Hóa 8- bài giảng

Chia sẻ bởi Vũ Thư Hoàng | Ngày 17/10/2018 | 33

Chia sẻ tài liệu: hóa 8- bài giảng thuộc Hóa học 8

Nội dung tài liệu:



Hoạt động của GV và HS
Hoạt động 1: giới thiệu bài 5 phút
Giáo viên cho học sinh trả lời các câu hỏi theo lật hình nền
Các hình ảnh trên gợi choc hung ta điều gì?
( Khi các chất hòa tan vào nhau sẽ gọi là dung dịch (đó là nội dung bài học hôm nay.


Nội dung ghi bảng



Bài 40_tiết 63
DUNG DỊCH




Hoạt động 2: Chiếu hướng dẫn thí nghệm , nêu yêu cầu:
Cho một thìa nhỏ đường vào cóc rồi khuấy đều quan sát hiện tượng và thư ký ghi vào phiếu thực hành.
Chiếu hướng dẫn thí nghiệm 2:
Cho vào cốc 1 50ml xăng, cốc 2 50ml nước
Sau đó nhỏ 1 giọt dầu ăn vào mỗi cốc.
Quan sát ghi vào phiếu thực hành
Các nhóm trả lời phiếu học tập 1:
Yêu cầu học sinh gạch chân vào ý quan trọng.


DUNG DỊCH _DUNG MÔI_CHẤT TAN
Thí nghiệm 1:


Chất tan là đường
Dung môi là nước
Nước đường là dung dịch
Thí nghiệm 2:
Xăng dung môi của dầu ăn, nước là dung môi của dầu ăn
Làm bài tập 5:
Kết luận:
Dung môi là chất có khả năng hòa tan chất khác để tạo thành dung dịch.
Chất tan là chất bị hòa tan trong dung môi
Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất của dung môi và chất tan.




Hoạt động 3:
Trong thực tế khi hoà tan các chất vào nước đến một lúc nào đó chất tan không tan nữa.(gọi là dung dịch đã bảo hòa(dung dịch bão hòa là gì?
Giáo viên tiến hành thí nghiêm vào 2 ống nghiệm dung dịch 1 và 2
Yêu cầu học sinh quan sát và nhận xét
( Ống nghiệm dung dịch muối ăn chưa bão hòa
(Ống nghiệm dung dịch muối ăn bão hòa
Giáo viên đun nóng ống nghiệm dung dịch bão hòa hay chưa bão hòa phụ thuộc yếu tố nào?
Dựa vào nội dung trên các nhóm thí nghiệm trả lời nhanh các bai tập theo phiếU.


II)DUNG DỊCH CHƯA BÃO_HÒA DUNG DỊCH BÃO HÒA
Kết luận:


Kết luận:
Ở nhiệt độ xác định:
Dung dịch chưa bão hòa là dung dịch có thể hòa tan them chất tan.
Dung dịch bão hòa là dung dịch không thể hòa tan them chất tan.


Hoạt động 4:
Khi hòa tan chất rắn vào nước làm cáh nào để chất rắn hòa tan nhanh hơn
Giáo viên gọi 3 học sinh làm thí nghiệm:
Cốc 1: cho 1 thìa muối rắn (viên lớn) vào
Cốc 2: cho 1 thìa muối nghiên nhỏ
Cốc 3: cho 1 thìa muối nghiên nhỏ (nóng)
Khi 1 học sinh hòa tan xong cho học sinh về, 2 học sinh còn lại hòa tiếp.

Cố 4 giáo viên cho muối vào không khuấy
Tại sao cốc 3 đun lại hòa tan nhanh nhất?
Tại sao cốc 2 nhanh hơn cốc 1
Hãy kể ra các biện pháp đã sử dụng để hòa tan chất nhanh hơn?

III)LÀM THẾ NÀO ĐỂ QUÁ TRÌNH HÒA TAN CHẤT RẮN VÒA NƯỚC NHANH HƠN
Khuấy dung dịch
Nghiền nhỏ chất rắn
Dun nóng dung dịch


Hoạt động 5
Củng cố: xxaay dựng sơ dồ tư duy
Bài tập về nhà:



* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Vũ Thư Hoàng
Dung lượng: 17,79KB| Lượt tài: 0
Loại file: docx
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)