HSG
Chia sẻ bởi Nguyễn Công Thương |
Ngày 17/10/2018 |
62
Chia sẻ tài liệu: HSG thuộc Hóa học 8
Nội dung tài liệu:
PHÒNG GD&ĐT BÙ ĐĂNG
ĐỀ KHẢO SÁT HỌC SINH GIỎI LỚP 9
NĂM HỌC 2015 - 2016
MÔN HÓA HỌC
( Thời gian làm bài 150 phút không kể thời gian giao đề )
Bài 1: ( 3,0 điểm )
Viết phương trình phản ứng theo sơ đồ sau:
B 2 C 3 D
A 1 6 A
E 4 F 5 G
Biết A là thành phần chính của đá vôi.
Bài 2: ( 2,5 điểm )
Nêu hiện tượng và viết phương trình phản ứng xảy ra.
1.Cho Na vào dung dịch CuCl2
2. Cho K đến dư vào dung dịch Al2(SO4)3
3. Đun nóng dung dịch NaHCO3
4. Đưa mẩu quỳ tím ẩm vào bình chứa khí clo
Bài 3: ( 2,5 điểm )
Chỉ dùng CO2 và H2O hãy nhận biết các chất bột màu trắng sau: NaCl; Na2CO3; Na2SO4; BaCO3; BaSO4
Bài 4: ( 2,5 điểm )
Tiến hành hai thí nghiệm sau:
- Thí nghiệm 1: Cho m gam Mg vào 150 ml dung dịch H2SO4 2M.
- Thí nghiệm 2: Cho m gam Al vào 150 ml dung dịch H2SO4 2M.
So sánh thể tích khí H2 thoát ra trong hai thí nghiệm trên.
Bài 5: ( 2,5 điểm )
Cho 3,78 gam hỗn hợp gồm Mg và Al vào 250 ml dung dịch HCl 2M.
a. Chứng minh rằng sau phản ứng axit vẫn còn dư.
b. Nếu phản ứng trên thoát ra 4,368 lít khí H2 ( đktc ). Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu.
Bài 6: ( 3,0 điểm )
Khử hoàn toàn 4,06 gam một oxit kim loại M bằng 3,136 lít CO (đktc) ở nhiệt độ cao thành kim loại và khí X. Tỉ khối của X so với H2 là 18. Nếu lấy lượng kim loại M sinh ra hoà tan hết vào dung dịch chứa m gam H2SO4 98% đun nóng thì thu được khí SO2 duy nhất và dung dịch Y. Xác định công thức của oxit kim loại và tính giá trị nhỏ nhất của m.
Bài 7: ( 3,0 điểm )
Cho một lượng bột CaCO3 tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl 32,85%, sau phản ứng thu được dung dịch X trong đó nồng độ HCl còn lại là 24,195%. Thêm vào X một lượng bột MgCO3 khuấy đều cho phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y trong đó nồng độ HCl còn lại là 21,11%. Tính nồng độ % của các muối có trong dung dịch Y.
Bài 8: ( 1,0 điểm )
Hai hợp chất X và Y đều gồm ba nguyên tố trong đó có Al ( MX < MY). Cho X tác dụng với axit dư sản phẩm tạo thành có hai chất tan trong đó có chứa Y. Cho Y tác dụng với kiềm dư sản phẩm tạo thành có hai chất tan trong đó có X. Xác định công thức của X, Y và viết phương trình phản ứng xảy ra.
( Biết Ca = 40, C = 12, O = 16, Mg = 24, H = 1, Cl = 35,5, Al = 27, S = 32)
.......................................Hết...............................................
PHÒNG GD – ĐT BÙ ĐĂNG
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ KHẢO SÁT HỌC SINH GIỎI LỚP 9
NĂM HỌC 2015-2016
MÔN HÓA HỌC
( Thời gian 150 phút )
Thang điểm 20/20 - Số trang 03
Câu
Nội dung
Điểm
Câu 1
( 3 đ )
A : CaCO3 B: CaO C: Ca(OH)2 D: CaCl2
E: CO2 F: NaHCO3 G: Na2CO3
Mỗi PTHH đúng: 0,5 đ
Câu 2
( 2,5 đ )
1. Na tan có khí thoát ra, xuất hiện kết tủa màu xanh lam
2Na + 2H2O → 2 NaOH + H2
2NaOH + CuCl2 → Cu(OH)2 + 2NaCl
2. K tan có khí thoát ra, xuất hiện kết tủa trắng dạng keo tăng dần đến cực đại rồi tan dần
2K + 2H2O → 2KOH + H2
6KOH + Al2(SO4)3 → 2Al(OH)3 + 3K2SO4
Al(OH)3 + KOH → KAlO2 + 2H2O
3. Có khí thoát ra.
2NaHCO3 → Na2CO3 + CO2 + H2O
4. Quỳ tím chuyển thành màu đỏ sau đó mất màu.
Cl2 + H2O ↔ HCl + HClO
0,25 đ
0,25đ
0,25đ
0,75đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
Câu 3
(
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Công Thương
Dung lượng: 84,00KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)