HKI

Chia sẻ bởi Hồ Thị Như Sang | Ngày 14/10/2018 | 47

Chia sẻ tài liệu: HKI thuộc Tin học 6

Nội dung tài liệu:

Ngày soạn: Tổ: Toán
Ngày dạy:
Tiết: 1
I: LÀM QUEN VỚI TIN HỌC VÀ MÁY TÍNH ĐIỆN TỬ
Bài 1: THÔNG TIN VÀ TIN HỌC
I. Mục Tiêu:
1- Kiến thức: Biết khái niệm về thông tin và hoạt động thông tin của con người, biết máy tính là công cụ hỗ trợ con người trong các hoạt động thông tin.
2- Kỹ năng: Rèn kỹ năng phân tích và tổng hợp kiến thức.
3- Thái độ: Giáo dục HS tính cách làm việc tính cần cù, ham thích tìm hiểu và tư duy khoa học .
II. Chuẩn bị: ( GV: Bảng phụ, phấn màu, SGK, SGV, máy vi tính. ( HS: SGK.
III. Hoạt động của GV và HS:
1- Ổn định tổ chức: Điểm danh.
2- Kiểm tra bài cũ: kiểm tra vở soạn 2 HS.
3- Đặt vấn đề: Ngành khoa học phát triển mạnh nhất hiện nay là tin học, vậy tin học là gì? Để biết vấn đề này ta vào chương I.
Để xây dựng khái niệm về tin học, hôm nay ta cần tìm hiểu một vấn đề liên quan đến tin học là “thông tin”.
4- Các hoạt động chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng

* Hoạt động 1:
- Khi ta chưa đi học, ta có biết được chữ cái a, b, c,… hoặc các kí hiệu chữ số 0 -> 9 hay không? Vì sao?
- Khi đã học hết lớp 1 thì ta đã biết được chữ cái, kí hiệu chữ số hay chưa?.
- GV: Như vậy khi ta được học thì đã tiếp nhận được thông tin và cho ta một vốn hiểu biết tương ứng. Nên thông tin “được hiểu như một sự loại trừ tính bất định”.
- Đi đường nếu gặp đèn đỏ thì ta nhận được thông tin gì?
-> GV: Còn khi gặp CSGT giang tay chặng đường, ta nhận được thông tin gì?
-> GV: Vậy thông tin được thể hiện dưới dạng tin hiệu nhưng nó có đồng nhất với tín hiệu hay không?
- Vậy 2 tín hiệu khác nhau có thể cùng biểu diễn 1 thông tin như ở trường hợp trên. Ngược lại cùng một tín hiệu cũng có thể biểu diễn 2 thông tin khác nhau. Chẳng hạn: cùng 1 tín hiệu là “gật đầu”nhưng cũng có thể biểu diễn 2 thông tin là “đồng ý” đối với dân nước ta hoặc “không đồng ý” đối với một số thổ dân da đỏ của châu Mĩ. Hay nói một cách tổng quát: Thông tin được thể hiện bằng sự đa dạng của một hệ thống vật chất. Chỉ cần có sự khác nhau giữa hai dạng trong một hệ thống là có thể biểu diễn được thông tin.
-> GV: Vậy thông tin là gì?

*Hoạt động 2:
- Việc tiếp nhận, xử lí, lưu trử và trao đổi thông tin được gọi chung là gì?.
- Cho HS quan sát thiết bị chuột của máy tính và hỏi: Đây là thiết bị gì?
->GV: Trong lớp chúng ta có thể một số em chưa biết tên thiết bị này, vậy từ nay ta nhìn thấy nó là biết thiết bị gì rồi. Nên thông tin”góp phần làm tăng sự hiểu biết”.
GV: Trước khi ta muốn mua một cây bút máy để học, ta có thể hỏi các bạn mình đã có viết rồi là loại bút máy nào là tốt và bền . khi đã biết thông tin rồi ta sẽ đến nơi và chọn mua bút máy phù hợp với ý thích của ta. Như vậy thông tin “là căn cứ cho những quyết định”.
GV: Nếu trước khi chính thức vào buổi học đầu tiên của lớp 6, nếu ta không nắm được nội qui của nhà trường và giờ giấc ra vào lớp thì nhất định trường học sẽ lộn xộn. Do vậy nhờ các qui định của trường mà toàn trường mới có trật tự và ổn định. Nên thông tin “liên hệ với tật tự và ổn định”.
-> GV: Vậy thông tin có vai trò gì trong cuộc sống?
*Hoạt động 3:
( Củng cố:
Câu 1: Thông tin là gì?
Câu 2: Hoạt động thông tin gồm những yếu tố nào?


- Ta chưa biết. Vì ta chưa tiếp nhận được thông tin.


- Ta đã biết được các chữ cái, kí hiệu chữ số.







-Đèn đỏ là thông tin “đứng lại”.

- Nhận được thông tin đứng lại.


- Thông tin được thể hiện dưới dạng tín hiệu nhưng không đồng nhất với tín hiệu.


















* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hồ Thị Như Sang
Dung lượng: 471,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)