Hoa Ðao - Hoa Mai
Chia sẻ bởi Lê Hoàng Ngọc Nghi |
Ngày 12/10/2018 |
134
Chia sẻ tài liệu: Hoa Ðao - Hoa Mai thuộc Tư liệu tham khảo
Nội dung tài liệu:
Đào cợt gió bay, mai vàng cốt cách
1463. TẠI sao vào dịp Tết, miền Bắc chưng đào, còn miền Nam chưng mai? Theo lịch sử, những người mở cõi phương Nam có gốc từ miền Bắc, sao lại có chuyện đổi đào lấy mai như thế? Tục lệ chưng hoa ngày Tết có ý nghĩa gì? Trần Quang Thắng (Đồng Nai).
Từ xa xưa, cây đào đã gắn liền với ngày Tết. Hoa đào có màu hồng, đỏ rực rỡ. Màu tượng trưng cho sự vui vẻ, may mắn. Ngày xưa người dân tin rằng màu đỏ của hoa đào có tác dụng xua đuổi ma quỷ. Vì vậy, hoa đào là biểu tượng của mọi sự may mắn.
Khi tiến về phương Nam lập nghiệp, người xưa không thể quên phong tục cổ truyền. Miền Nam lại không đào, các cụ thấy trong Nam có loại cây mai cũng có hoa đẹp lại nở đúng dịp Tết, liền cắt cành chưng thế cho đào. Từ đó, mai vàng miền Nam trở thành loài hoa "chủ thể" vào dịp Tết. Hoa mai chứa đựng triết lý sâu sắc trong đời sống. Nó tượng trưng cho mùa Xuân, được ghi trong bộ tứ quý "Mai, Lan, Cúc, Trúc".
Đỗ Diễn Hịch (Hà Nội)
Hoa đào là cây của miền lạnh (miền Bắc), còn hoa mai là cây của miền nóng (miền Nam). Vào dịp Tết, hoa đào nở ở nhiệt độ thấp, lúc này ở miền Bắc lạnh, còn ở miền Nam thì nóng nên hoa đào có trồng cũng không nở, hay nở rất ít. Đào, mai là cây có nhiều búp, hoa lại ít lá, tượng trưng cho sự phồn thịnh, phát triển, nên được chưng vào dịp Tết.
Hoàng Biên Cương (Gò Vấp, Tp.HCM)
Vào thế kỷ 16, 17, cùng với việc các Chúa Nguyễn mở rộng bờ cõi về phương Nam, dòng người di cư từ miền Bắc vào miền Nam ngày một đông. Ở miền đất mới, nỗi nhớ quê hương luôn đau đáu trong lòng, nhất là vào dịp Tết đến Xuân về. Ở miền Bắc, từ xa xưa người dân đã có phong tục chọn những cành hoa đào đẹp nhất chưng trong những ngày Tết, với một mong muốn sang năm mới tài lộc sẽ đến nhà. Miền Nam, từ phía nam sông Gianh (Quảng Bình) trở vào rất hiếm thấy giống cây này, vì vậy những người Việt từ miền Bắc di cư vào Nam không tìm đâu ra cành đào để chưng vào ngày Tết. Và thế là mai - một giống cây phổ biến ở miền Nam, có hoa màu vàng rực rỡ và đặc biệt là cũng đều đặn ra hoa vào đúng dịp Xuân, được chọn để thay hoa đào chưng trong nhà trong những ngày Tết.
Hoàng Nghĩa Thắng (Vinh, Nghệ An)
Nhiều người chuộng chơi hoa đào vì hoa có màu đỏ sẽ mang lại sự may mắn trong năm. Từ cuối mùa Đông lạnh lẽo, trên cành đào khẳng khiu, hoa đào như bộc phát và nở rộ ra. Vì vậy hoa đào tượng trưng cho can đảm và hy vọng trong năm mới. Ngoài ra, người ta cũng tin rằng cắm cành đào trong nhà có thể cản gió độc, đuổi tà khí ra ngoài.
Một điển tích rất thú vị của thi nhân Thôi Hộ đời nhà Đường (618-907) có tên Đề tích sở kiến xứ, mô tả nét đẹp e ấp, thẹn thùng của người con gái đẹp quyện lẫn với màu hồng của hoa đào khi họ ngẫu nhiên gặp nhau. Năm sau, thương nhớ người xưa quá sâu đậm, Thôi Hộ lại ghé đến Đào Hoa trang. Cảnh vẫn như cũ, hoa đào vẫn rực rỡ phất phơ theo gió như mỉm cười chào đón khách đến thăm. Tuy nhiên, người xưa đã vắng bóng, không biết đi về phương nào. Thôi Hộ không nén được cảm xúc, bèn viết bài thơ tứ tuyệt ngay trên cửa: Ngày ấy năm nao tại cửa này/ Hồng nhan lấp lánh ánh hoa lay/ Người xưa lưu lạc phương nào nhỉ/ Cảnh cũ hoa đào cợt gió bay.
Với hoa mai: Có lẽ do cách phát âm không phân biệt giữa "mai" và "may mắn" của người miền Nam nên hoa mai được tin là loại hoa mang lại may mắn.
Thúy Hiền (Ngô Quyền, Hải Phòng)
Ở miền Bắc, hoa đào là đặc trưng. Tết mà thiếu cành đào thì thật đáng tiếc. Thú chưng hoa vào dịp Tết có lẽ đã xuất hiện từ rất lâu. Vào nhà nào ngày Tết mà có cành đào phơn phớt đỏ thì còn gì bằng. Cành đào được cắt khỏi thân cây, cắm vào lọ nước, ba ngày tết hoa vẫn nở bung. Vậy phải chăng nó nói lên sức sống mãnh liệt, là tin vui cho năm mới.
Đào Bắc - Mai Nam, hoa mai vàng là của mảnh đất phương Nam, loài hoa này tượng trưng cho cái đẹp thanh cao, trong sáng, cụ Nguyễn Du từng viết Mai cốt cách
1463. TẠI sao vào dịp Tết, miền Bắc chưng đào, còn miền Nam chưng mai? Theo lịch sử, những người mở cõi phương Nam có gốc từ miền Bắc, sao lại có chuyện đổi đào lấy mai như thế? Tục lệ chưng hoa ngày Tết có ý nghĩa gì? Trần Quang Thắng (Đồng Nai).
Từ xa xưa, cây đào đã gắn liền với ngày Tết. Hoa đào có màu hồng, đỏ rực rỡ. Màu tượng trưng cho sự vui vẻ, may mắn. Ngày xưa người dân tin rằng màu đỏ của hoa đào có tác dụng xua đuổi ma quỷ. Vì vậy, hoa đào là biểu tượng của mọi sự may mắn.
Khi tiến về phương Nam lập nghiệp, người xưa không thể quên phong tục cổ truyền. Miền Nam lại không đào, các cụ thấy trong Nam có loại cây mai cũng có hoa đẹp lại nở đúng dịp Tết, liền cắt cành chưng thế cho đào. Từ đó, mai vàng miền Nam trở thành loài hoa "chủ thể" vào dịp Tết. Hoa mai chứa đựng triết lý sâu sắc trong đời sống. Nó tượng trưng cho mùa Xuân, được ghi trong bộ tứ quý "Mai, Lan, Cúc, Trúc".
Đỗ Diễn Hịch (Hà Nội)
Hoa đào là cây của miền lạnh (miền Bắc), còn hoa mai là cây của miền nóng (miền Nam). Vào dịp Tết, hoa đào nở ở nhiệt độ thấp, lúc này ở miền Bắc lạnh, còn ở miền Nam thì nóng nên hoa đào có trồng cũng không nở, hay nở rất ít. Đào, mai là cây có nhiều búp, hoa lại ít lá, tượng trưng cho sự phồn thịnh, phát triển, nên được chưng vào dịp Tết.
Hoàng Biên Cương (Gò Vấp, Tp.HCM)
Vào thế kỷ 16, 17, cùng với việc các Chúa Nguyễn mở rộng bờ cõi về phương Nam, dòng người di cư từ miền Bắc vào miền Nam ngày một đông. Ở miền đất mới, nỗi nhớ quê hương luôn đau đáu trong lòng, nhất là vào dịp Tết đến Xuân về. Ở miền Bắc, từ xa xưa người dân đã có phong tục chọn những cành hoa đào đẹp nhất chưng trong những ngày Tết, với một mong muốn sang năm mới tài lộc sẽ đến nhà. Miền Nam, từ phía nam sông Gianh (Quảng Bình) trở vào rất hiếm thấy giống cây này, vì vậy những người Việt từ miền Bắc di cư vào Nam không tìm đâu ra cành đào để chưng vào ngày Tết. Và thế là mai - một giống cây phổ biến ở miền Nam, có hoa màu vàng rực rỡ và đặc biệt là cũng đều đặn ra hoa vào đúng dịp Xuân, được chọn để thay hoa đào chưng trong nhà trong những ngày Tết.
Hoàng Nghĩa Thắng (Vinh, Nghệ An)
Nhiều người chuộng chơi hoa đào vì hoa có màu đỏ sẽ mang lại sự may mắn trong năm. Từ cuối mùa Đông lạnh lẽo, trên cành đào khẳng khiu, hoa đào như bộc phát và nở rộ ra. Vì vậy hoa đào tượng trưng cho can đảm và hy vọng trong năm mới. Ngoài ra, người ta cũng tin rằng cắm cành đào trong nhà có thể cản gió độc, đuổi tà khí ra ngoài.
Một điển tích rất thú vị của thi nhân Thôi Hộ đời nhà Đường (618-907) có tên Đề tích sở kiến xứ, mô tả nét đẹp e ấp, thẹn thùng của người con gái đẹp quyện lẫn với màu hồng của hoa đào khi họ ngẫu nhiên gặp nhau. Năm sau, thương nhớ người xưa quá sâu đậm, Thôi Hộ lại ghé đến Đào Hoa trang. Cảnh vẫn như cũ, hoa đào vẫn rực rỡ phất phơ theo gió như mỉm cười chào đón khách đến thăm. Tuy nhiên, người xưa đã vắng bóng, không biết đi về phương nào. Thôi Hộ không nén được cảm xúc, bèn viết bài thơ tứ tuyệt ngay trên cửa: Ngày ấy năm nao tại cửa này/ Hồng nhan lấp lánh ánh hoa lay/ Người xưa lưu lạc phương nào nhỉ/ Cảnh cũ hoa đào cợt gió bay.
Với hoa mai: Có lẽ do cách phát âm không phân biệt giữa "mai" và "may mắn" của người miền Nam nên hoa mai được tin là loại hoa mang lại may mắn.
Thúy Hiền (Ngô Quyền, Hải Phòng)
Ở miền Bắc, hoa đào là đặc trưng. Tết mà thiếu cành đào thì thật đáng tiếc. Thú chưng hoa vào dịp Tết có lẽ đã xuất hiện từ rất lâu. Vào nhà nào ngày Tết mà có cành đào phơn phớt đỏ thì còn gì bằng. Cành đào được cắt khỏi thân cây, cắm vào lọ nước, ba ngày tết hoa vẫn nở bung. Vậy phải chăng nó nói lên sức sống mãnh liệt, là tin vui cho năm mới.
Đào Bắc - Mai Nam, hoa mai vàng là của mảnh đất phương Nam, loài hoa này tượng trưng cho cái đẹp thanh cao, trong sáng, cụ Nguyễn Du từng viết Mai cốt cách
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Lê Hoàng Ngọc Nghi
Dung lượng: 34,00KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)