Học tốt Hóa 8 dây ( Dành cho những ai mún học và làm quen với môn mới này)
Chia sẻ bởi TK Kgn |
Ngày 17/10/2018 |
35
Chia sẻ tài liệu: Học tốt Hóa 8 dây ( Dành cho những ai mún học và làm quen với môn mới này) thuộc Hóa học 8
Nội dung tài liệu:
Các em học sinh bắt đầu làm quen và tiếp cận với môn Hóa từ lớp 8. Đây là môn học khá mới mẻ và thú vị, tuy nhiên cũng không hề dễ dàng. Với các bạn học sinh lớp 8, nếu không nắm chắc kiến thức Hóa ngay từ ban đầu các bạn sẽ rất khó khăn khi học môn này ở các lớp cao hơn. Với nhiều năm kinh nghiệm tôi xin chia sẻ một vài bí quyết học hóa dành cho học sinh lớp 8 như sau:
Những phần kiến thức đầu tiền của môn Hóa như nguyên tử, phân tử, hợp chất, hóa trị,… lại khá trừu tượng. Vì thế có thể học sinh cảm thấy rất khó khăn trong việc hình dung và tiếp thu các kiến thức này. Để học tốt Hóa ngay từ lớp 8 bạn cần ghi nhớ các điều sau:
Nắm thật kỹ những định nghĩa trong sách giáo khóa. Cố gắng cụ thể hóa những định nghĩa trừu tượng đó theo cách hiểu của mình. Chẳng hạn bạn có thể coi nguyên tử là một viên bi, các nguyên tố hóa học là tập hợp nhiều viên bi giống nhau, các phân tử là gồm nhiều viên bi (có thể giống và khác nhau) gắn lại với nhau, còn chất lại là tập hợp nhiều nhóm viên bi đã gắn lại với nhau.
Tiếp theo, để nhớ hóa trị của các chất, bạn cần làm thật nhiều bài tập luyện tập, nhớ các quy tắc hóa trị, quy tắc đánh chéo hóa trị,… dần dần các bạn sẽ quen và thuộc hóa trị, quen với các công thức hóa học.
HÃY VIẾT THẬT NHIỀU CÁC PHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC
Với các phương trình hóa học bạn nên tập thói quen viết nhiều phương trình hóa học. Với những ví dụ giáo viên đã cho trên lớp bạn cũng nên viết lại, lập các phương trình hóa học tương tự để nhớ cách viết, hóa trị và làm quen với tất cả các phương trình hóa học có thể gặp.
Ngoài ra, bạn còn phải nhớ điều kiện phản ứng trao đổi và áp dụng chúng thật cẩn thận trong từng phương trình cụ thể mà mình viết. Lâu dần bạn sẽ hình thành được thói quen viết đúng các phương trình hóa học, hơn nữa còn luyện được tính cẩn thận khi làm bài.
Để làm được bài tập hóa học, hãy học thuộc các công thức chuyển đổi n, m, M, V và các nồng độ dung dịch C% và CM. Nhớ cụ thể đơn vị. Làm nhiều bài tập, nắm nguyên tắc làm bài: viết và cân bằng PTHH (quan trọng nhất, đổi các dữ kiện của đề ra số mol, xác định được dạng bài tập (đủ, thừa đủ, hỗn hợp, nhiều PTHH liên tiếp….) sau đó sử dụng các số mol để tính toán các yêu cầu của đề bài.
Còn để môn Hóa trở nên thú vị hơn, bạn có thể áp dụng các kiến thức đã học vào giải thích các hiện tượng trong tự nhiên. Ví dụ: hiện tượng ma trơi (sự tự bốc cháy), hiện tượng nổ các hầm mỏ (metan tạo hỗn hợp nổ với oxi), lọc nước ( tính hấp phụ của than hoạt tính), nước đá khô ( CO2), nhựa PE , đất đèn làm chín trái cây (C2H2), ….. bạn sẽ thấy môn Hóa có mặt trong cuộc sống hàng ngày của bạn. Có yêu thích và say mê tìm tòi môn Hóa bạn sẽ tiến bộ rất nhanh mà không cần phải tìm đến các gia sư tại nhà.
Những phần kiến thức đầu tiền của môn Hóa như nguyên tử, phân tử, hợp chất, hóa trị,… lại khá trừu tượng. Vì thế có thể học sinh cảm thấy rất khó khăn trong việc hình dung và tiếp thu các kiến thức này. Để học tốt Hóa ngay từ lớp 8 bạn cần ghi nhớ các điều sau:
Nắm thật kỹ những định nghĩa trong sách giáo khóa. Cố gắng cụ thể hóa những định nghĩa trừu tượng đó theo cách hiểu của mình. Chẳng hạn bạn có thể coi nguyên tử là một viên bi, các nguyên tố hóa học là tập hợp nhiều viên bi giống nhau, các phân tử là gồm nhiều viên bi (có thể giống và khác nhau) gắn lại với nhau, còn chất lại là tập hợp nhiều nhóm viên bi đã gắn lại với nhau.
Tiếp theo, để nhớ hóa trị của các chất, bạn cần làm thật nhiều bài tập luyện tập, nhớ các quy tắc hóa trị, quy tắc đánh chéo hóa trị,… dần dần các bạn sẽ quen và thuộc hóa trị, quen với các công thức hóa học.
HÃY VIẾT THẬT NHIỀU CÁC PHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC
Với các phương trình hóa học bạn nên tập thói quen viết nhiều phương trình hóa học. Với những ví dụ giáo viên đã cho trên lớp bạn cũng nên viết lại, lập các phương trình hóa học tương tự để nhớ cách viết, hóa trị và làm quen với tất cả các phương trình hóa học có thể gặp.
Ngoài ra, bạn còn phải nhớ điều kiện phản ứng trao đổi và áp dụng chúng thật cẩn thận trong từng phương trình cụ thể mà mình viết. Lâu dần bạn sẽ hình thành được thói quen viết đúng các phương trình hóa học, hơn nữa còn luyện được tính cẩn thận khi làm bài.
Để làm được bài tập hóa học, hãy học thuộc các công thức chuyển đổi n, m, M, V và các nồng độ dung dịch C% và CM. Nhớ cụ thể đơn vị. Làm nhiều bài tập, nắm nguyên tắc làm bài: viết và cân bằng PTHH (quan trọng nhất, đổi các dữ kiện của đề ra số mol, xác định được dạng bài tập (đủ, thừa đủ, hỗn hợp, nhiều PTHH liên tiếp….) sau đó sử dụng các số mol để tính toán các yêu cầu của đề bài.
Còn để môn Hóa trở nên thú vị hơn, bạn có thể áp dụng các kiến thức đã học vào giải thích các hiện tượng trong tự nhiên. Ví dụ: hiện tượng ma trơi (sự tự bốc cháy), hiện tượng nổ các hầm mỏ (metan tạo hỗn hợp nổ với oxi), lọc nước ( tính hấp phụ của than hoạt tính), nước đá khô ( CO2), nhựa PE , đất đèn làm chín trái cây (C2H2), ….. bạn sẽ thấy môn Hóa có mặt trong cuộc sống hàng ngày của bạn. Có yêu thích và say mê tìm tòi môn Hóa bạn sẽ tiến bộ rất nhanh mà không cần phải tìm đến các gia sư tại nhà.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: TK Kgn
Dung lượng: 37,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)