HSG Địa 8

Chia sẻ bởi Hoàng Đình Thảo | Ngày 17/10/2018 | 54

Chia sẻ tài liệu: HSG Địa 8 thuộc Địa lí 8

Nội dung tài liệu:


Phòng giáo dục & Đào tạo Thanh Chương
Trường THCS Hạnh Lâm

Đề kiểm định chất lượng mũi nhọn HSG lớp 8
Câu 1 (3 điểm)

Dựa vào Atlát địa lý Việt Nam và kiến thức đã học, hãy chứng minh địa hình là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến khí hậu (chủ yếu là chế độ nhiệt và chế độ mưa của nước ta).

ĐÁP ÁN
+ Hướng nghiêng chung của địa hình và hướng núi có ảnh hưởng rất lớn đến đặc điểm khí hậu:
- Do địa hình nước ta có hướng nghiên chung là Tây Bắc – Đông Nam, thấp dần ra biển, kết hợp với các loại gió thịnh hành trong năm tạo điều kiện gió biển có thể tác động sâu vào trong lục địa. (0,5đ)
- Hướng núi có ảnh hưởng lớn đến nhiệt độ và lượng mưa:
* Hướng vòng cung của các cánh cung ở Đông Bắc tạo điều kiện gió mùa Đông Bắc xâm nhập sâu vào lãnh thổ nước ta, khiến các địa phương phía bắc nhiệt độ xuống thấp. Hướng vòng cung của Trường Sơn Nam cũng gây nên tính song song với hướng gió của bộ phận Duyên Hải khiến nhiều khu vực có lượng mưa thấp. (0,5đ)
* Hướng Tây Bắc – Đông Nam:
# Hướng Tây Bắc – Đông Nam của dãy Hoàng Liên Sơn có tác dụng ngăn ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc đến khu Tây Bắc làm cho vùng này có mùa đông ngắn hơn khu Đông Bắc. (0,25đ)
# Hướng Tây bắc – Đông Nam của dãy Trường Sơn vuông góc với gió Tây Nam, khiến sườn Đông chịu ảnh hưởng của gió Tây khô nóng vào mùa hạ, nhiệt độ cao, mưa ít. (0,25đ)
# Hướng Tây – Đông của dãy núi Hoành Sơn, Bạch Mã có tác dụng ngăn ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc xuống phía Nam, làm cho nhiệt độ ở phía Nam cao hơn phía Bắc. (0,25đ)
* Các địa điểm nằm ở sườn đón gío của các dãy núi có lượng mưa lớn, nằm ở sườn khuất gió lượng mưa nhỏ hơn. (0,25đ)
* Độ cao của địa hình là nhân tố rất quan trọng ảnh hưởng đến khí hậu đặc biệt là chế độ nhiệt. (0,25đ)
Do điện tích đồi núi chiếm phần lớn lãnh thổ nên ngoài sự phân hóa nhiệt độ theo chiều Bắc – Nam thì nhiệt độ còn có sự phân hóa theo độ cao khá rõ. (0,5đ)
Theo qui luật đai cao cứ lên cao 100m thì nhiệt độ giảm 0,50C. Vì vậy những vùng núi cao có nhiệt độ thấp hơn nền nhiệt độ trung bình của cả nước. (0,25đ)


Câu 2 (3 điểm)
Thiên nhiên Việt Nam có sự phân hóa đa dạng. Bằng kiến thức đã học, dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, hãy chứng minh sự phân hóa theo Bắc Nam và giải thích nguyên nhân của sự phân hóa đó.
Đáp án

Thiên nhiên phân hóa theo Bắc-Nam:(Ranh giới là dãy Bạch Mã 160B)
Phần lãnh thổ phía Bắc khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh nền nhiệt độ trên 200C có từ 2 đến 3 tháng nhiệt độ trung bình <180C, biên độ nhiệt năm lớn. Có sự phân hóa thiên nhiên theo mùa khá rõ.
Phần lãnh thổ phía Nam: Khí hậu cận xích đạo gió mùa. Quanh năm nóng, nhiệt độ trung bình năm >250C, không có tháng nào <200C, biên độ nhiệt độ năm nhỏ, có 2 mùa mưa và khô rõ rệt.
Nguyên nhấn của sự phân hóa theo Bắc – Nam là do ảnh hưởng của vị trí địa lí và địa hình
.
Phần lãnh thổ phía Bắc có vị trí gần với chí tuyến Bắc nên góc nhập xạ trong năm đã nhỏ hơn so với phần lãnh thổ phía Nam. Mặt khăc do ảnh hưởng của hướng địa hình, với hướng vòng cung của 4 vòng cung lớn, mở ra ở hướng Bắc và qui tụ lại ở Tam Đảo đã tạo điều kiện cho gió mùa đông bắc tràn sâu vào lãnh thổ nước ta mà đặc biệt là khu vực Đông Bắc, ranh giới cuối cùng hoạt động của gió mùa đông bắc là dãy Bạch Mã Chính ví thế mà ở phía Bắc có mùa đông lanh, còn phía Nam thì không.
Phần lãnh thổ phía Nam có vị trí gần với đường xích đạo, có góc nhập xạ quanh năm lớn, nên nhiệt độ cao đều trong năm vì thế biên độ nhiệt năm nhỏ. Chịu ảnh hưởng của gió mùa rõ rệt nên có sự phân hóa mừa mưa và khô rõ rệt
Tóm lại thiên nhiên có sự phân hóa theo Bắc Nam chủ yếu là do sự phân hóa khác biệt về khí hậu giữa 2 miền mà ranh giới là dãy Bạch Mã..

Câu 3: Trình bày đặc điểm vị trí địa lí và ý nghĩa vị trí địa lí nước ta (3đ)
ĐÁP ÁN:
* Đặc
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hoàng Đình Thảo
Dung lượng: 14,08KB| Lượt tài: 5
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)