HSG SINH 9 CHẤT LƯỢNG CAO
Chia sẻ bởi Tạ Đức Minh |
Ngày 17/10/2018 |
62
Chia sẻ tài liệu: HSG SINH 9 CHẤT LƯỢNG CAO thuộc Hóa học 8
Nội dung tài liệu:
CÂU HỎI SINH THÁI
Câu 1.
a) Trong các đặc trưng của quần thể, đặc trưng nào là đặc trưng cơ bản nhất? Tại sao?
b) Những yếu tố nào đã điều chỉnh tốc độ sinh trưởng của quần thể làm cho mật độ của quần thể trở về mức cân bằng?
c) Độ đa dạng và độ nhiều của quần xã khác nhau căn bản ở điểm nào? Liên quan với nhau như thế nào?
d) Muốn nuôi được nhiều cá trong một ao và để có năng suất cao thì chúng ta cần phải nuôi các loài cá như thế nào cho phù hợp ?
a) Đặc trưng của quần thể gồm:
- Tỷ lệ giới tính.
- Thành phần nhóm tuổi.
- Mật độ quần thể.
* Trong đó mật độ quần thể là đặc trưng cơ bản nhất vì mật độ ảnh hưởng đến:
+ Mức sử dụng nguồn sống QTSV.
+ Tần số gặp nhau giữa cá thể đực và cá thể cái, sự lan truyền bệnh tật trong QT
+ Sức sinh sản và sự tử vong.
+ Trạng thái cân bằng của quần thể.
b) Những yếu tố nào đã điều chỉnh tốc độ sinh trưởng của quần thể làm cho mật độ của quần thể trở về mức cân bằng:
+ Các điều kiện sống của môi trường (khí hậu, thổ nhưỡng, thức ăn, nơi ở) đã ảnh hưởng đến sức sinh sản và tử vong của quần thể.
+ Sự thống nhất mối tương quan giữa tỉ lệ sinh sản và tỉ lệ tử vong làm cho mật độ quần thể cân bằng.
c) Độ đa dạng và độ nhiều của quần xã khác nhau ở những điểm cơ bản sau:
- Độ đa dạng thể hiện mức độ phong phú về số lượng loài trong quần xã, độ nhiều thể hiện mật độ cá thể của mỗi loài trong quần xã.
- Mối quan hệ: Quan hệ thuận – nghịch. Số lượng loài càng đa dạng thì số lượng cá thể (mật độ) của mỗi loài giảm đi và ngược lại.
d) Muốn nuôi được nhiều cá trong ao và để có năng suất cao thì cần phải chọn nuôi các loài cá phù hợp:
- Nuôi cá sống ở các tầng nước khác nhau: ăn nổi, ăn đáy... => giảm mức độ cạnh tranh giữa các loài cá.
- Nuôi nhiều loài cá ăn các loại thức ăn khác nhau, tận dụng được nguồn thức ăn trong tự nhiên do đó đạt năng suất cao.
- Đảm bảo vệ sinh môi trường, đủ thức ăn, phòng bệnh tốt...
Câu 2. Sự điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể.
– Là xu hướng tự điều chỉnh số lượng cá thể bằng cách làm giảm hoặc tăng số lượng cá thể của quần thể
+ Trong điều kiện môi trường sống thuận lợi, nguồn thức ăn dồi dào các nhân tố điều chỉnh mật độ (cạnh tranh, kẻ thù ăn thịt,..) tác động làm cho quần thể tăng mức sinh sản, giảm mức độ tử vong, nhiều cá thể từ nơi khác khan hiếm thức ăn nhập cư tới sống trong quần thể -> số lượng cá thể của quần thể tăng lên nhanh.
+ Ngược lại, khi số lượng cá thể tăng lên cao, sau 1 thời gian, nguồn sống trong môi trường trở nên thiếu hụt, nơi ở chật chội,…dẫn tới cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể làm tăng mức độ tử vong và giảm mức sinh sản của quần thể. Đồng thời, khi cạnh tranh nhau gay gắt giữa các cá thể tăng lên, nhiều cá thể trong quần thể
Câu 1.
a) Trong các đặc trưng của quần thể, đặc trưng nào là đặc trưng cơ bản nhất? Tại sao?
b) Những yếu tố nào đã điều chỉnh tốc độ sinh trưởng của quần thể làm cho mật độ của quần thể trở về mức cân bằng?
c) Độ đa dạng và độ nhiều của quần xã khác nhau căn bản ở điểm nào? Liên quan với nhau như thế nào?
d) Muốn nuôi được nhiều cá trong một ao và để có năng suất cao thì chúng ta cần phải nuôi các loài cá như thế nào cho phù hợp ?
a) Đặc trưng của quần thể gồm:
- Tỷ lệ giới tính.
- Thành phần nhóm tuổi.
- Mật độ quần thể.
* Trong đó mật độ quần thể là đặc trưng cơ bản nhất vì mật độ ảnh hưởng đến:
+ Mức sử dụng nguồn sống QTSV.
+ Tần số gặp nhau giữa cá thể đực và cá thể cái, sự lan truyền bệnh tật trong QT
+ Sức sinh sản và sự tử vong.
+ Trạng thái cân bằng của quần thể.
b) Những yếu tố nào đã điều chỉnh tốc độ sinh trưởng của quần thể làm cho mật độ của quần thể trở về mức cân bằng:
+ Các điều kiện sống của môi trường (khí hậu, thổ nhưỡng, thức ăn, nơi ở) đã ảnh hưởng đến sức sinh sản và tử vong của quần thể.
+ Sự thống nhất mối tương quan giữa tỉ lệ sinh sản và tỉ lệ tử vong làm cho mật độ quần thể cân bằng.
c) Độ đa dạng và độ nhiều của quần xã khác nhau ở những điểm cơ bản sau:
- Độ đa dạng thể hiện mức độ phong phú về số lượng loài trong quần xã, độ nhiều thể hiện mật độ cá thể của mỗi loài trong quần xã.
- Mối quan hệ: Quan hệ thuận – nghịch. Số lượng loài càng đa dạng thì số lượng cá thể (mật độ) của mỗi loài giảm đi và ngược lại.
d) Muốn nuôi được nhiều cá trong ao và để có năng suất cao thì cần phải chọn nuôi các loài cá phù hợp:
- Nuôi cá sống ở các tầng nước khác nhau: ăn nổi, ăn đáy... => giảm mức độ cạnh tranh giữa các loài cá.
- Nuôi nhiều loài cá ăn các loại thức ăn khác nhau, tận dụng được nguồn thức ăn trong tự nhiên do đó đạt năng suất cao.
- Đảm bảo vệ sinh môi trường, đủ thức ăn, phòng bệnh tốt...
Câu 2. Sự điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể.
– Là xu hướng tự điều chỉnh số lượng cá thể bằng cách làm giảm hoặc tăng số lượng cá thể của quần thể
+ Trong điều kiện môi trường sống thuận lợi, nguồn thức ăn dồi dào các nhân tố điều chỉnh mật độ (cạnh tranh, kẻ thù ăn thịt,..) tác động làm cho quần thể tăng mức sinh sản, giảm mức độ tử vong, nhiều cá thể từ nơi khác khan hiếm thức ăn nhập cư tới sống trong quần thể -> số lượng cá thể của quần thể tăng lên nhanh.
+ Ngược lại, khi số lượng cá thể tăng lên cao, sau 1 thời gian, nguồn sống trong môi trường trở nên thiếu hụt, nơi ở chật chội,…dẫn tới cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể làm tăng mức độ tử vong và giảm mức sinh sản của quần thể. Đồng thời, khi cạnh tranh nhau gay gắt giữa các cá thể tăng lên, nhiều cá thể trong quần thể
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Tạ Đức Minh
Dung lượng: 3,83MB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)