Hỏi đáp nhà nước XHCN
Chia sẻ bởi Tràn Dương |
Ngày 17/10/2018 |
43
Chia sẻ tài liệu: hỏi đáp nhà nước XHCN thuộc Hóa học 8
Nội dung tài liệu:
Câu 1: Quan điểm của Đảng về xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam.
Như chúng ta biết, Nhà nước pháp quyền ra đời ở một giai đoạn phát triển nhất định của xã hội. Sự ra đời và phát triển của tư tưởng: “Nhà nước pháp quyền” gắn liền với sự ra đời và phát triển của dân chủ, của tư tưởng loại trừ sự chuyên quyền, độc đoán, vô chính phủ, vô pháp luật. Nhà nước pháp quyền đòi hỏi phải có sự thống nhất giữa tính tối cao của pháp luật với hình thức pháp lý của tổ chức, thực hiện quyền lực Nhà nước. Đó là hai yếu tố không thể thiếu được khi nói đến Nhà nước pháp quyền nói chung.
Nhà nước vốn là “một trong những vấn đề phức tạp, khó khăn nhất”,nhưng lại là vấn đề cơ bản, rất mấu chốt trong toàn bộ hệ thống chính trị”. Vì thế trong đường lối lãnh đạo của mình ở từng thời kỳ CM, Đảng ta đặc biệt coi trọng việc đề ra đường lối xây dựng và hoàn thiện bộ máy N2 - yếu tố trung tâm của HTCT theo định hướng N2 pháp quyền. Đây là một trong những nhiệm vụ cơ bản để phát triển đất nước. Tuy vậy, khái niệm Nhà nước pháp quyền có nhiều cách tiếp cận khác nhau, nhưng chung quy lại, Nhà nước pháp quyền hiểu chung nhất là Nhà nước được tổ chức và hoạt động trên cơ sở pháp luật, trong đó mọi chủ thể kể cả nhà nước đều phải tuân thủ nghiêm chỉnh pháp luật - một hệ thống pháp luật có tính phổ biến cao, phù hợp với ý chí, thể hiện đầy đủ những giá trị cao cả nhất của xã hội, của con người. Bản chất của Nhà nước pháp quyền không phải là một kiểu nhà nước, đó là một phương thức, mô hình tổ chức và thực thi quyền lực nhà nước trên cơ sở đề cao vai trò của pháp luật và quyền con người và phải quản lý xã hội bằng pháp luật.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, từ khi ra đời đến nay, Nhà nước ta ngày càng thể hiện rõ những phẩm chất và đặc trưng của một nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa thực sự của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Đó là một nhà nước hợp hiến, hợp pháp, được xây dựng, tổ chức và hoạt động trên cơ sở những quy định của Hiến pháp, pháp luật và vận hành trong khuôn khổ Hiến pháp, pháp luật. Hiến pháp và hệ thống pháp luật của chúng ta ngày càng được xây dựng, bổ sung và hoàn thiện để không những đáp ứng kịp thời những yêu cầu phong phú và sinh động của công cuộc đổi mới toàn diện đất nước mà còn để phù hợp với hệ thống công ước, thông lệ và pháp luật quốc tế trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng của đất nước
Dựa trên các Văn kiện của Đảng Cộng sản Việt nam và Hiến pháp nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam, có thể khái quát những đặc trưng cơ bản của nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam như sau:
Một là, nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.
Hai là, quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công rành mạch và phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan trong thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp.
Ba là, nhà nước được tổ chức và hoạt động trên cơ sở hiến pháp và pháp luật.
Bốn là, nhà nước tôn trọng, bảo đảm quyền con người, nâng cao trách nhiệm pháp lý của Nhà nước, thi hành dân chủ đồng thời tăng cường kỷ cương, kỷ luật.
Năm là, nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa do Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo, đồng thời bảo đảm sự giám sát của nhân dân, sự phản biện của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Sáu là, quản lý xã hội bằng pháp luật và đề cao vai trò tối thượng của pháp luật.
Bảy là, tôn trọng và tự nguyện thực hiện các cam kết quốc tế.
Sở dĩ Đảng ta đặt vấn đề xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam vì: Trước hết bản thân lý luận về nhà nước pháp quyền có những điểm tiến bộ, hợp lý trong việc thực hành quyền dân chủ, trong việc tổ chức, hoạt động của nhà nước và đó cũng là mục tiêu của nhiều quốc gia trên thế giới. Đồng thời đặc trưng của nó có nhiều điểm phù hợp với bản chất của nhà nước ta. Thứ hai, xuất phát từ thực trạng tổ chức, hoạt động của nhà nước ta còn nhiều khiếm khuyết, yếu kém, chưa thực sự là nhà nước tuân thủ pháp luật và thực hiện quản lý xã hội bằng pháp luật, như: bộ máy nhà nước ta chưa thực sự trong sạch, vững mạnh; tình trạng tham nhũng, lãng phí,
Như chúng ta biết, Nhà nước pháp quyền ra đời ở một giai đoạn phát triển nhất định của xã hội. Sự ra đời và phát triển của tư tưởng: “Nhà nước pháp quyền” gắn liền với sự ra đời và phát triển của dân chủ, của tư tưởng loại trừ sự chuyên quyền, độc đoán, vô chính phủ, vô pháp luật. Nhà nước pháp quyền đòi hỏi phải có sự thống nhất giữa tính tối cao của pháp luật với hình thức pháp lý của tổ chức, thực hiện quyền lực Nhà nước. Đó là hai yếu tố không thể thiếu được khi nói đến Nhà nước pháp quyền nói chung.
Nhà nước vốn là “một trong những vấn đề phức tạp, khó khăn nhất”,nhưng lại là vấn đề cơ bản, rất mấu chốt trong toàn bộ hệ thống chính trị”. Vì thế trong đường lối lãnh đạo của mình ở từng thời kỳ CM, Đảng ta đặc biệt coi trọng việc đề ra đường lối xây dựng và hoàn thiện bộ máy N2 - yếu tố trung tâm của HTCT theo định hướng N2 pháp quyền. Đây là một trong những nhiệm vụ cơ bản để phát triển đất nước. Tuy vậy, khái niệm Nhà nước pháp quyền có nhiều cách tiếp cận khác nhau, nhưng chung quy lại, Nhà nước pháp quyền hiểu chung nhất là Nhà nước được tổ chức và hoạt động trên cơ sở pháp luật, trong đó mọi chủ thể kể cả nhà nước đều phải tuân thủ nghiêm chỉnh pháp luật - một hệ thống pháp luật có tính phổ biến cao, phù hợp với ý chí, thể hiện đầy đủ những giá trị cao cả nhất của xã hội, của con người. Bản chất của Nhà nước pháp quyền không phải là một kiểu nhà nước, đó là một phương thức, mô hình tổ chức và thực thi quyền lực nhà nước trên cơ sở đề cao vai trò của pháp luật và quyền con người và phải quản lý xã hội bằng pháp luật.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, từ khi ra đời đến nay, Nhà nước ta ngày càng thể hiện rõ những phẩm chất và đặc trưng của một nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa thực sự của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Đó là một nhà nước hợp hiến, hợp pháp, được xây dựng, tổ chức và hoạt động trên cơ sở những quy định của Hiến pháp, pháp luật và vận hành trong khuôn khổ Hiến pháp, pháp luật. Hiến pháp và hệ thống pháp luật của chúng ta ngày càng được xây dựng, bổ sung và hoàn thiện để không những đáp ứng kịp thời những yêu cầu phong phú và sinh động của công cuộc đổi mới toàn diện đất nước mà còn để phù hợp với hệ thống công ước, thông lệ và pháp luật quốc tế trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng của đất nước
Dựa trên các Văn kiện của Đảng Cộng sản Việt nam và Hiến pháp nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam, có thể khái quát những đặc trưng cơ bản của nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam như sau:
Một là, nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.
Hai là, quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công rành mạch và phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan trong thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp.
Ba là, nhà nước được tổ chức và hoạt động trên cơ sở hiến pháp và pháp luật.
Bốn là, nhà nước tôn trọng, bảo đảm quyền con người, nâng cao trách nhiệm pháp lý của Nhà nước, thi hành dân chủ đồng thời tăng cường kỷ cương, kỷ luật.
Năm là, nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa do Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo, đồng thời bảo đảm sự giám sát của nhân dân, sự phản biện của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Sáu là, quản lý xã hội bằng pháp luật và đề cao vai trò tối thượng của pháp luật.
Bảy là, tôn trọng và tự nguyện thực hiện các cam kết quốc tế.
Sở dĩ Đảng ta đặt vấn đề xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam vì: Trước hết bản thân lý luận về nhà nước pháp quyền có những điểm tiến bộ, hợp lý trong việc thực hành quyền dân chủ, trong việc tổ chức, hoạt động của nhà nước và đó cũng là mục tiêu của nhiều quốc gia trên thế giới. Đồng thời đặc trưng của nó có nhiều điểm phù hợp với bản chất của nhà nước ta. Thứ hai, xuất phát từ thực trạng tổ chức, hoạt động của nhà nước ta còn nhiều khiếm khuyết, yếu kém, chưa thực sự là nhà nước tuân thủ pháp luật và thực hiện quản lý xã hội bằng pháp luật, như: bộ máy nhà nước ta chưa thực sự trong sạch, vững mạnh; tình trạng tham nhũng, lãng phí,
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Tràn Dương
Dung lượng: 87,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)