HKII-7

Chia sẻ bởi Trần Thị Thoa | Ngày 11/10/2018 | 23

Chia sẻ tài liệu: HKII-7 thuộc Ngữ văn 7

Nội dung tài liệu:


PHÒNG GIÁO DỤC CẨM MỸ ĐỀ THI LẠI (Năm học 2007-2008)
TRƯỜNG THCS NGÔ QUYỀN Môn : Ngữ văn 7

Đề:
I/ Trắc nghiệm :(4 đ)
1. Bài “Sự giàu đẹp của Tiếng Việt” của tác giả nào ?
a. Đặng Thai Mai. c. Phạm Văn Đồng.
b. Nguyễn Aùi Quốc. d. Hoài Thanh.
2. Tục ngữ là một thể loại trong bộ phận văn học nào ?
a. Văn học dân gian. c. Văn học thời kháng chiến chống Pháp.
b. Văn học viết. d.Văn học thời kỳ kháng chiến chống Mỹ.
3. Bài “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” viết trong thời kỳ nào ?
a. Thời kỳ kháng chiến chống Pháp. c. Thời kỳ đất nước ta xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền bắc.
b. Thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. d. Những năm đầu thế kỷ XX.
4. Theo Hoài Thanh nguồn gốc cốt yếu của văn chương là gì ?
a. Đó là lòng thương người. c. Đó là lòng vị tha.
b. Đó là lòng thương muôn vật, muôn loài. d. Tất cả đều đúng.
5. Thủ pháp nghệ thuật trong “Sống chết mặc bay” là:
a. So sánh. c. Tương phản.
b. Tăng cấp. d. Cả a,b đều đúng.
6. Câu “ Bổn phận của chúng ta là làm cho những thứ của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày” thuộc kiểu câu gì ?
a. Câu đặc biệt. c. Câu chủ động.
b. Câu rút gọn. d. Câu bị động.
7. Dấu chấm lửng trong câu : “Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thơì đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung….” Được dùng với dụng ý gì ?
a. Thể hiện lời nói bỏ dở, ngập ngừng, ngắt quãng.
b. Tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng các gương anh hùng chưa liệt kê ra hết.
c. Tỏ ý kéo dài của âm thanh, tiếng động.
d. Tất cả đều đúng.
8. Trong câu văn sau : “Giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, trong tác phong. Hồ Chủ Tịch cũng rất giản dị trong lời nói và bài viết” Tác giả sử dụng phép nghệ thuật gì ?
a. So sánh. c. Aån dụ.
b. Liệt kê. d. Hoán dụ.
II/ Tự luận:(6 đ)
Bàn về mối quan hệ giữa môi trường sống và việc hình thành nhân cách con người, ông cha ta nhận định qua câu tục ngữ :
“Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”
Em hiểu thế nào về câu tục ngữ trên ?
Hết

ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM THI LẠI
MÔN: NGỮ VĂN 7 (2007-2008)

I/ Trắc nghiệm: (4đ)
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8

Đáp án
a
a
a
d
d
c
b
b

II/ Tự luận : (6đ)
Mở bài : học sinh nêu được mối quan hệ giữa môi trường và sự hình thành nhân cách con người => Dẫn dắt câu tục ngữ.
Thân bài : Giải thích nội dung câu tục ngữ
Nghĩa đen: Học sinh nêu được gần mực thì dơ, bẩn không nên; còn gần đèn thì sáng sủa tốt đẹp.
Nghĩa bóng : Câu tục ngữ khuyên con người ta không nên gần nơi xấu xa, đen tối sẽ bị ảnh hưởng đến nhân cách . Mà cần phải chọn môi trường tốt, trong sạch.
Dẫn chứng: Trong bài mẹ hiền dạy con,………..
Tuy nhiên câu tục ngữ vẫn còn hạn chế vì chưa phải ở gần môi trường xấu mà ảnh hưởng tới nhân cách. Cái quan trọng là ý chí của bản thân.
Ví dụ: Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.
Kết bài: Ý nghĩa của câu tục ngữ với mọi người.

Thang điểm:
5-6 điểm: Đáp ứng yêu cầu cơ bản của dàn bài, diễn đạt tốt, sai nhẹ về chính tả.
3-4 điểm: Có bỏ sót vài ý ở dàn bài, diễn đạt khá.
1-2 điểm: Sai sót nhiều, chưa nêu được ý cơ bản, lúng túng.







* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Thị Thoa
Dung lượng: 35,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)