Học tập Thông tư 41/2010

Chia sẻ bởi Hoàng Sĩ Nguyên | Ngày 12/10/2018 | 44

Chia sẻ tài liệu: Học tập Thông tư 41/2010 thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

Thông tư
số 41/2010/tt-bgd đt
Ban hành điều lệ
trường tiểu học
Hà nội, Ngày 30 tháng 12 năm 2010
Điều lệ trường tiểu học
Chương I: quy định chung
Chương Ii: tổ chức và quản lí nhà trường
điều 17: lớp học, tổ học sinh, khối lớp học, điểm trường
1. Học sinh được tổ chức theo lớp học. Lớp học có lớp trưởng, một hoặc 2 lớp phó do tập thể HS bầu hoặc do GV chủ nhiệm lớp chỉ định luân phiên trong năm học. Mỗi lớp học có không quá 35 HS.
Mỗi lớp học có 1 GV chủ nhiệm phụ trách giảng dạy 1 hoặc nhiều môn học. Biên chế GV 1 lớp theo quy định hiện hành của Nhà nước.
ở những địa bàn đặc biệt khó khăn có thể tổ chức lớp ghép, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho HS đi học. Số lượng HS và số lớp trình độ trong 1 lớp ghép phù hợp với năng lực dạy học của GV và điều kiện địa phương.
2. Mỗi lớp được chia thành các tổ HS. Mỗi tổ có tổ trưởng, tổ phó do HS bầu hoặc do Gv chủ nhiệm chỉ định luân phiên trong năm học.
3. Đối với những lớp cùng trình độ được lập thành khối lớp để phối hợp các hoạt động chung.
4. Tuỳ theo điều kiện ở địa phương, trường Tiểu học có thể thêm điểm trường ở những địa bàn khác nhau cho trẻ thuận lợi đến trường. Hiệu trưởng phân công 1 Phó Hiệu trưởng hoặc 1 GV chủ nhiệm lớp phụ trách điểm trường.
điều 18: tổ chuyên môn
1. Tổ chuyên môn bao gồm GV, viên chức làm công tác thư viện thiết bị GD. Mỗi tổ có ít nhất 3 thành viên. Tổ chuyên môn có tổ trưởng, nếu có từ 7 thành viên trở lên thì có 1 tổ phó.
2. Nhiệm vụ của tổ chuyên môn:
a) Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ theo tuần, tháng, năm học nhằm thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học và hoạt động GD;
b) Thực hiện bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, kiểm tra đánh giá chất lượng, hiệu quả giảng dạy, giáo dục và quản lí cách sử dụng sách, thiết bị của các thành viên trong tổ theo kế hoạch của nhà trường;
c) Tham gia đánh giá, xếp loại Gv theo quy định Chuẩn nghề nghiệp Gv Tiểu học và giới thiệu Tổ trưởng, tổ phó.
3. Tổ chuyên môn sinh hoạt định kì hai tuần 1 lần và các sinh hoạt khác khi có nhu cầu công việc.
điều 19: tổ văn phòng
1. Mỗi trường Tiểu học có 1 tổ Văn phòng gồm các viên chức làm công tác Y tế học đường, văn thư, kế toán, thủ quỹ và các nhân viên khác. Tổ Văn phòng có tổ trưởng, tổ phó.
2. Nhiệm vụ của tổ Văn phòng
a) Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ theo tuần, tháng, năm nhằm phục vụ cho việc thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học và hoạt động GD của nhà trường;
b) Giúp hiệu trưởng thực hiện nhiệm vụ quản lí tài chính, tài sản trong nhà trường và hạch toán kế toán, thống kê theo chế độ quy định;
c) Bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kiểm tra, đánh giá chất lượng, hiệu quả công việc của các thành viên trong tổ theo kế hoạch của nhà trường;
d) Tham gia đánh giá, xếp loại viên chức; giới thiệu tổ trưởng, tổ phó;
e) Lưu trữ hồ sơ nhà trường.
điều 20: hiệu trưởng
1. Hiệu trưởng trường Tiểu học là người chịu trách nhiệm tổ chức, quản lí các hoạt động và chất lượng GD của nhà trường. Hiệu trưởng do Trưởng phòng GD và đào tạo bổ nhiệm đối với trường tiểu học công lập, công nhận đối với trường tư thục theo quy định bổ nhiệm hoặc công nhận Hiệu trưởng của cấp có thẩm quyền.
2. Người được bổ nhiệm hoặc công nhận làm Hiệu trưởng phải đạt chuẩn Hiệu trưởng trường tiểu học.
3. Nhiệm kì Hiệu trưởng trường tiểu học là 5 năm. Sau 5 năm, Hiệu trưởng được đánh giá và có thể được bổ nhiệm lại hoặc công nhận lại. Đối với Hiệu trưởng tiểu học công lập, Hiệu trưởng quản lí một trường tiểu học không quá 2 nhiệm kì. Mỗi Hiệu trưởng chỉ được giao quản lí 1 trường tiểu học.
4. Sau mỗi năm học, nhiệm kì công tác. Hiệu trưởng trường tiểu học được cán bộ, giáo viên và cấp có thẩm quyền đánh giá về công tác quản lí các hoạt động và chất lượng GD của nhà trường theo quy định.
5. Nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng:
a) Xây dựng quy hoạch phát triển nhà trường; lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch dạy học, GD; báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện trước Hội đồng và các cấp có thẩm quyền;
b) Thành lập các tổ chuyên môn, tổ văn phòng và các hội đồng tư vấn trong nhà trường; bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó;
c) Phân công, quản lí, đánh giá, xếp loại; tham gia quá trình tuyển dụng, thuyên chuyển; khen thưởng, thi hành kỉ luật đối với GV, nhân viên theo quy định.
d) Quản lí hành chính; quản lí và sử dụng hiệu quả các nguồn tài chính; tài sản của nhà trường.
e) Quản lí HS và tổ chức các hoạt động GD của nhà trường; tiếp nhận, giới thiệu HS chuyển trường; quyết định khen thưởng, kỉ luật, phe duyệt kết quả đánh giá, xếp loại, danh sách HS lên lớp, ở lại lớp; tổ chức kiểm tra, xác nhận việc hoàn thành chương trình tiểu học cho HS trong trường và các đối tượng khác trên địa bàn trường phụ trách.
g) Dự các lớp bồi dưỡng về chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ quản lí; tham gia giảng dạy bình quân 2 tiết trong 1 tuần; được hưởng chế độ phụ cấp và các chính sách ưu đãi theo quy định.
h) Thực hiện quy chế dân chủ cơ sở và tạo điều kiện cho các tổ chức chính trị - xã hội trong nhà trường hoạt động nhằm nâng cao chất lượng GD
i) Thực hiện xã hội hoá GD, phối hợp tổ chức, huy động các lực lượng XH cùng tham gia hoạt động GD, phát huy vai trò của nhà trường đối với cộng đồng.
điều 21: phó hiệu trưởng
1. Phó hiệu trưởng là người giúp việc cho Hiệu trưởng và chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng, do Trưởng phòng GD và ĐT bổ nhiệm đối với trường công lập, công nhận đối với trường tư thục theo quy định bổ nhiệm hoặc công nhận Phó hiệu trưởng của cấp có thẩm quyền. Mỗi trường Tiểu học có từ 1 đến 2 Phó hiệu trưởng, trường hợp đặc biệt có thể bổ nhiệm hoặc công nhận thêm.
2. Người được bổ nhiệm hoặc công nhận làm Phó hiệu trưởng trường tiểu học phải đạt mức cao nhất của chuẩn nghề nghiệp GV tiểu học, có năng lực đảm nhiệm các nhiệm vụ do Hiệu trưởng phân công.
3. Nhiệm vụ quyền hạn của Phó hiệu trưởng:
b) Điều hành hoạt động của nhà trường khi được Hiệu trưởng uỷ quyền.
a) Chịu trách nhiệm điều hành công việc do Hiệu trưởng phân công.
c) Dự các lớp bồi dưỡng về chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ quản lí; tham gia giảng dạy bình quân 4 tiết trong 1 tuần; được hưởng chế độ phụ cấp và các chính sách ưu đãi theo quy định.
điều 23: hội đồng trường
1. Hội đồng trường đối với trường công lập, hội đồng quản trị đối với trường tư thục (sau đây gọi chung là Hội đồng trường) là tổ chức chịu trách nhiệm quyết định về phương hướng hoạt động của nhà trường, huy động và giám sát việc sử dụng các nguồn lực dành cho nhà trường với cộng đồng XH, đảm bảo thực hiện mục tiêu GD.
2. Cơ cấu tổ chức Hội đồng trường:
a) Đối với trường tiểu học công lập
Hội đồng trường gồm: Đại diện tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam, Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, đại diện Công đoàn, đại diện Đoàn Thanh niên Cộng sản HCM, Tổng phụ trách Đội, đại diện các tổ chuyên môn, đại diện tổ văn phòng.
Hội đồng trường có chủ tịch, thư kí. Số lượng thành viên Hội đồng trường từ 7 đến 11 người.
3. Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng trường Tiểu học công lập:
a) Nghị quyết về mục tiêu, chiến lược các dự án, kế hoạch phát triển cảu nhà trường trong từng giai đoạn và từng năm học;
b) Quyết nghị về quy chế hoặc sửa đổi, bổ sung quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt;
c) Quyết nghị về chủ trương sử dụng tài chính, tài sản của nhà trường;
d) Giám sát các hoạt động của nhà trường; giám sát việc thực hiện các nghị quyết của Hội đồng trường, việc thực hiện quy chế dân chủ trong các hoạt động của nhà trường.
4. Hoạt động của Hội đồng trường Tiểu học công lập:
Hội đồng trường họp thường kì ít nhất 3 lần trong 1 năm. Trong trường hợp cần thiết, khi Hiệu trưởng hoặc ít nhất 1/3 số thành viên Hội đồng trường đề nghị, Chủ tịch Hội đồng trường có quyền triệu tập phiên họp bất thường để giải quyết những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của nhà trường
Phiên họp Hội đồng trường được công nhận là hợp lệ khi có 3/4 số thành viên của Hội đồng trở lên (trong đó có chủ tịch Hội đồng). Quyết nghị của Hội đồng trường được thông qua và có hiệu lực khi có ít nhất 2/3 số thành viên có mặt nhất trí. Quyết nghị của Hội đồng trường được công bố công khai.
Hiệu trưởng nhà trường có tránh nhiệm thực hiện các quyết nghị hoặc kết luận của Hội đồng trường về những nội dung đã quy định tại khoản 3 của Điều này. Nếu Hiệu trưởng không nhất trí với Quyết nghị của Hội đồng trường thì phải kịp thời báo cáo, xin ý kiến cơ quan quản lí GD cấp trên trực tiếp với trường. Trong thời gian chờ ý kiến của cơ quan có thẩm quyền, Hiệu trưởng vẫn phải thực hiện theo Quyết nghị của Hội đồng trường đối với các vấn đề không trái với pháp luật hiện hành và Điều lệ này.
5. Thủ tục thành lập Hội đồng trường Tiểu học công lập:
Căn cứ vào cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ quyền hạn và hoạt động của Hội đồng trường, Hiệu trưởng tập hợp danh sách nhân sự do tập thể Gv và các tổ chức, đoàn thể nhà trường giới thiệu, làm tờ trình đề nghị Trưởng phòng GD và ĐT ra quyết định thành lập Hội đồng trường. Chủ tịch hội đồng trường do các thành viên hội đồng bầu; thư kí hội đồng do Chủ tịch Hội đồng chỉ định. Nhiệm kì của Hội đồng trường là 5 năm; hằng năm, nếu có sự thay đổi nhân sự, Hiệu trưởng làm văn bản đề nghị cấp có thẩm quyền ra quyết định bổ sung, kiện toàn Hội đồng trường.
điều 24: hội đồng thi đua khen thưởng, hội đồng tư vấn
1. Hội đồng thi đua khen thưởng do Hiệu trưởng thành lập vào mỗi năm học. Hiệu trưởng là Chủ tịch hội đồng thi đua khen thưởng . Các thành viên Hội đồng gồm: Phó hiệu trưởng, Bí thư Chi bộ Đảng CSVNHCM, chủ tịch Công đoàn, Bí thư Đoàn TNCS HCM, Tổng phụ trách Đội, các Gv chủ nhiệm lớp, tổ trưởng chuyên môn, tổ trưởng tổ văn phòng.
Hội đồng thi đua khen thưởng giúp Hiệu trưởng tổ chức phong trào thi đua, đề nghị danh sách khen thưởng đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh nhà trường.
Hội đồng thi đua khen thưởng họp vào cuối học kì và cuối năm học.
2. Hiệu trưởng có thể thành lập các Hội đồng tư vấn giúp Hiệu trưởng về chuyên môn, quản lí. Nhiệm vụ, quyền hạn, thành phần và thời gian hoạt động của Hội đồng tư vấn do Hiệu trưởng quyết định.
Chương iIi:
chương trình giáo dục
và hoạt động giáo dục
điều 30: hồ sơ phục vụ hoạt động giảng dạy
trong nhà trường
1. Đối với nhà trường:
a) Sổ đăng bộ
b) Sổ Phổ cập GD Tiểu học
c) Sổ theo dõi kết quả kiểm tra, đánh giá Hs; hồ sơ GD đối với Hs khuyết tật (nếu có);
d) Học bạ của Hs
e) Sổ Nghị quyết và Kế hoạch công tác;
g) Sổ quản lý Cán bộ, Gv, nhân viên;
h) Sổ khen thưởng, kỷ luật;
i) Sổ quản lí tài sản, tài chính;
k) Sổ quản lí các văn bản công văn
2. Đối với Giáo viên
a) Giáo án (bài soạn)
b) Sổ ghi chép SHCM và dự giờ
c) Sổ chủ nhiệm (đối với Gv chủ nhiệm lớp)
d) Sổ công tác Đội (đối với TPT Đội)
2. Đối với Tổ chuyên môn:
Sổ ghi nội dung các cuộc họp chuyên môn.
điều 31: ĐáNH GIá, XếP LOạI HọC SINH
1. Trường tiểu học tổ chức kiểm tra, đánh giá, xếp loại HS trong quá trình học tập, rèn luyện theo Quy định về đánh giá, xếp loại HS tiểu học do Bộ trưởng BGD&ĐT ban hành; tổ chức GV bàn giao chất lượng GD HS cuối năm cho GV dạy lớp trên của năm học sau.
2. HS học hết chương trình tiểu học có đủ điều kiện theo quy định của BGD&ĐT được Hiệu trưởng trường tiểu học xác nhận trong Học bạ Hoàn thành chương trình tiểu học.
Chương iv:
Giáo viên
điều 34: Nhiệm vụ của giáo viên
1. Giảng dạy, giáo dục đảm bảo chất lượng theo chương trình giáo dục, kế hoạch dạy học; bài soạn, lên lớp, kiểm tra, đánh giá, xếp loại Hs; quản lí Hs trong các hoạt động GD do nhà trường tổ chức; tham gia các hoạt động chuyên môn; chịu trách nhiệm về chất lượng, hiệu quả giảng dạy và GD
2. Trau dồi đạo đức; nêu cao tinh thần trách nhiệm, giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín nhà giáo; gương mẫu trước Hs, thương yêu, đối xử công bằng và tôn trọng nhân cách của Hs; bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của Hs; đoàn kết giúp đỡ đồng nghiệp.
3. Học tập, rèn luyện nâng cao sức khoẻ, trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, đổi mới phương pháp giảng dạy.
4. Tham gia công tác phổ cập GD tiểu học ở địa phương.
5. Thực hiện nghĩa vụ công dân, các quy định của pháp luật và của nghành, các quyết định của Hiệu trưởng; nhận nhiệm vụ do Hiệu trưởng phân công, chịu sự kiểm tra, đánh giá của Hiệu trưởng và các cấp quản lí GD.
6. Phối hợp với Đội TNTP HCM, gia đình Hs và các tổ chức XH liên quan để tổ chức hoạt động GD
điều 35: quyền của giáo viên
1. Được nhà trường tạo điều kiện thực hiện nhiệm vụ giản dạy và GD học sinh.
2. Đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ; được hưởng nguyên lương, phụ cấp và các chế dộ khác theo quy định khi được cử đi học.
3. Được hưởng tiền lương, phụ cấp ưu đãi theo nghề, phụ cấp thâm niên và các phụ cấp khác theo quy định của Chính phủ. Được hưởng mọi quyền lợi vật chất, tinh thần và chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ theo chế độ, chính sách quy định đối với Nhà giáo.
4. Được bảo vệ nhân phẩm, danh dự
5. Được thực hiện các quyền khác theo quy định của pháp luật.
điều 37: hành vi, ngôn ngữ ứng xử, trang phục của giáo viên
1. Hành vi, ngôn ngữ, ứng xử của Gv phải chuẩn mực, có tác dụng giáo dục đối với Hs.
2. Trang phục của Gv phải chỉnh tề, phù hợp với hoạt động sư phạm.
điều 38: các hành vi giáo viên không được làm.
1. Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể Hs và đồng nghiệp.
2. Xuyên tạc nội dung GD; dạy sai nội dung, kiến thức; dạy không đúng với quan điểm, đường lối GD của Đảng và Nhà nước Việt Nam.
3. Có ý đánh giá sai kết quả học tập, rèn luyện của Hs
4. ép buộc Hs học thêm để thu tiền
5. Uống rượu, bia, hút thuốc lá khi tham gia các hoạt động GD ở nhà trường, sử dụng điện thoại di động khi đang giảng dạy trên lớp.
6. Bỏ giờ, bỏ buổi dạy, tuỳ tiện cắt xén chương trình GD
Chương V:
Học sinh
điều 41: nhiệm vụ của học sinh
1. Thực hiện đầy đủ và có kết quả học tập; chấp hành nội quy nhà trường; đi học đều và đúng giờ; giữ gìn sách vở và đồ dùng học tập.
2. Hiếu thảo với cha mẹ, ông bà; kính trọng, lẽ phép với thầy giáo, cô giáo, nhân viên và người lớn tuổi; đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ bạn bè, người khuyết tật và người có hoàn cảnh khó khăn.
3. Rèn luyện thân thể, giữ vệ sinh cá nhân
4. Tham gia các hoạt động tập thể trong và giờ lên lớp; giữ gìn, bảo vệ tài sản nơi công cộng; tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường, thực hiện trật tự an toàn giao thông
5. Góp phần bảo vệ và phát huy truyền thống của nhà trường, địa phương.
điều 42: quyền của học sinh
1. Được học ở một trường, lớp hoặc cơ sở GD khác thực hiện chương trình GD tiểu học tại nơi cư trú; được chọn trường ngoài nơi cư trú nếu trường đó có khả năng tiếp nhận.
2. Được học vượt lớp, học lưu ban; xác nhận hoàn thành chương trình tiểu học theo quy định.
3. Được bảo vệ, chăm sóc, tôn trọng và đối bình đẳng; được đảm bảo những điều kiện về thời gian, cơ sở vật chất, vệ sinh, an toàn để học tập và rèn luyện.
4. Được tham gia các hoạt động nhằm phát triển năng khiếu; được chăm sóc và giáo dục hòa nhập (đối với HS khuyết tật) theo quy định.
5. Được nhận học bổng và hưởng chính sách XH theo quy định.
6. Được hưởng các quyền khác theo quy định của pháp luật
Chương Vi:
Tài sản của nhà trường
điều 45: trường học
4. Cơ cấu khối công trình:
a) Khối phòng học: số phòng học được xây dựng tương ứng với số lớp học của nhà trường, đảm bảo mỗi lớp có 1 phòng học riêng
b) Khối phòng phục vụ học tập
- Phòng GD thể chất hoặc nhà đa năng
- Phòng GD nghệ thuật
- Phòng Ngoại ngữ
- Phòng máy tính
- Phòng hỗ trợ GD học sinh học khuyết tật (nếu có)
- Thư viện
- Phòng thiết bị GD
- Phòng truyền thống và hoạt động Đội
b) Khối phòng hành chính quản trị
- Phòng Hiệu trưởng, phòng Phó hiệu trưởng
- Phòng họp, phòng giáo viên
- Văn phòng
- Phòng Y tế học đường
- Kho
- Phòng thường trực, bảo vệ ở gần cổng trường
d) Khu nhà ăn, nhà nghỉ đảm bảo điều kiện sức khoẻ cho Hs học bán trú (nếu có)
e) Khu đất làm sân chơi, sân tập không dưới 30% diện tích mặt bằng của trường. Sân chơi phải bằng phẳng, có đồ chơi, thiết bị vận động cho Hs và cây bóng mát. Sân tập phù hợp và đảm bảo an toàn cho Hs.
g) Khu vệ sinh dành riêng cho nam, nữ, giáo viên, học sinh; có khu vệ sinh riêng cho Hs khuyết tật; Khu chứa rác và hệ thống cấp thoát nước đảm bảo vệ sinh. Khuyến khích xây dựng khu cho mỗi tầng nhà, mỗi dãy phòng học
h) Khu để xe cho Hs, giáo viên và nhân viên
Chương Vii:
nhà trường, Gia đình và xã hội
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hoàng Sĩ Nguyên
Dung lượng: 296,50KB| Lượt tài: 1
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)