HSG Sinh 9

Chia sẻ bởi Hồ Thị Vinh | Ngày 15/10/2018 | 67

Chia sẻ tài liệu: HSG Sinh 9 thuộc Sinh học 9

Nội dung tài liệu:

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI NĂM 2016
MÔN: SINH HỌC 9
DÀNH CHO HS CHUYÊN BAN KHTN
(Thời gian làm bài: 180 phút)
Câu I:
Sinh học hiện đại đã làm sáng tỏ của hiện tượng di truyền độc lập về 2 cặp tính trạng của Menđen như thế nào?
Có thể sử dụng phép lai phân tích về 2 cặp tính trạng để kiểm tra kiểu gen của một cơ thể nào đó là thuần chủng hay không thuần chủng không? Cho ví dụ và lập sơ đồ lai minh họa.
Tại sao Menđen lại chọn các cặp tính trạng tương phản khi thực hiện các phép lai?
Câu II:
Đối với những loài sinh sản hữu tính, những quá trình sinh học nào xảy ra ở cấp độ tế bào đảm bảo con cái sinh ra giống bố mẹ? Ý nghĩa của các quá trình sinh học đó.
Sự khác nhau cơ bản trong nguyên tắc bổ sung giữa quá trình tổng hợp ADN, ARN và chuỗi axi amin. Phân tử ADN tự sao dựa theo những nguyên tắc nào?

Câu III:
Các tế bào con được tạo ra qua nguyên phân khác với các tế bào con được tạo ra qua giảm phân như thế nào?
Hãy giải thích vì sao nhiễm sắc thể là cơ sở vật chất chủ yếu của hiện tượng di truyền và biến dị ở cấp độ tế bào?
Câu IV:
1. Kí hiệu bộ nhiễm sắc thể của một loài sinh vật như sau: Aa Ee XX.
Khi giảm phân bình thường, không có trao đổi đoạn, có thể tạo ra bao nhiêu loại giao tử khác nhau ? Hãy viết kí hiệu các loại giao tử đó.
2. Xét một cặp nhiễm sắc thể tương đồng chứa một cặp gen dị hợp (Aa), mỗi gen đều dài 4080 Ăngstron. Gen trội A có 3120 liên kết hiđrô; gen lặn a có 3240 liên kết hiđrô.
a) Số lượng từng loại nuclêôtit trong mỗi loại giao tử bình thường chứa gen nói trên bằng bao nhiêu?
b) Nếu giảm phân I phân li bình thường, giảm phân II phân li không bình thường thì có những loại giao tử nào và số lượng từng loại nuclêôtit trong mỗi loại giao tử bằng bao nhiêu?


Câu V: Cho hai nòi chó thuần chủng lông trắng, dài và lông đen, ngắn giao phối với nhau được F1. Cho F1 tiếp tục giao phối với nhau F2 thu được 162 cá thể, trong đó có 91 cá thể lông đen, dài.
Xác định quy luật di truyền chi phối hai tính trạng trên.
F2 còn xuất hiện những kiểu hình nào? Chiếm tỷ lệ bao nhiêu?

Câu VI:
1.Chọn hai lô đất như nhau, sử dụng lưới ngăn chuột quây kín một lô đất. Sau một thời gian, số lượng cỏ gấu ở hai lô đất sẽ thay đổi như thế nào và giải thích? (Giả sử điều kiện ngoại cảnh tương đối ổn định).
Sự chuyển hóa năng lượng trong chuỗi thức ăn diễn ra như thế nào? Nêu những đặc điểm khác nhau cơ bản giữa quần thể sinh vật và quần xã sinh vật.
Câu VII:
Hình dưới đây là mức độ ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái nhiệt độ lên mức độ sinh vật. Hãy cho biết các chú thích từ 1 đến 7 có tên là gì? Nếu sinh vật đó là cá rô phi Việt Nam thì cho biết giá trị nhiệt độ với các chú thích 3, 6, 7 và tính giới hạn chịu đựng của loài đó?





4
1 2




5


……………..Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm………………



















HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI – CHUYÊN BAN KHTN
Câu
Đáp án

I
1. + Nhân tố di truyền mà Menđen nhắc đến trong các thí nghiệm của mình chính là gen. Mỗi cặp gen tương ứng tồn tại trên 1 cặp NST tương đồng.
+ Sinh học hiện đại đã gắn mỗi cặp nhân tố di truyền nên mỗi cặp NST để nhận sự phân li và tổ hợp của các cặp NST gắn liền sự phân li và tổ hợp của các nhân tố di truyền trong quá trình giảm phân và thụ tinh.
2. - Có thể sử dụng phép lai phân tích về 2 cặp tính trạng để kiểm tra kiểu gen của một cơ thể nào đó là thuần chủng hay không thuần chủng không.
- Ở đậu Hà Lan:
A: Hạt vàng; a: Hạt xanh
B: Hạt trơn; b: Hạt nhăn
Cho đạu vàng, trơn lai với đậu xanh, nhăn mà con lai chỉ cho 1 kiểu hình chứng tỏ cây mang lai thuần chủng
Ngược lại nếu con lai xuất hiện 2 kiểu hình trở nên chứng tỏ cây mang lai không thuẩn chủng.
- Sơ đồ lai: + Nếu cây vàng, trơn t/
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hồ Thị Vinh
Dung lượng: 77,00KB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)