HỌC SINH GIỎI 2

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Thanh Thủy | Ngày 15/10/2018 | 60

Chia sẻ tài liệu: HỌC SINH GIỎI 2 thuộc Sinh học 9

Nội dung tài liệu:

Câu 9: ( 3.0 điểm )
Ở lúa, tính trạng thân cao (A), thân thấp (a), chín muộn (B), chín sớm (b), hạt dài(D), hạt tròn (d). Các gen trên phân li độc lập.
Cho ba thứ lúa di hợp tử về cả 3 tính trạng thân cao, chín muộn, hạt dài lai với lúa đồng hợp tử về thân cao, dị hợp tử về tính trạng chín muộn và hạt tròn. Không viết sơ đồ lai (hoặc kẻ bảng) hãy xác định :
Số loại và tỉ lệ phân li kiểu gen ở F1?
Số loại và tỉ lệ phân li kiểu hình ở F1?
Câu 9 ( 3.0 điểm )
a. Số loại và tỉ lệ phân li kiểu gen ở F1 :
- Kiểu gen của P : AaBbDd ( Cao, muộn, dài ) x AABbdd ( cao, muộn, tròn )

0,5

 - Số kiểu gen ở F1 : 12
0,5

 - Tỉ lệ kiểu gen ở F1 : (1 : 1) (1 : 2 : 1) (1 : 1) = 2 : 2 : 2 : 2 : 1 : 1 : 1 : 1 : 1 : 1 : 1 : 1
0,75

b. Số loại và tỉ lệ phân li kiểu hình ở F1 :
- Số loại kiểu hình ở F1 : 4

0,5

 - Tỉ lệ kiểu hình ở F1 : (1) ( 3 : 1 ) (1 : 1) = 3 : 3 : 1 : 1
0,75

Câu 2: Trình bày cấu trúc hoá học và cấu trúc không gian của ADN? Tại sao nói ADN chỉ có tính ổn định tương đối?


Đáp án
Điểm

* Cấu trúc hóa học của ADN.
- ADN (axit đêôxiribônuclêic) được cấu tạo từ các nguyên tố chủ yếu là: C, H, O, N, P...
- ADN là đại phân tử có kích thước và khối lượng phân tử lớn.
- ADN được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, đơn phân là các nuclêôtit.
- Một nuclêôtit gồm 3 thành phần: Axit phôtphoric H3PO4, đường đêôxiribô C5H10O4 và bazơnitric, trong đó bazơnitric là thành phần quan trọng nhất. Có 4 loại bazơnitric là A, T, G, X. Do các nuclêôtit chỉ khác nhau ở thành phần bazơnitric nên người ta dùng tên bazơnitric để gọi tên các nuclêôtit.
- Thành phần, số lượng trật tự sắp xếp các đơn phân đã tạo ra vô số loại ADN khác nhau từ đó quy định tính đa dạng cho sinh vật.
* Cấu trúc không gian của ADN.
- Do Oatxơn và Cric công bố năm 1953.
- ADN là một chuỗi xoắn kép gồm hai mạch đơn song song xoắn đều quanh một trục theo chiều từ trái sang phải.
- Trên mỗi mạch đơn các nuclêôtit liên kết với nhau bằng liên kết hoá trị bền vững giữa đường của nuclêôtit này với axit của nuclêôtit bên cạnh.
- Giữa hai mạch đơn các nuclêôtit liên kết với nhau bằng liên kết hiđrô theo nguyên tắc bổ sung, trong đó một bazơnitric có kích thước lớn phải được bù bằng một bazơnitric có kích thước nhỏ. A đi với T bằng hai liên kết hiđrô, G đi với X bằng ba liên kết hiđrô. Do đó khi biết trật tự sắp xếp các nuclêôtit trên mạch đơn này có thể suy ra trật tự sắp xếp các nuclêôtit trên mạch đơn kia.
- ADN xoắn có tính chất chu kì, mỗi chu kì xoắn gồm 10 cặp nu, cao 34A0, đường kính 20A0.
- Tỉ lệ (A+T)/(G+X) đặc trưng cho loài.
* Tính ổn định của ADN chỉ có tính chất tương đối:
- Cấu trúc ADN ổn định nhờ:
+ Trên hai mạch đơn các nuclêôtit liên kết với nhau bằng liên kết hoá trị bền vững.
+ Giữa hai mạch đơn các nuclêôtit liên kết với nhau bằng liên kết hiđrô có số lượng rất lớn.
- Tính ổn định của ADN chỉ có tính tương đối vì:
+ Liên kết hiđrô có số lượng lớn nhưng là liên kết yếu nên khi khi cần liên kết hiđrô có thể đứt, hai mạch đơn của ADN tách nhau ra để ADN tái sinh và sao mã.
+ ADN có khả năng đột biến (đột biến gen).
+ ở kì đầu giảm phân I có thể xảy ra hiện tượng bắt chéo trao đổi đoạn tạo thông tin di truyền mới.

0,25điểm

0,25điểm
0,25điểm

0,25điểm


0,25điểm


0,25điểm
0,25điểm

0,25điểm



0,25điểm


0,25điểm

0,25điểm
0,25điểm

0,25điểm


0,25điểm
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Thanh Thủy
Dung lượng: 213,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)