Học liệu mở Vật lý 6
Chia sẻ bởi Nguyễn Xuân Trung |
Ngày 14/10/2018 |
29
Chia sẻ tài liệu: Học liệu mở Vật lý 6 thuộc Vật lí 6
Nội dung tài liệu:
HỌC LIỆU MỞ
Môn vật lí 6
Câu 1: Một học sinh đi bộ từ nhà đến trường. Bạn đó quả quyết rằng: “Nếu có một chiếc thước có GHĐ là 1m thì chỉ cần dùng thước đo 1 lần, sẽ biết được chiều dài quãng đường từ nhà đến trường”. Bạn học sinh đó đã làm như thế nào? Theo em cách làm đó có chính xác không? Vì sao?
Câu 2: Có thể dùng thước thẳng có độ chia nhỏ nhất là 1mm Để đo đường kính của một sợi dây điện (có đường kính nhỏ hơn 1mm) được không? Nêu cách làm.
Câu 3: Em có một bình chia độ có giới hạn đo 40ml, độ chia nhỏ nhất của bình là 5ml đã bị mờ từ vạch số 0 đến vạch 20ml. Làm thế nào để em đong được 15ml nước?
Câu4: Hai viên bi sắt có cùng đường kính, một viên bi đặc, một viên bi rỗng. Lần lượt thả từng viên một vào bình chia độ. Biết 2 viên bi đều bị chìm. Hỏi mực nước dâng lên trong bình trong 2 lần thả có như nhau không? Tại sao?
Câu 5: Em muốn lấy 20 ml nước vào trong cốc, mà dụng cụ đo của em chỉ có 2 bơm tiêm với giới hạn đo 2ml và 4ml. Em làm như thế nào? Hãy đánh giá cách làm của em.
Câu 6: Một người cân một cái lọ bằng một cân Rôbécvan. Hộp cân có các quả cân: 1g,2g, 2g, 5g, 10g, 20g, 20g, 50g.Trong các kết quả ghi sau đây cái nào là ghi đúng.
Câu 7: Đơn vị khối lượng thường dùng ở một số nước trên thế giới là pound (Ib),
(1 Ib = 454 g).Một tạ gạo tương ứng là bao nhiêu pound?
Câu 8: Mai dùng một cái cân đĩa có cấu tạo tương tự như cân Rôbecvan và 1 quả cân loại 4kg để chia 10 kg gạo thành 10 túi có khối lượng bằng nhau. Hỏi Mai phải làm như thế nào?
Câu 9: Hãy thiết kế phương án cân một vật mà chỉ với một lò xo nhẹ và một bộ quả cân.
Câu 10: Có một cân Rôbecvan bị sai và một bộ gồm nhiều loại quả cân khác nhau. Nêu cách làm để cân đúng khối lượng một vật.
Câu 11: Một người dùng bàn tay nén vào một đầu của một thước kẻ, đầu kia của thước tì vào tường. Chiếc thước đứng yên. Có những lực nào tác dụng lên thước, lên bàn tay và lên tường.
Câu 12: Một học sinh ấn nút trên đài thì băng quay. Học sinh đó kết luân.rằng: “Lực cuả tay đã làm đài vừa biến đổi chuyển động vừa bị biến dạng”. Kết luận đó có đúng không? Vì sao?
Câu 13: Khi đang đi xe đạp, dùng tay bóp phanh, có phải lực của tay đã trực tiếp làm cho xe dừng lại? Giải thích.
Câu 14: Trời đang gió to.Nam từ trong nhà muốn ra ngoài sân.
a, Nam ra sức đẩy cánh cửa nhưng nó chỉ hé ra một chút chứ không mở ra hẳn.
b, Đông giúp anh cùng đẩy cửa .Cánh cửa mở ra hẳn và Nam ra ngoài sân.
c, Sau khi Nam ra ngoài sân cánh cửa đóng sập lại và Đông cố hết sức vẫn không mở ra được .
Em cho biết có những lực nào tác dụng vào cánh cửa trong ba tình huống nói trên, và trong mỗi tình huống lực nào mạnh hơn lực nào.
Câu 15: Vì sao khi treo đèn trên trần nhà, đèn không bị rơi xuống, có phải đèn không chịu tác dụng của trọng lực?
Câu 16: Một học sinh nói mặt trăng không chịu tác dụng lực hút của Trái Đất nên không bị rơi về phía trái đất”. Nói như vậy đúng hay sai ? Giải thích.
Câu 17: Vì sao vận động viên nhảy cầu thường nhún nhiều lần trên tấm ván nhảy rồi mới nhảy xuống nước?
Câu 18: Các trường hợp sau đây có trọng lương bao nhiêu NiuTơn khi đặt ở mặt đất?
a, Một học sinh có khối lượng 35 kg.
b, Một cái nhẫn một chỉ vàng.
c, Một con voi có khối lượng 6000 kg.
d, Một con cá voi có khối lượng 100 tấn.
Câu 19: Vì sao càng lên cao trọng lượng của vật càng giảm còn khối lượng vật thì không thay đổi.
Câu 20: Em hãy tìm cách để kiểm tra xem một chiếc huy chương được làm bằng vàng hay bằng đồng mạ vàng. Sau khi kiểm tra chiếc huy chương vẫn phải còn nguyên ven như trước.
Xem trên bảng khối lượng riêng thì vàng có khối lượng riêng là 19,31g/cm3 và kim loại đồng có khối lượng riêng 8,9g/cm3
Câu 21 : Mai có 1,6 kg dầu hoả. Hồng đưa cho Mai một cái can 1,
Môn vật lí 6
Câu 1: Một học sinh đi bộ từ nhà đến trường. Bạn đó quả quyết rằng: “Nếu có một chiếc thước có GHĐ là 1m thì chỉ cần dùng thước đo 1 lần, sẽ biết được chiều dài quãng đường từ nhà đến trường”. Bạn học sinh đó đã làm như thế nào? Theo em cách làm đó có chính xác không? Vì sao?
Câu 2: Có thể dùng thước thẳng có độ chia nhỏ nhất là 1mm Để đo đường kính của một sợi dây điện (có đường kính nhỏ hơn 1mm) được không? Nêu cách làm.
Câu 3: Em có một bình chia độ có giới hạn đo 40ml, độ chia nhỏ nhất của bình là 5ml đã bị mờ từ vạch số 0 đến vạch 20ml. Làm thế nào để em đong được 15ml nước?
Câu4: Hai viên bi sắt có cùng đường kính, một viên bi đặc, một viên bi rỗng. Lần lượt thả từng viên một vào bình chia độ. Biết 2 viên bi đều bị chìm. Hỏi mực nước dâng lên trong bình trong 2 lần thả có như nhau không? Tại sao?
Câu 5: Em muốn lấy 20 ml nước vào trong cốc, mà dụng cụ đo của em chỉ có 2 bơm tiêm với giới hạn đo 2ml và 4ml. Em làm như thế nào? Hãy đánh giá cách làm của em.
Câu 6: Một người cân một cái lọ bằng một cân Rôbécvan. Hộp cân có các quả cân: 1g,2g, 2g, 5g, 10g, 20g, 20g, 50g.Trong các kết quả ghi sau đây cái nào là ghi đúng.
Câu 7: Đơn vị khối lượng thường dùng ở một số nước trên thế giới là pound (Ib),
(1 Ib = 454 g).Một tạ gạo tương ứng là bao nhiêu pound?
Câu 8: Mai dùng một cái cân đĩa có cấu tạo tương tự như cân Rôbecvan và 1 quả cân loại 4kg để chia 10 kg gạo thành 10 túi có khối lượng bằng nhau. Hỏi Mai phải làm như thế nào?
Câu 9: Hãy thiết kế phương án cân một vật mà chỉ với một lò xo nhẹ và một bộ quả cân.
Câu 10: Có một cân Rôbecvan bị sai và một bộ gồm nhiều loại quả cân khác nhau. Nêu cách làm để cân đúng khối lượng một vật.
Câu 11: Một người dùng bàn tay nén vào một đầu của một thước kẻ, đầu kia của thước tì vào tường. Chiếc thước đứng yên. Có những lực nào tác dụng lên thước, lên bàn tay và lên tường.
Câu 12: Một học sinh ấn nút trên đài thì băng quay. Học sinh đó kết luân.rằng: “Lực cuả tay đã làm đài vừa biến đổi chuyển động vừa bị biến dạng”. Kết luận đó có đúng không? Vì sao?
Câu 13: Khi đang đi xe đạp, dùng tay bóp phanh, có phải lực của tay đã trực tiếp làm cho xe dừng lại? Giải thích.
Câu 14: Trời đang gió to.Nam từ trong nhà muốn ra ngoài sân.
a, Nam ra sức đẩy cánh cửa nhưng nó chỉ hé ra một chút chứ không mở ra hẳn.
b, Đông giúp anh cùng đẩy cửa .Cánh cửa mở ra hẳn và Nam ra ngoài sân.
c, Sau khi Nam ra ngoài sân cánh cửa đóng sập lại và Đông cố hết sức vẫn không mở ra được .
Em cho biết có những lực nào tác dụng vào cánh cửa trong ba tình huống nói trên, và trong mỗi tình huống lực nào mạnh hơn lực nào.
Câu 15: Vì sao khi treo đèn trên trần nhà, đèn không bị rơi xuống, có phải đèn không chịu tác dụng của trọng lực?
Câu 16: Một học sinh nói mặt trăng không chịu tác dụng lực hút của Trái Đất nên không bị rơi về phía trái đất”. Nói như vậy đúng hay sai ? Giải thích.
Câu 17: Vì sao vận động viên nhảy cầu thường nhún nhiều lần trên tấm ván nhảy rồi mới nhảy xuống nước?
Câu 18: Các trường hợp sau đây có trọng lương bao nhiêu NiuTơn khi đặt ở mặt đất?
a, Một học sinh có khối lượng 35 kg.
b, Một cái nhẫn một chỉ vàng.
c, Một con voi có khối lượng 6000 kg.
d, Một con cá voi có khối lượng 100 tấn.
Câu 19: Vì sao càng lên cao trọng lượng của vật càng giảm còn khối lượng vật thì không thay đổi.
Câu 20: Em hãy tìm cách để kiểm tra xem một chiếc huy chương được làm bằng vàng hay bằng đồng mạ vàng. Sau khi kiểm tra chiếc huy chương vẫn phải còn nguyên ven như trước.
Xem trên bảng khối lượng riêng thì vàng có khối lượng riêng là 19,31g/cm3 và kim loại đồng có khối lượng riêng 8,9g/cm3
Câu 21 : Mai có 1,6 kg dầu hoả. Hồng đưa cho Mai một cái can 1,
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Xuân Trung
Dung lượng: 38,50KB|
Lượt tài: 3
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)