:..................................
Giám thị 1 (Họ tên và ký).....................................................................................
Giám thị 2 (Họ tên và ký)......................................................................................
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆT YÊN
HƯỚNG DẪN CHẤM
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
NĂM HỌC 2014-2015
MÔN THI: NGỮ VĂN 7
Ngày thi: 3/4/2015
(Hướng dẫn chấm gồm trang)
Câu
Đáp án
Điểm
1
(2.0 điểm)
Học sinh có thể khẳng định lựa chọn cách ngắt nhịp sau đó giải thích lý do lựa chọn hoặc có thể giải thích lý do sau đó khẳng định lựa chọn cách ngắt nhịp:
- Nêu khái quát về cách ngắt nhịp: Mỗi cách ngắt nhịp có sức gợi tả, gợi cảm riêng.
- Giải thích lý do và khẳng định lựa chọn cách ngắt nhịp:
+ Theo cách ngắt nhịp thứ nhất (Mảnh sân/ trăng lúa chất đầy), câu thơ được hiểu: Trên sân, cả lúa, cả trăng đều chất đầy, đều tràn ngập. Cảnh tượng này vừa gợi sự no đủ, vừa gợi cảm giác thơ mộng.
+ Cách ngắt nhịp thứ hai (Mảnh sân trăng/ lúa chất đầy) thì gợi được ở người đọc về một mảnh sân tràn ngập ánh trăng, lung linh huyền ảo, trên đó chất đầy lúa.
+ Tuy nhiên cách ngắt nhịp thứ hai có phần khiên cưỡng, thiếu tự nhiên. Do đó, cách ngắt nhịp thứ nhất được coi là hợp lý hơn.
(Nếu học sinh lựa chọn cách ngắt nhịp thứ hai mà lý giải hợp lý cũng vẫn được chấp nhận)
0.5
1.5
2
(4.0 điểm)
* Quan hệ từ có trong hai câu thơ: Mặc dầu, mà.
* Phân tích được ý nghĩa của việc sử dụng quan hệ từ:
- Việc sử dụng các quan hệ từ mặc dầu, mà chỉ sự đối lập giữa bề ngoài của chiếc bánh trôi nước với cái nhân của nó. Chiếc bánh trôi nước có thể rắn hay nát, khô hay nhão là do tay người nặn nhưng dù thể rắn hay nát, khô hay nhão thì bên trong cũng có nhân màu hồng son, ngọt lịm.
- Đó cũng là sự đối lập giữa hoàn cảnh xã hội với việc giữ gìn tấm lòng son sắt của người phụ nữ.
- Việc sử dụng cặp quan hệ từ trên tạo nên cách nói dõng dạc và dứt khoát thể hiện rõ thái độ quyết tâm bảo vệ giữ gìn nhân phẩm của người phụ nữ trong bất cứ hoàn cảnh nào.
- Việc dùng
VIỆT YÊN
ĐỀ CHÍNH THỨC
(Đề thi có trang)
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
NĂM HỌC
MÔN THI: NGỮ VĂN 7
Ngày thi: 3/4/2015
Thời gian làm bài phút, không kể thời gian giao đề
Câu 1. (2,0 điểm)
Trong bài thơ Tiếng hát mùa gặt, khi tả cảnh bà con nông dân tuốt lúa trong đêm trăng sáng, nhà thơ Nguyễn Duy có viết:
Mảnh sân trăng lúa chất đầy
Vàng tuôn trong máy tiếng quay xập xình
Theo em, ở dòng thơ thứ nhất, trong hai cách ngắt nhịp dưới đây, em chọn cách ngắt nhịp nào? Vì sao?
- Mảnh sân/ trăng lúa chất đầy.
- Mảnh sân trăng/ lúa chất đầy.
Câu 2. (4,0 điểm)
Cho hai câu thơ sau:
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son.
(Hồ Xuân Hương, Bánh trôi nước)
Hãy chỉ ra và phân tích ý nghĩa của quan hệ từ trong hai câu thơ trên.
Câu 3. (4,0 điểm)
Trong văn bản Cổng trường mở ra của Lý Lan, người mẹ nói: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”. Theo em, “thế giới kì diệu” đó sẽ là những gì? Hãy viết một đoạn văn nói lên suy nghĩ của mình về “thế giới kì diệu” đó.
Câu 4. (10,0 điểm)
Các bài thơ trữ tình trung đại Việt Nam có nội dung rất phong phú nhưng vẫn tập trung vào hai chủ đề lớn là tinh thần yêu nước và tình cảm nhân đạo.
Qua các bài thơ Sông núi nước Nam, Phò giá về kinh (SGK Ngữ văn 7, tập một, NXB giáo dục), em hãy làm sáng tỏ nội dung tinh thần yêu nước của thơ trữ tình trung đại Việt Nam.
------ HẾT ------
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm
Họ và tên thí sinh: ..........................................Số báo danh:..................................
Giám thị 1 (Họ tên và ký).....................................................................................
Giám thị 2 (Họ tên và ký)......................................................................................
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆT YÊN
HƯỚNG DẪN CHẤM
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
NĂM HỌC 2014-2015
MÔN THI: NGỮ VĂN 7
Ngày thi: 3/4/2015
(Hướng dẫn chấm gồm trang)
Câu
Đáp án
Điểm
1
(2.0 điểm)
Học sinh có thể khẳng định lựa chọn cách ngắt nhịp sau đó giải thích lý do lựa chọn hoặc có thể giải thích lý do sau đó khẳng định lựa chọn cách ngắt nhịp:
- Nêu khái quát về cách ngắt nhịp: Mỗi cách ngắt nhịp có sức gợi tả, gợi cảm riêng.
- Giải thích lý do và khẳng định lựa chọn cách ngắt nhịp:
+ Theo cách ngắt nhịp thứ nhất (Mảnh sân/ trăng lúa chất đầy), câu thơ được hiểu: Trên sân, cả lúa, cả trăng đều chất đầy, đều tràn ngập. Cảnh tượng này vừa gợi sự no đủ, vừa gợi cảm giác thơ mộng.
+ Cách ngắt nhịp thứ hai (Mảnh sân trăng/ lúa chất đầy) thì gợi được ở người đọc về một mảnh sân tràn ngập ánh trăng, lung linh huyền ảo, trên đó chất đầy lúa.
+ Tuy nhiên cách ngắt nhịp thứ hai có phần khiên cưỡng, thiếu tự nhiên. Do đó, cách ngắt nhịp thứ nhất được coi là hợp lý hơn.
(Nếu học sinh lựa chọn cách ngắt nhịp thứ hai mà lý giải hợp lý cũng vẫn được chấp nhận)
0.5
1.5
2
(4.0 điểm)
* Quan hệ từ có trong hai câu thơ: Mặc dầu, mà.
* Phân tích được ý nghĩa của việc sử dụng quan hệ từ:
- Việc sử dụng các quan hệ từ mặc dầu, mà chỉ sự đối lập giữa bề ngoài của chiếc bánh trôi nước với cái nhân của nó. Chiếc bánh trôi nước có thể rắn hay nát, khô hay nhão là do tay người nặn nhưng dù thể rắn hay nát, khô hay nhão thì bên trong cũng có nhân màu hồng son, ngọt lịm.
- Đó cũng là sự đối lập giữa hoàn cảnh xã hội với việc giữ gìn tấm lòng son sắt của người phụ nữ.
- Việc sử dụng cặp quan hệ từ trên tạo nên cách nói dõng dạc và dứt khoát thể hiện rõ thái độ quyết tâm bảo vệ giữ gìn nhân phẩm của người phụ nữ trong bất cứ hoàn cảnh nào.
- Việc dùng
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Phạm Văn Điệp
Dung lượng: 72,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)