HSG TỈNH 2016 - 2017

Chia sẻ bởi Lục Nhất Phong | Ngày 15/10/2018 | 82

Chia sẻ tài liệu: HSG TỈNH 2016 - 2017 thuộc Sinh học 9

Nội dung tài liệu:




* GÓP Ý: Đáp án câu 5a và cách chiết điểm chưa thỏa đáng:
+ Theo sách hướng dẫn dạy học theo chuẩn kiến thức kĩ năng của Bộ GD và ĐT xuất bản năm 2010 đã thống nhất không sử dụng khái niệm “nguyên tắc khuôn mẫu” trong cơ chế di truyền phân tử. Và từ đó đến nay, cụm từ này không hề xuất hiện trong các đề thi tuyển sinh ĐH – CĐ và đề thi THPT Quốc gia. Ở đây, theo bản chất quá trình và nghĩa của từ thì phải sử dụng cụm từ “tính khuôn mẫu” mới chính xác, nghĩa là nó là “tính chất” chứ không phải “nguyên tắc”. Mặt khác, khi nói tới nguyên tắc bổ sung trong phiên mã thì đương nhiên đã đề cập tới khuôn mẫu là mạch mã gốc của gen, thế nên không cần thiết phải thêm một ý “nguyên tắc khuôn mẫu” nữa.
+ Đề bài không giới hạn về đối tượng, do đó sẽ phải cần thiết phải nhắc tới cơ chế phiên mã ngược ở virut.
→ Như vậy, đáp án chính xác phải là:
- Axit nucleic gồm 2 loại là ADN và ARN.
- ADN được tổng hợp thông qua cơ chế:
+ Tự nhân đôi: → Thực hiện theo nguyên tắc bổ sung (...) và nguyên tắc bán bảo tồn (...).
+ Phiên mã ngược: → Thực hiện theo nguyên tắc bổ sung (giữa các loại nu A, T, G, X trong môi trường nội bào với các nu trên mạch khuôn là chuỗi polinu của ARN virut – Cụ thể Atự do liên kết với Ukhuôn, Ttự do liên kết với Akhuôn bằng 2 liên kết hidro, Gtự do liên kết với Xkhuôn, Xtự do liên kết với Gkhuôn bằng 3 liên kết hidro. Sau đó chuỗi polinu mới tổng hợp lại tiếp tục được sử dụng làm khuôn để tổng hợp mạch bổ sung tạo nên ADN mạch kép.).
- ARN được tổng hợp thông qua cơ chế:
+ Phiên mã → Thực hiện theo nguyên tắc bổ sung (...)
* Phần hướng dẫn chấm ở câu 1, 2, 3b, 5b, 6b, 7 không thể đóng khung với một kiểu trả lời. Thực tế HS có nhiều cách trình bày khác nhau nhưng vẫn đủ thuyết phục theo yêu cầu của đề bài. Do đó nhất thiết phải có thêm chỉ dẫn: Thí sinh trình bày theo cách khác, nếu đúng vẫn cho điểm tối đa.
* Đề thi chưa có tính phân loại. Yêu cầu hơi nhẹ so với : “Học Sinh Giỏi”.
→ Ra đề một cuộc thi như HSG cấp tỉnh, nơi mà áp lực thành tích và sự nỗ lực của cả người dạy, người học luôn trên 100% thì cần lắm cái TÂM và TẦM của người cầm cân nảy mực. Thật khó.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lục Nhất Phong
Dung lượng: 444,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)