Hoạt động giáo dục theo mô hình VNEN

Chia sẻ bởi Đỗ Hoàng Tùng | Ngày 10/10/2018 | 24

Chia sẻ tài liệu: Hoạt động giáo dục theo mô hình VNEN thuộc Toán học 3

Nội dung tài liệu:

Người báo cáo : Đỗ Hoàng Tùng
Giáo viên Trường TH THCS Minh Tiến
Lục Yên-Yên Bái
I. MỤC TIÊU TẬP HUẤN:
Hoàn thành nội dung này, HV cần đạt được những yêu cầu sau:
1. Trình bày được quan niệm, vai trò của HĐGD trong mô hình VNEN
2. Tổ chức được các HĐGD theo hướng vận dụng VNEN
3. Thực hành tổ chức một số bài trong HĐGD theo VNEN
4. Có khả năng vận dụng, chia sẻ, hướng dẫn, tập huấn cho đồng nghiệp tại cơ sở.
II. NỘI DUNG TẬP HUẤN:
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤCTHEO MÔ HÌNH
TRƯỜNG HỌC MỚI VIỆT NAM (VNEN)
NỘI DUNG I: HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC TRONG MÔ HÌNH VNEN
a) Đọc thông tin dưới đây
1.Trong mô hình VNEN, thuật ngữ HĐGD được dùng để chỉ các hoạt động giáo dục do nhà trường tổ chức, dựa trên mục tiêu và nội dung chương trình các môn học: Đạo đức/ Lối sống, Âm nhạc, Mĩ thuật, Thủ công/Kỹ thuật, Thể dục và các hoạt động giáo dục tập thể, Giáo dục ngoài giờ lên lớp được quy định trong Chương trình giáo dục cấp Tiểu học hiện hành.
Như vậy, đối chiếu với Điều lệ trường tiểu học thì trong mô hình VNEN, HĐGD được sử dụng theo nghĩa hẹp hơn: không bao gồm hoạt động dạy học các môn bắt buộc (Toán, TV, Tự nhiên – xã hội, Khoa học, Lịch sử - Địa lý) và dạy học các môn học tự chọn.

b) Theo anh/chị trong mô hình VNEN, HĐGD được hiểu như thế nào?
NỘI DUNG TẬP HUẤN
VNEN
2. HĐGD KĨ THUẬT
1. GIÁO DỤC LỐI SỐNG
3. HĐGD MĨ THUẬT
4. HĐGD ÂM NHẠC
6. HĐGD THEO
CHỦ ĐỀ
5. HĐGD THỂ CHẤT
Đọc thông tin dưới đây

2. Vai trò của HĐGD trong mô hình VNEN
- HĐGD là một bộ phận quan trọng của Chương trình giáo dục trong mô hình VNEN, là con đường quan trọng để gắn học với hành, lí thuyết với thực tiễn, giáo dục nhà trường với giáo dục gia đình và xã hội.
- HĐGD có vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách toàn diện cho học sinh. Việc tham gia các HĐGD phong phú, đa dạng sẽ tạo cơ hội cho HS được trải nghiệm trong thực tiễn cuộc sống, được thể hiện, bộc lộ, tự khẳng định bản thân; được giao lưu, học hỏi bạn bè và mọi người xung uanh. Từ đó tác động tích cực đến nhận thức, tình cảm, niềm tin và hành vi của học sinh, giúp các em phát triển nhân cách hài hòa và toàn diện.
- Các hình thức đa dạng của HĐGD giúp cho việc chuyển tải các nội dung giáo dục tới HS một cách nhẹ nhàng, sinh động, hấp dẫn.
- HĐGD tạo cơ hội cho HS phát huy tính tích cực, chủ động, tự giác, tham gia tích cực vào qúa trình hoạt động một cách phù hợp với khả năng.
- HĐGD có khả năng phối hợp, liên kết nhiều lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường. Mỗi lực lượng giáo dục có tiềm năng, thế mạnh riêng và tùy nội dung, tính chất từng hoạt động mà sự tham gia của học sinh có thể là trực tiếp hoặc gián tiếp, có thể ở những mức độ khác nhau, có thể ở những mặt khác nhau (như: về kinh phí, phương tiện, địa điểm tổ chức hoạt động, về chuyên môn, trí tuệ, chất xám hay sự ủng hộ về tinh thần,…) Do vậy, HĐGD tạo điều kiện cho HS được học tập, giao tiếp rộng rãi với nhiều lực lượng giáo dục; được lĩnh hội các nội dung giáo dục qua nhiều kênh khác nhau, với nhiều cách tiếp cận khác nhau. Điều đó làm tăng tính đa dạng, hấp dẫn và góp phần nâng cao chất lượng và hiệu qủa của HĐGD.
c) Anh/ chị hãy nêu vai trò của HĐGD trong mô hình VNEN.
3. Các nhóm chia sẻ ý kiến
2. Vai trò của HĐGD trong mô hình VNEN
- HĐGD là một bộ phận quan trọng của Chương trình giáo dục trong mô hình VNEN, là con đường quan trọng để gắn học với hành, lí thuyết với thực tiễn, giáo dục nhà trường với giáo dục gia đình và xã hội.
- HĐGD có vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách toàn diện cho học sinh. Việc tham gia các HĐGD phong phú, đa dạng sẽ tạo cơ hội cho HS được trải nghiệm trong thực tiễn cuộc sống, được thể hiện, bộc lộ, tự khẳng định bản thân; được giao lưu, học hỏi bạn bè và mọi người xung uanh. Từ đó tác động tích cực đến nhận thức, tình cảm, niềm tin và hành vi của học sinh, giúp các em phát triển nhân cách hài hòa và toàn diện.
- Các hình thức đa dạng của HĐGD giúp cho việc chuyển tải các nội dung giáo dục tới HS một cách nhẹ nhàng, sinh động, hấp dẫn.
- HĐGD tạo cơ hội cho HS phát huy tính tích cực, chủ động, tự giác, tham gia tích cực vào qúa trình hoạt động một cách phù hợp với khả năng.
- HĐGD có khả năng phối hợp, liên kết nhiều lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường. Mỗi lực lượng giáo dục có tiềm năng, thế mạnh riêng và tùy nội dung, tính chất từng hoạt động mà sự tham gia của học sinh có thể là trực tiếp hoặc gián tiếp, có thể ở những mức độ khác nhau, có thể ở những mặt khác nhau (như: về kinh phí, phương tiện, địa điểm tổ chức hoạt động, về chuyên môn, trí tuệ, chất xám hay sự ủng hộ về tinh thần,…) Do vậy, HĐGD tạo điều kiện cho HS được học tập, giao tiếp rộng rãi với nhiều lực lượng giáo dục; được lĩnh hội các nội dung giáo dục qua nhiều kênh khác nhau, với nhiều cách tiếp cận khác nhau. Điều đó làm tăng tính đa dạng, hấp dẫn và góp phần nâng cao chất lượng và hiệu qủa của HĐGD.
NỘI DUNG II: MỘT SỐ NGUYÊN TẮC VẬN DỤNG MÔ HÌNH VNEN
Đọc thông tin dưới đây
Nguyên tắc vận dụng Mô hình VNEN vào HĐGD
- Giữ nguyên mục tiêu giáo dục
- Giữ nguyên chương trình hiện hành
- Không thay đổi nội dung dạy học
- Thay đổi phương pháp học và cách thức tổ chức dạy học trên cơ sở phương pháp hiện hành
- Trong dạy học GV không làm thay, không áp đặt, không nhồi nhét, máy móc.
- Coi trọng tính linh hoạt, hiệu quả
- Đổi mới điều kiện dạy học
- Đổi mới cách đánh giá
Nguyên tắc vận dụng Mô hình VNEN vào HĐGD như thế nào?

Nguyên tắc vận dụng Mô hình VNEN vào HĐGD
- Giữ nguyên mục tiêu giáo dục
- Giữ nguyên chương trình hiện hành
- Không thay đổi nội dung dạy học
- Thay đổi phương pháp học và cách thức tổ chức dạy học trên cơ sở phương pháp hiện hành
- Trong dạy học GV không làm thay, không áp đặt, không nhồi nhét, máy móc.
- Coi trọng tính linh hoạt, hiệu quả
- Đổi mới điều kiện dạy học
- Đổi mới cách đánh giá
NỘI DUNG III: PHƯƠNG PHÁP, HÌNH THỨC VÀ TIẾN TRÌNH
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO MÔ HÌNH VNEN
Đọc nghiên cứu thông tin tài liệu NỘI DUNG III
- Phương pháp và hình thức tổ chức HĐGD?
- Phương pháp và hình thức tổ chức HĐGD phải ?

Phương pháp và hình thức tổ chức HĐGD
- Dạy học theo mô hình VNEN ngoài việc dạy kiến thức và kỹ năng cho HS, nhiệm vụ của giáo viên còn phải dạy cho các em phương pháp tự học qua hoạt động học tập, đó là sự kết hợp nhuần nhuyễn các phương pháp dạy học truyền thống có những yếu tố tích cực với những phương pháp dạy học tập trung vào việc tổ chức các hoạt động học tập.
- Các lĩnh vực trong HĐGD dành thời gian chủ yếu cho HS thực hành, vì thế gần giống với mô hình VNEN. Vậy GV cần thiết kế bài dạy như một kế hoạch tổ chức các hoạt động để HS chủ động, tích cực tham gia hết khả năng và năng lực của mình.

Phương pháp và hình thức tổ chức HĐGD phải
- Phát huy khả năng tự giáo dục, tự quản lí của HS, tạo cơ hội cho các em tham gia tích cực vào hoạt động, để có thể tự khám phá và chiếm lĩnh kiến thức, KN mới với sự hướng dẫn, hỗ trợ của GV. Đặc biêt, GV cần phát huy vai trò của Hội đồng tự quản HS trong qúa trình tổ chức hoạt động và bồi dưỡng, nâng cao năng lực để các em có thể đảm nhiệm tốt vai trò của mình.
- Tăng cường các hoạt động tương tác giữa HS với HS trong mỗi nhóm nhỏ và giữa các nhóm HS với nhau; kết hợp giữa các hình thức: Hoạt động cá nhân, hoạt động theo cặp, hoạt động theo nhóm nhỏ, hoạt động cả lớp một cách hợp lí.
- Chú trọng rèn KNS (KN tự nhận thức, ra quyết định và giải uyết vấn đề, lập kế hoạch, quản lí thời gian, giao tiếp, hợp tác, đảm nhận trách nhiệm, thông cảm chia sẻ, tư duy phê phán và tư duy sáng tạo…) và lối sống tích cực an toàn, hiệu quả cho HS trong quá trình tổ chức hoạt động.
- Tăng cường sự tham gia của CMHS và cộng đồng vào quá trình tổ chức HĐGD cho HS, từ việc thiết kế, chuẩn bị, thực hiện và đánh giá kết quả HĐGD. Đặc biệt là tăng cường sự tham gia của CMHS trong việc hướng dẫn, tạo điều kiện cho con em ứng dụng các kiến thức, kĩ năng đã thu nhận được vào trong thực tiễn cuộc sống và đánh giá kết quả ứng dụng thực tiễn của các em.
- Phong phú, đa dạng, linh hoạt, phù hợp với trình độ nhận thức và nhu cầu hoạt động của HS, phù hợp với đặc trưng của từng lĩnh vực HĐGD, đồng thời phải phù hợp với đặc trưng văn hóa vùng miền và điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị thực tế của lớp, trường, địa phương.
NỘI DUNG III: PHƯƠNG PHÁP, HÌNH THỨC VÀ TIẾN TRÌNH
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO MÔ HÌNH VNEN
Đọc nghiên cứu thông tin tài liệu NỘI DUNG III
- Tiến trình tổ chức một HĐGD như thế nào?
Tiến trình tổ chức một HĐGD
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
- HĐ khởi động/ Giới thiệu bài
- Các hoạt động xây dựng kiến thức, kĩ năng cơ bản nhằm giúp HS có thể tự khám phá kiến thức, KN cơ bản dưới sự hỗ trợ, hướng dẫn của thầy cô giáo
- Hoạt động tăng cường, củng cố nhằm giúp HS củng cố, phát triển vững chắc những KT, KN mà các em vừa khám phá được thông qua nhiều hình thức khác nhau.
- Tùy từng lĩnh vực HĐGD mà các hình thức hoạt động xây dựng KT,KN cơ bản và hoạt động tăng cường củng cố khác nhau.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
- Nhằm giúp HS rèn luyện, vận dụng các kiến thức, kĩ năng vừa học. Các hoạt động thực hành được tổ chức ngay tại lớp, sau khi HS đã nắm được các KT, KN cơ bản.
- Tùy từng lĩnh vực HĐGD mà các hình thức hoạt động thực hành có thể khác nhau.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
- Nhằm tạo cơ hội cho HS vận dụng kiến thức, kĩ năng đã được học và đề xuất cách giải quyết những vấn đề liên quan vào cuộc sống thực tiễn ở gia đình, nhà trường và cộng đồng. Với HĐ này, HS có thể thực hiện cá nhân hoặc theo nhóm, có thể thực hiện dưới sự hỗ trợ của cha mẹ, thầy cô giáo.

Lưu ý:
- Tiến trình trên không cứng nhắc mà cần được thực hiện rất linh hoạt, mềm dẻo, sáng tạo.
-Trong một số trường hợp, HĐ cơ bản và HĐ thực hành có thể đan xen với nhau (VD Trong HĐGD Thể dục, HS có thể vừa quan sát GV giới thiệu, làm mẫu động tác, vừa thực hành. Trong HĐGD Âm nhạc, HS vừa nghe GV hát mẫu từng câu vừa thực hành hát…)
- Một số HĐGD không có HĐCB chỉ có HĐTH và HĐƯD. Thậm chí, bản chất nhiều HĐGD theo chủ đề chính là HDƯD
NỘI DUNG III: PHƯƠNG PHÁP, HÌNH THỨC VÀ TIẾN TRÌNH
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO MÔ HÌNH VNEN
Đọc nghiên cứu thông tin tài liệu NỘI DUNG III
- Cấu trúc thiết kế một bài trong một lĩnh vực của HĐGD theo mô hình VNEN như thế nào?
Cấu trúc HĐGD nhìn chung bao gồm các mục chủ yếu sau:
Tên/Chủ đề hoạt động:….
(Thời lượng)
I. Mục tiêu hoạt động
Mục này cần xác định cụ thể những kiến thức, kĩ năng, thái độ HS cần đạt được sau hoạt động.
II. Tài liệu và phương tiện
Mục này cần xác định cụ thể những tài liệu, phương tiện cần thiết để phục vụ cho việc tiến hành hoạt động và người chịu trách nhiệm chuẩn bị mỗi tài liệu,phương tiện đó (có thể là GV, HS, CMHS, …)
III. Tiến trình
Tiến trình một HĐGD, trừ HĐGD theo chủ đề, thường theo quy trình sau:
A. Hoạt động cơ bản
- Hoạt động cơ bản thường mở đầu bằng hoạt động khởi động/ Giới thiệu bài
- Các hoạt động xây dựng kiến thức, kĩ năng cơ bản nhằm giúp HS có thể tự khám phá kiến thức, KN cơ bản dưới sự hỗ trợ, hướng dẫn của thầy cô giáo
- Hoạt động tăng cường, củng cố nhằm giúp HS củng cố, phát triển vững chắc những KT, KN mà các em vừa khám phá được thông qua nhiều hình thức khác nhau.
- Tùy từng lĩnh vực HĐGD mà các hình thức hoạt động xây dựng KT,KN cơ bản và hoạt động tăng cường củng cố khác nhau.
B. Hoạt động thực hành
- Nhằm giúp HS rèn luyện, vận dụng các kiến thức, kĩ năng vừa học. Các hoạt động thực hành được tổ chức ngay tại lớp, sau khi HS đã nắm được các KT, KN cơ bản.
- Tùy từng lĩnh vực HĐGD mà các hình thức hoạt động thực hành có thể khác nhau.
C. Hoạt động ứng dụng/vận dụng
- Nhằm tạo cơ hội cho HS vận dụng kiến thức, kĩ năng đã được học và đề xuất cách giải quyết những vấn đề liên quan vào cuộc sống thực tiễn ở gia đình, nhà trường và cộng đồng. Với HĐ này, HS có thể thực hiện cá nhân hoặc theo nhóm, có thể thực hiện dưới sự hỗ trợ của cha mẹ, thầy cô giáo.
Lưu ý:
- Tiến trình trên không cứng nhắc mà cần được thực hiện rất linh hoạt, mềm dẻo, sáng tạo.
-Trong một số trường hợp, HĐ cơ bản và HĐ thực hành có thể đan xen với nhau (VD Trong HĐGD Thể dục, HS có thể vừa quan sát GV giới thiệu, làm mẫu động tác, vừa thực hành. Trong HĐGD Âm nhạc, HS vừa nghe GV hát mẫu từng câu vừa thực hành hát…)
- Một số HĐGD không có HĐCB chỉ có HĐTH và HĐƯD. Thậm chí, bản chất nhiều HĐGD theo chủ đề chính là HĐƯD
IV. Đánh giá
Mục này cần xác định nội dung và cách thức đánh giá mức độ đạt được của HS
sau mỗi HĐGD so với mục tiêu đặt ra và đánh giá kết quả chung của hoạt động.
V. Phụ lục
Các trang thông tin, truyện, tình huống, trường hợp điển hình, tranh ảnh, bài
thơ, bài hát, ca dao, tục ngữ,… về chủ đề hoạt động.

HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤCTHEO MÔ HÌNH
TRƯỜNG HỌC MỚI VIỆT NAM (VNEN)
Thảo luận: - Nghiên cứu bài trong sách giáo viên hiện hành rồi đưa các hoạt động theo cấu trúc thiết kế mô hình VNEN của các HĐGD sau:
.
- Đạo đức lớp 4 Bài: Kính trọng biết ơn người lao động
- Âm nhạc Lớp 5 Học hát: Bài Reo vang bình minh
- Mỹ thuật: Vẽ tranh đề tài Trường em
- Các nhóm thực hành trước lớp kế hoạch bài học HĐGD đã nghiên cứu, chuẩn bị
- Chia sẻ bài dạy thực hành.
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤCTHEO MÔ HÌNH
TRƯỜNG HỌC MỚI VIỆT NAM (VNEN)
1. Xây dựng đề cương tập huấn về phương pháp, hình thức tổ chức và nội dung HĐGD cho đồng nghiệp ở địa phương.
2. Tập huấn nội dung HĐGD đã học cho đồng nghiệp tại địa phương mình.
THẢO LUÂN HĐGD VÀ NHẬN XÉT GiỜ GiẢNG THỬ
Cách thức tổ chức các hoạt động. Các HĐ được tổ chức có gắn kết với mục tiêu không? Các HĐ cơ bản, thực hành, ứng dụng có phù hợp không?
Cách thức tổ chức dạy học có giúp HS tự học ko?
HS có hứng thú, tích cực tham gia các HĐ học tập không?
Cách đánh giá HS có phù hợp không?
Bài dạy có thực hiện được MT đặt ra không?
13

Nhận xét giờ giảng thử
Cách thức tổ chức các hoạt động. Các HĐ được tổ chức có gắn kết với mục tiêu không? Các HĐ cơ bản, thực hành, ứng dụng có phù hợp không?
Cách thức tổ chức dạy học có giúp HS tự học không?
HS có hứng thú, tích cực tham gia các HĐ học tập không?
Cách đánh giá HS có phù hợp không?
HS đã được phát triển những phẩm chất, giá trị, năng lực gì?
Kết luận: Mức độ đạt được mục tiêu
www.themegallery.com
Company Logo
TIẾN TRÌNH DẠY 1 BÀI HĐGD


MỤC TIÊU
BÀI HĐGD
ĐÁNH GIÁ KQHT CỦA HS
1.HS tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau:
Bản thu hoạch
Phiếu tự đánh giá
Bảng kiểm,…
2.Cha mẹ HS đánh giá: Phiếu nhận xét đánh giá
3.GV đánh giá:
Phiếu quan sát
Sổ nhật kí đánh giá
Ngh/c sản phẩm HĐHT của HS
Bài tập trắc nghiệm khách quan
Tình huống,…
www.themegallery.com
Company Logo
Mô hình VNEN (ESCUELA NUEVA)
5 bước giảng dạy của giáo viên
Giảng dạy theo mô hình
“Trường học kiểu mới”
Môn Toán, lớp 2




















Kiểu cấu trúc bài học được khuyến khích sử dụng trong mô hình EN, cũng như ở nhiều nơi trên thế giới và ở Việt Nam, đó là tổ chức dạy học thông qua trải nghiệm.


















Chu trình dạy học thông qua trải nghiệm này bao gồm 5 bước chủ yếu:
Trải nghiệm


















Một số gợi ý cụ thể về việc thực hiện qui trình 5 bước theo mô hình EN
Bước 1. Tạo hứng thú cho HS

Kết quả cần đạt:
Kích thích sự tò mò, khơi dậy hứng thú của HS về chủ đề sẽ học; HS cảm thấy vấn đề nêu lên rất gần gũi với họ.
Không khí lớp học vui, tò mò, chờ đợi, thích thú.
Cách làm: Đặt câu hỏi; Câu đố vui; Kể chuyện; Đặt một tình huống; Tổ chức trò chơi; Hoặc sử dụng các hình thức khác.


















Bước 2. Tổ chức cho HS trải nghiệm
Kết quả cần đạt:
- Huy động vốn hiểu biết, kinh nghiệm có sẵn của HS để chuẩn bị học bài mới.
- HS trải qua tình huống có vấn đề, trong đó chứa đựng những nội dung kiến thức, những thao tác, kỹ năng để làm nảy sinh kiến thức mới.
Cách làm: Tổ chức các hình thức trải nghiệm thú vị, gần gũi với HS. Nếu là tình huống diễn tả bằng bài toán có lời văn, thì các giả thiết phải đơn giản, câu văn phải hóm hỉnh và gần gũi với HS.


















Bước 3. Phân tích - Khám phá - Rút ra
kiến thức mới
Kết quả cần đạt:
- HS rút ra được kiến thức, khái niệm hay qui tắc lí thuyết, thực hành mới;
HS nhận biết dấu hiệu/đặc điểm dạng toán mới; nêu được các bước giải dạng toán này.
Cách làm: - Dùng các câu hỏi gợi mở, câu hỏi phân tích, đánh giá để giúp HS thực hiện tiến trình phân tích và rút ra bài học.
- Sử dụng các hình thức thảo luận cặp đôi, thảo luận theo nhóm, hoặc các hình thức sáng tạo khác nhằm kích thích trí tò mò, sự ham thích tìm tòi, khám phá phát hiện của HS.....
- Nên soạn những câu hỏi thích hợp giúp HS đi vào tiến trình phân tích thuận lợi và hiệu quả.
Các hoạt động trên có thể thực hiện với toàn lớp, nhóm nhỏ, hoặc cá nhân từng HS.


















Bước 4. Thực hành - Củng cố bài học
Kết quả cần đạt:
- HS nhớ dạng cơ bản một cách vững chắc; làm được các bài tập áp dụng dạng cơ bản theo đúng qui trình.
- HS biết chú ý tránh những sai lầm điển hình thường mắc trong quá trình giải bài toán dạng cơ bản.
- Tự tin về bản thân mình.


















Bước 4. Thực hành - Củng cố bài học
Cách làm:
Thông qua việc giải những bài tập rất cơ bản để HS rèn luyện việc nhận dạng, áp dụng các bước giải và công thức cơ bản. GV quan sát HS làm bài và phát hiện xem HS gặp khó khăn ở bước nào. GV giúp HS nhận ra khó khăn của mình, nhấn mạnh lại quy tắc, thao tác, cách thực hiện.
Tiếp tục ra các bài tập với mức độ khó dần lên phù hợp với khả năng của HS. GV tiếp tục quan sát và phát hiện những khó khăn của HS, giúp các em giải quyết khó khăn bằng cách liên hệ lại với các quy tắc, công thức, cách làm, thao tác cơ bản đã rút ra ở trên.
Có thể giao bài tập áp dụng cho cả lớp, cho từng cá nhân, hoặc theo nhóm, theo cặp đôi, theo bàn, theo tổ HS.


















Bước 5. Ứng dụng
Kết quả cần đạt:
HS củng cố, nắm vững các nội dung kiến thức trong bài đã học.
HS biết vận dụng kiến thức đã học trong hoàn cảnh mới, đặc biệt trong những tình huống gắn với thực tế đời sống hàng ngày.
Cảm thấy tự tin khi lĩnh hội và vận dụng kiến thức mới .


















Bước 5. Ứng dụng
Cách làm:
HS thực hành, vận dụng từng phần, từng đơn vị kiến thức cơ bản của nội dung bài đã học.
GV giúp HS thấy được ý nghĩa thực tế của các tri thức toán học, từ đó khắc sâu kiến thức đã học.
Mô hình VNEN
10 bước học tập của học sinh
10 bước học tập
Trong giảng dạy theo mô hình
“Trường học kiểu mới”
































Mỗi HS của EN đến trường luôn ý thức được mình phải bắt đầu và kết thúc hoạt động học tập như thế nào, không cần chờ đến sự nhắc nhở của GV.
Trong tài liệu hướng dẫn học, ở mỗi bài học, các hoạt động học tập đều được chỉ dẫn cụ thể và chi tiết.
Trong mỗi phòng học của EN đều treo 10 bước học tập

















10 bước học tập
Bước 1. Chúng em làm việc nhóm. Nhóm trưởng lấy tài liệu và đồ dùng học tập cho cả nhóm.
Bước 2. Em đọc Tên bài học rồi viết tên bài học vào Vở ô li (lưu ý không đượcviết vào sách).
Bước 3. Em đọc Mục tiêu của bài học.


















10 bước học tập
Bước 4. Em bắt đầu Hoạt động cơ bản (nhớ xem phải làm việc cá nhân hay theo nhóm).
Bước 5. Kết thúc Hoạt động cơ bản em gọi thầy, cô giáo để báo cáo những gì em đã làm được để thầy, cô ghi vào Bảng đo tiến độ.
Bước 6. Em thực hiện Hoạt động thực hành:
+ Đầu tiên em làm việc cá nhân;
+ Em chia sẻ với bạn ngồi cùng bàn (giúp nhau sửa chữa những bài làm còn sai sót);
+ Em trao đổi với cả nhóm. Chúng em sửa cho nhau, luân phiên nhau đọc... (lưu ý không làm ảnh hưởng đến nhóm khác)


















10 bước học tập
Bước 7. Chúng em đánh giá cùng thầy, cô giáo.
Bước 8. Hoạt động ứng dụng (gắn liền với gia đình và địa phương).
Bước 9. Kết thúc bài, em viết vào Bảng đánh giá (nhớ suy nghĩ kĩ khi viết và lưu ý về đánh giá của thầy, cô giáo).
Bước 10. Em đã học xong bài mới hoặc em phải học lại phần nào.
3 in 1
 Tài liệu Hướng dẫn học trong Mô hình trường học mới tại Việt Nam còn được gọi là tài liệu 3 trong 1. Xin cho tôi biết: Ý nghĩa, nội dung cụ thể của 3 trong 1 theo cách gọi trên là gì?
Tài liệu “ Hướng dẫn học” trong Mô hình Trường học mới Việt Nam còn được gọi là tài liệu “ 3 trong 1” có các ý nghĩa và nội dung sau: -Một tài liệu dùng cho ba đối tượng: Học sinh, giáo viên, cha mẹ học sinh; -Một tài liệu có ba nội dung: Nội dung học, phương pháp học, phương pháp dạy; -Một tài liệu có ba chức năng: Hướng dẫn học, hướng dẫn dạy, vở bài tập của học sinh. Để sử dụng Tài liệu “Hướng dẫn học” làm vở bài tập, giáo viên hướng dẫn học sinh dùng giấy trong suốt, đặt lên trên trang tài liệu có bài tập, rồi viết lên trên mặt trang giấy trong suốt. Một tờ giấy trong suốt như vậy, học sinh có thể dùng được nhiều lần. Làm như thế, học sinh không viết vào tài liệu “ Hướng dẫn học”;nên tài liệu “ Hướng dẫn học” được dùng nhiều năm./.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đỗ Hoàng Tùng
Dung lượng: 4,40MB| Lượt tài: 0
Loại file: pps
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)