HSG tỉnh Long An 2013-2014
Chia sẻ bởi Nguyễn Thanh Nhân |
Ngày 15/10/2018 |
67
Chia sẻ tài liệu: HSG tỉnh Long An 2013-2014 thuộc Sinh học 9
Nội dung tài liệu:
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
LONG AN
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 CẤP TỈNH
MÔN THI : SINH HỌC
NGÀY THI :08/4/2014
THỜI GIAN : 150 PHÚT (Không kể thời gian phát đề)
Câu 1: (4.0 điểm)
Ở đậu Hà Lan, người ta xét sự di truyền của tính trạng màu sắc và hình dạng hạt. Mỗi cặp tính trạng được qui định bởi một cặp gen, tính trạng trội là trội hoàn toàn.
Trong một phép lai giữa 2 bố mẹ thuần chủng thu được F1 có kiểu hình 100% hạt màu vàng, vỏ trơn. Cho F1 tiếp tục thụ phấn với nhau được F2 có tỉ lệ như sau: 315 hạt màu vàng, vỏ trơn : 101 hạt màu vàng, vỏ nhăn : 108 hạt màu xanh, vỏ trơn : 32 hạt màu xanh, vỏ nhăn.
a. Giải thích như thế nào để xác định qui luật di truyền của các tính trạng trên?
b. Xác định kiểu gen, kiểu hình của P và viết sơ đồ lai từ P đến F2.
c. Nếu F3 phân li theo tỉ lệ 1 hạt màu vàng, vỏ trơn : 1 hạt màu vàng, vỏ nhăn : 1 hạt màu xanh, vỏ trơn : 1 hạt màu xanh, vỏ nhăn thì 2 cá thể bố mẹ ở F2 có kiểu gen, kiểu hình như thế nào?
Câu 2: (4.0 điểm)
Tế bào ở một loài sinh vật có bộ NST lưỡng bội được kí hiệu là AaBbDdXX. Từ 5 tế bào sinh dục sơ khai của cá thể này đều trải qua số lần nguyên phân như nhau đã lấy từ môi trường nội bào 2520 NST đơn. Có 6,25% trong số tế bào tạo ra trải qua giảm phân và tất cả các tế bào đều được thụ tinh. Biết các quá trình phân bào diễn ra bình thường.
a. Xác định tên loài và giới tính của loài này.
b. Tính số lần nguyên phân của 5 tế bào trên. Số hợp tử được tạo thành là bao nhiêu?
c. Các kiểu giao tử có thể có được sinh ra từ tế bào của loài trên được viết như thế nào?
Câu 3: (4.0 điểm)
Có hai gen bằng nhau. Trong quá trình tự nhân đôi của hai gen người ta thấy số lần tự nhân đôi của gen I lớn hơn số lần tự nhân đôi của gen II. Sau cùng một thời gian, tổng số gen sinh ra là 24.
a. Tính số lần tự nhân đôi của mỗi gen.
b. Trong quá trình tự nhân đôi của 2 gen nói trên, môi trường nội bào đã cung cấp tất cả 46200 nuclêôtit tự do. Tính chiều dài của mỗi gen bằng A.
c. Gen I có tích % giữa ađênin với loại nuclêôtit không cùng nhóm bổ sung là 4%. Gen II có tích % giữa guanin với loại nuclêôtit cùng nhóm bổ sung là 9%. Tính số nuclêôtit tự do mỗi loại cần cung cấp cho quá trình tự nhân đôi nói trên của từng gen. Biết rằng % nuclêôtit loại ađênin của gen I lớn hơn % nuclêôtit loại timin của gen II.
Câu 4: ( 3.0 điểm)
Một gen chứa 2398 liên kết hóa trị giữa các nuclêôtit. Gen bị đột biến thêm một đoạn. Đoạn gen gắn thêm có chứa 185 liên kết hiđrô và 40 ađênin. Sau đột biến tỉ lệ nuclêôtit loại guanin của gen bằng 30%.
a. Đoạn gen sau khi bị đột biến có chiều dài bằng bao nhiêu A?
b. Tính số lượng từng loại nuclêôtit của gen trước khi đột biến xảy ra?
Câu 5: ( 3.0 điểm)
5.1:(1.5 điểm) Ở người, bệnh máu khó đông do gen lặn m liên kết với giới tính quy định. Một phụ nữ bình thường có cha bị bệnh máu khó đông và kết hôn với một người đàn ông bình thường. Cặp vợ chồng này dự định sinh 2 người con. Tính xác suất để 2 người con: đều là con trai bình thường, đều là con trai bị bệnh. Biết rằng quá trình tạo giao tử ở cặp vợ chồng này diễn ra bình thường.
5.2:(1.5 điểm)
Bệnh bạch tạng ở người do một gen lặn a nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định, gen trội A qui định tính trạng bình thường và di truyền tuân theo quy luật Menđen. Một người đàn ông bình thường có cô em gái bị bệnh, người đàn ông này lấy một người vợ bình thường có người anh trai bị bệnh. Cặp vợ chồng này sinh được 3 người con: người con gái đầu bị bệnh, người con trai thứ hai và người con trai thứ ba đều bình thường.
a. Hãy vẽ sơ đồ phả hệ của gia đình trên qua 3 thế hệ.
b. Xác định kiểu gen của 3 người con đã sinh ra từ cặp vợ chồng nói trên.
Biết rằng, ngoài người
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thanh Nhân
Dung lượng: 137,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)