HSG SINH 9 ĐỀ SỐ 21

Chia sẻ bởi Võ Trọng Lành | Ngày 15/10/2018 | 35

Chia sẻ tài liệu: HSG SINH 9 ĐỀ SỐ 21 thuộc Sinh học 9

Nội dung tài liệu:

UBND HUYỆN HỒNG NGỰ ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO CẤP HUYỆN NĂM HỌC 2013-2014
MÔN: SINH HỌC 9
THỜI GIAN LÀM BÀI: 150 PHÚT
(Không kể thời gian phát đề)

(Đề thi gồm: 01 trang)
Câu 1: 4điểm
So sánh những đặc điểm giống và khác nhau về cấu tạo của ADN với ARN?
Câu 2: 2 điểm
Khi lai hai cây lưỡng bội có kiểu gen AA và aa, người ta thu được một số cây lai tam bội có kiểu gen AAa. Hãy giải thích cơ chế hình thành và nêu đặc điểm của các cây lai tam bội đó
Câu 3: 4điểm
Ở đậu Hà Lan thân cao là trội hoàn toàn so với thân thấp.
a) Hãy xác định kết quả ở con lai F1 khi cho đậu thân cao giao phấn với đậu thân thấp.
b) Cho đậu thân cao F1 trong phép lai trên tự thụ phấn thì tỉ lệ kiểu gen và kiểu hình ở F2 sẽ như thế nào?
c) Trong số đậu thân cao F2 làm thế nào để xác định được cây đậu thuần chủng? Có cần kiểm tra tính thuần chủng của cây đậu thân thấp không? Vì sao?
Câu 4: 4 điểm
a) Trong chu kỳ tế bào sự biến đổi hình thái nhiễm sắc thể diễn ra như thế nào? Sự biến đổi đó có ý nghĩa gì?
b) Trình bày ý nghĩa của các quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh.
Câu 5: 3 điểm
Ở một loài sinh vật, một tế bào sinh dưỡng nguyên phân liên tiếp 4 đợt tạo ra các tế bào con có tổng số 384 nhiễm sắc thể đơn.
a) Xác định số tế bào con được tạo ra.
b) Xác định bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài.
c) Tất cả các tế bào con tạo ra sau 4 đợt nguyên phân đều trở thành tinh bào bậc 1 trải qua giảm phân tạo giao tử. Xác định số giao tử được tạo ra.
Câu 6: 3 điểm
Tổng số nuclêôtit của một đoạn gen (gen ban đầu) bằng 1200 nuclêôtit. Đoạn gen này bị đột biến (gen đột biến) làm mất đi 3 cặp nuclêôtit.
a) Tính chiều dài của đoạn gen đột biến, gen đột biến ngắn hơn gen ban đầu là bao nhiêu?
b) Khi đoạn gen đột biến tự sao 3 lần thì số nuclêôtit tự do mà môi trường cung cấp sẽ giảm đi bao nhiêu so với đoạn gen ban đầu (giả sử cũng tự sao 3 lần) ?
Hết./.
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN SINH HỌC LỚP 9
KỲ THI HỌC SINH GIỎI THCS CẤP HUYỆN NĂM HỌC 2013-2014
( Hướng dẫn chấm gồm 03 trang)
Câu
Nội dung yêu cầu
Điểm

Câu 1: 4điểm

 So sánh cấu tạo của ARN với AND
a/ Các đặc điểm giống nhau:
- Đều có thành phần cấu tạo từ các nguyên tố hóa học C, H, O, N, P
- Đều có kích thước và khối lượng lớn, cấu trúc theo nguyên tắc đa phân
- Đơn phân là nuclêôtít. có 3 trong 4 loại nuclêôtít giống nhau là: A, G, X
- Giữa các đơn phân có các liên kết nối lại tạo thành mạch
b/ Các đặc điểm khác nhau:
Cấu tạo của AND
Cấu tạo của ARN

- Có cấu trúc hai mạch song song và xoắn lại với nhau
- Chỉ có một mạch đơn

- Có chứa loại nuclêôtít timin T mà không có uraxin U
- Chứa uraxin mà không có ti min

- Có liên kết hydrô theo nguyên tắc bổ sung giữa các nuclêôtít trên 2 mạch
-Không có liên kết hydrô

- Có kích thước và khối lượng lớn hơn ARN
- Có kích thước và khối lượng nhỏ hơn ADN




0.5đ
0.5đ
0.5đ
0.5đ



0.5đ

0.5đ

0.5đ

0.5đ

Câu 2: 2 điểm

- Cơ chế hình thành cây lai tam bội: do sự không phân ly của cặp NST mang alen A trong quá trình giảm phân nên hình thành loại giao tử không bình thường mang cả hai alen A, giao tử này kết hợp với giao tử bình thường mang alen a hình thành hợp tử AAa (tam bội).
Sơ đồ: minh họa
P: AA x aa
G AA a a
F AAa
- Đặc điểm của cây tam bội: Bộ NST 3n, cơ quan dinh dưỡng to, sinh trưởng và phát triển mạnh khả năng chống chịu tốt.






0,5đ




0,5đ

Câu 3: 4điểm

Theo đề bài, quy ước:
Gen A -> Thân cao
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Võ Trọng Lành
Dung lượng: 69,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)