Hoạt động góc

Chia sẻ bởi Nguyễn Thu | Ngày 05/10/2018 | 37

Chia sẻ tài liệu: hoạt động góc thuộc Lớp 4 tuổi

Nội dung tài liệu:

TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM TRUNG ƯƠNG NHA TRANG
KHOA GIÁO DỤC MẦM NON
(((((















Giám khảo 1 Giám khảo 2 GVHD






I. DỰ KIẾN THỜI ĐIỂM, HÌNH THỨC CHỌN GÓC:
- Trong thời gian đón trẻ cô nhắc trẻ lấy thẻ hình của mình gắn vào góc đã chọn.
II. ĐỊNH HƯỚNG CHO TRẺ VÀO GÓC:
- Tập trung trẻ, cho trẻ nhắc lại yêu cầu khi vào góc.
- Cô khái quát lại và cho trẻ vàốgc chơi.
III. KẾ HOẠCH CHI TIẾT:
Các góc
Mục đích – yêu cầu
Chuẩn bị
Nội dung và phương pháp
DKTH

1. Góc Xây dựng–lắp ghép
- Trẻ biết phối hợp các kỹ năng xây dựng - lắp ghép khác nhau để tạo thành sản phẩm chung.
- Trẻ biết sử dụng các nguyên vật liệu khác nhau để xây dựng “Bệnh viện”.
- Biết giữ gìn sản phẩm của mình, của bạn.
- Biết cách sắp xếp đồ dùng- đồ chơi, lấy và cất đồ dùng - đồ chơi đúng nơi quy định.



* Phương tiện:
- Khối xây dựng các loại.
- Các viên gạch bằng nhựa.
- Lon, chai, lọ…
- Chậu hoa, thảm cỏ, cây xanh.
- Bìa cattong.
* Bài trí:
- Các đồ dùng, đồ chơi được xếp lên kệ gọn gàng theo từng loại riêng biệt.
* Dự kiến nội dung chơi:
- Xây dựng – lắp ghép “Bệnh viện”.
* Dự kiến nội dung hướng dẫn:
- Cách sử dụng phối hợp các nguyên vật liệu, các kỹ năng xây dựng – lắp ghép khác nhau để tạo nên công trình.
- Cách sắp xếp bố cục hài hòa, hợp lý..
- Bổ sung thêm các chi tiết phụ của công trình.
* Phương pháp hướng dẫn:
- Gợi ý nội dung hoạt động (công trình xây dựng, chọn nguyên vật liệu, sắp xếp bố cục, phối hợp các công trình đơn lẽ với nhau…).
- Làm mẫu một số kỹ năng để trẻ quan sát và thực hiện.
- Cô quan sát gợi ý, đặt câu hỏi gợi mở.
- Nếu trẻ chưa biết sắp xếp bố cục công trình thì cô gợi ý, định hướng cho trẻ.

2. Góc phân vai
- Trẻ biết nhận vai và thể hiện hành động chơi phù hợp với vai đã chọn.
- Trẻ biết thiết lập mối quan hệ qua lại giữa các vai chơi trong nhóm và giữa các nhóm chơi với nhau.
- Phát triển khả năng giao tiếp ứng xử.
* Phương tiện:
-Một số đồ dùng, đồ chơi trong nhóm gia đình: bếp ga, xoong, nồi, chén, thìa, ly…
- Một số đồ dùng, đồ chơi cho trò chơi bán hàng: quần áo, mũ, bánh kẹo, quả nhựa…
- Một số đồ dùng, đồ chơi cho nhóm bác sĩ: thuốc, áo blu, ống nghe.
* Bài trí:
- Các đồ dùng, đồ chơi được bày trí trên kệ theo từng loại riêng biệt.
* Dự kiến nội dung chơi:
Chơi các nhóm chơi:
- Gia đình.
- Bán hàng.
- Bác sỹ.
* Dự kiến nội dung hướng dẫn: - Cách thể hiện hành động chơi phù hợp với vai đã nhận.
- Cách thiết lập mối quan hệ giữa các vai trong nhóm và giữa các nhóm chơi với nhau.
* Phương pháp hướng dẫn:
- Cô quan sát gợi ý định hướng để giúp trẻ thực hiện ý tưởng chơi và tạo mối quan hệ giữa các vai chơi.
- Bổ sung thêm đồ dùng, đồ chơi.
- Nếu cô đặt câu hỏi gợi mở mà trẻ không hưởng ứng thì cô đóng vai chơi cùng trẻ.

3. Góc tạo hình
- Rèn các kỹ năng tạo hình như: vẽ, tô màu, nặn, xé dán…
- Biết sử dụng và phối màu phù hợp khi thể hiện sản phẩm.
* Phương tiện:
- Các đồ dùng, đồ chơi: bảng con, đất nặn, len, màu sáp, giấy A4.
- Một số tranh mẫu dán lên tường, vật mẫu cô đã nặn sẵn.
* Bài trí: Các đồ dùng, học liệu được sắp xếp trên kê theo từng loại riêng biệt.
* Nội dung:
- Nặn một số dụng cụ y tế, gạch, cuốc, xẻng…
- Làm tranh len hình kỹ sư, bác sỹ.
- Trang trí quần áo.
* Phương pháp:
- Hướng dẫn trẻ quan sát sản phẩm mẫu.
- Làm mẫu một số thao tác cho trẻ xem.
- Gợi ý hướng dẫn trẻ cách thực hiện.


4. Góc âm nhạc
- Rèn kỹ năng sử dụng các
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thu
Dung lượng: 52,50KB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)