HSG

Chia sẻ bởi Trần Thị Thu Thuỷ | Ngày 15/10/2018 | 52

Chia sẻ tài liệu: HSG thuộc Sinh học 9

Nội dung tài liệu:

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC SINH GIỎI VĂN HÓA LỚP 9
Câu 1: Hãy trình bày nội dung cơ bản của phương pháp phân tích các thế hệ lai của Menđen:
-Lai các cặp bố mẹ khác nhau về 1 hoặc một số cặp tính trạng TC tương phản, rồi theo dõi sự di truyền riêng lẽ của từng cặp tính trạng đó trên con cháu của từng cặp bố mẹ.
-Dùng toán thống kê để phân tích các số liệu thu được. Từ đó rút ra qui luật di truyền các tính trạng.
Câu 2: Phát biểu nội dung qui luật phân li, phân li độc lập
a.Nội dung qui luật phân li :Trong quá trình phát sinh giao tử, mỗi nhân tố di truyền trong cặp nhân tố di truyền phân li về một giao tử và giữ nguyên bản chất như cơ thể thuần chuẩn của P
a. Nội dung: Các cặp nhân tố di truyền đã phân li độc lập trong quá trình phát sinh giao tử.
Câu 3: Muốn xác định được kiểu gen của cá thể mang tính trạng trội cần phải làm gì?
Cơ thể mang tính trạng trội có kiểu gen đồng hợp (AA) hoặc dị hợp (Aa). Muốn xác định được kiểu gen của cá thể mang tính trạng trội ta dùng phép lai phân tích
*. Phép lai phân tích: là phép lai giữa cá thể mang tính trạng trội cần xác định kiểu gen với cá thể mang tính trạng lặn.
- Nếu kết qủa phép lai là đồng tính thì cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen đồng hợp trội .
- Nếu kết qủa phép lai là phân tính thì cá thể đó có kiểu gen dị hợp.
Câu 4: Tương quan trội – lặn của các tính trạng có ý nghĩa gì trong thực tiễn sản xuất?
Tương quan trội – lặn là hiện tượng phổ biến ở thế giới SV, trong đó tính trạng trội thường có lợi. Vì vậy, trong chọn giống cần phát hiện các tính trạng trội để tập trung các gen trội về cùng 1 kiểu gen nhằm tạo ra giống có ý nghĩa kinh tế
Câu 5: Biến dị tổ hợp là gì? Nó được xuất hiện ở hình thức sinh sản nào? Tại sao ở các loài sinh sản giao phối(sinh sản hữu tính) biến dị lại phong phú hơn nhiều so với những loài sinh sản vô tính.
a. Biến dị tổ hợp: là sự tổ hợp lại các tính trạng của P làm xuất hiện các kiểu hình khác P.
b. Loại biến dị này xuất hiện rất phổ biến ở những loài sinh vật có hình thức sinh sản hữu tính (giao phối).
c.Vì ở các loài giao phối trong quá trình phát sinh giao tử đã tạo ra nhiều loại giao tử. Các loại giao tử này thụ tinh ngẫu nhiên tạo nhiều tổ hợp khác nhau xuất hiện biến dị tổ hợp.
Câu 6: Nêu những đặc trưng của bộ NST?
- Trong tế bào sinh dưỡng NST tồn tại thành từng cặp tương đồng
- Bộ NST lưỡng bội ( 2n) : Là bộ NST có chứa các cặp NST tương đồng.
- Bộ NST đơn bội: Là bộ NST trong giao tử chỉ chứa 1 NST của mỗi cặp tương đồng.
- Ở những loài đơn tính có sự khác nhau giữa cá thể đực và cá thể cái ở 1 cặp NST giới tính XX, XY
- TB của mỗi loài SV có bộ NST đặc trưng về hình dạng và số lượng.
VD: Ở người 2n = 46
Ruồi giấm 2n = 8
Câu 7: Cấu trúc điển hình của NST được biểu hiện rõ nhất ở kì nào của quá trình phân chia tế bào ? Mô tả cấu trúc đó.
a. Cấu trúc: Cấu trúc điển hình của NST biểu hiện rõ nhất ở kì giữa của quá trình phân bào:
+ Hình dạng: Hình que, hình hạt, hình chữ V. Dài: 0,5(50 m.
+ Đường kính: 0,2 ( 2m.
b. Cấu trúc: Ở kì giữa NST gồm 2 crômatít (NST tử chị em) gắn với nhau ở tâm động chia thành 2 cánh. Tâm động là điểm dính NST vào sợi tơ trong thoi phân bào. Nhờ đó khi sợi tơ co rút trong quá trình phân bào, NST di chuyển về các cực của tế bào. Một số NST còn có eo thứ hai. Mỗi crômatít gồm 1 phân tử ADN và prôtêin loại histôn.
Câu 8.Nêu ý nghĩa của quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh?
-Duy trì ổn định bộ NST đặc trưng của các loài sinh sản hữu tính qua các thế hệ cơ thể.
-Tạo ra nguồn biến dị tổ hợp phong phú cho chọn giống và tiến hoá.
Câu 9: Biến dị tổ hợp có ý nghĩa gì đối với chọn giống và tiến hóa? Tại sao ở các loài sinh sản giao phối, biến dị lại phong phú hơn nhiều so với những loài sinh sản vô
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Thị Thu Thuỷ
Dung lượng: 70,00KB| Lượt tài: 37
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)