Hoa hoc 8

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Hải An | Ngày 17/10/2018 | 26

Chia sẻ tài liệu: hoa hoc 8 thuộc Hóa học 8

Nội dung tài liệu:

Ngày soạn: 18 / 9 /2006 Bài 7. BÀI THỰC HÀNH 2
Tiết : 10 Sự lan tỏa của chất
A.MỤC TIÊU:
1.Kiến thức:Nhận biết được phân tử là hạt hợp thành của hợp chất và đơn chất phi kim. Một số loại ph/tử có thể khuyếch tán( lan tỏa trong chất khí, trong nước ...)
2.Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng sử dụng một số dụng cụ, hóa chất trong phòng thí nghiệm. Bước đầu làm quen với sự nhận biết một chất bằng quỳ tím.
3.Thái độ: Lòng say mê bộ môn hh, tìm hiểu thực tế nhờ lý thuyết gắn liền với thực hành.
B.CHUẨN BỊ:
1. Chuẩn bị của giáo viên: Dụng cụ: Cốc thủy tinh, giá ống nghiệm, giá thí nghiệm, nút cao su, đũa thủy tinh, ống nghiệm .....
Hóa chất: DD NH3 , Thuốc tím, giấy quỳ tím, tinh thể iot, hồ tinh bột.
2. Chuẩn bị của học sinh: Đọc bài trước, mỗi tổ chuẩn bị 1 chậu nước, 1 ít bông.
C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Oån định lớp : 8A10 (1’)
2. Kiểm tra bài cũ : (1’) Kiểm tra việc chuẩn bị của học sinh .
3. Bài mới :
*Giới thiệu bài: (1’) Để chứng minh một số chất phân tử có khả năng khuyếch tán , hôm nay chúng ta thực hiện một số thí nghiệm.
Tg
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
Nội dung

20’






















15’






















2’


HĐ1: Thí nghiệm 1: Sự lan tỏa của amoniac NH3:
GV hướng dẫn HS tiến hành thí nghiệm
- Khí Amoniac làm giấy quỳ tím tẩm nước đổi sang màu xanh.





- Bỏ mẩu giấy quỳ tím tẩm nước vào đáy ống nghiệm. Lấy nút có dính bông tẩm dd NH3. Quan sát sự đổi màu của giấy quỳ tím.




HĐ2 Thí nghiệm 2: Sự lan tỏa của Kali pemanganat (thuốc tím) trong nước:
GV hướng dẫn HS làm lần lượt từng thí nghiệm.
- Cho một ít tinh thể thuốc tím vào ly nước rồi khuấy đều, nhận xét độ hòa tan.




- Để ly nước lặng yên, rồi cho rơi từ từ từng mảnh thuốc tím vào ly nước, nhận xét sự hòa tan




HĐ3 Củng cố : GV nhấn mạnh lại sự lan tỏa của các chất như đã thí nghiệm ở trên.

HĐ1: Thí nghiệm 1: Sự lan tỏa của amoniac NH3:
HS tiến hành các thao tác thí nghiệm:
- HS dùng đũa thủy tinh nhúng vào dd NH3 chấm vào giấy quỳ tím tẩm nước. HS đưa các bạn khác quan sát và đưa ra nhận xét.
Màu tím của giấy quỳ tẩm nước đã chuyển sang màu xanh.
- HS tiếp tục làm thao tác 2 là bỏ mẩu giấy quỳ tím tẩm nước vào đáy ống nghiệm. Lấy nút có dính bông tẩm dd NH3. Quan sát sự đổi màu của giấy quỳ tím và HS nhận xét tốc độ sự đổi màu của giấy quỳ.

HĐ2 Thí nghiệm 2: Sự lan tỏa của Kali pemanganat (thuốc tím) trong nước:
HS tiến hành làm các thí nghiệm.
- Một em HS lên bảng làm thí nghiệm thứ nhất: Cho một ít tinh thể thuốc tím vào ly nước, khuấy đều, đưa ra cho các bạn quan sát và nhận xét.

- Một em HS khác lên làm thí nghiệm thứ hai : Cho một ít tinh thể thuốc tím vào cốc nước lặng yên, để cho thuốc tím tan từ từ vào nước, cho các bạn quan sát , nhận xét và so sánh với sự hòa tan của thuốc tím trong thí nghiệm ban đầu.
HĐ3 Củng cố: HS nhận xét sự lan tỏa của các chất.
Thí nghiệm 1: Sự lan tỏa của amoniac NH3:




- Khí Amoniac NH3 làm giấy quỳ tím tẩm nước chuyển sang màu xanh.













Thí nghiệm 2: Sự lan tỏa của Kalipemanganat (thuốc tím) trong nước:


So sánh sự hòa tan của thuốc tím vào nước trong 2 trường hợp rồi đi đến kết luận về sự lan tỏa.



4. Dặn dò- HƯỚNG DẪN HỌC SINH HỌC Ở NHÀ: ( 3’)
Đọc bài mới và viết bản tường trình theo mẫu sauvào vở:

TT
Tên thí nghiệm
Tiến hành
Hiện tượng
Giải thích
Kết luận









Yêu cầu HS rửa
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Hải An
Dung lượng: 397,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: DOC
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)