HK2 (15-16)

Chia sẻ bởi Nguyễn Lạp | Ngày 11/10/2018 | 47

Chia sẻ tài liệu: HK2 (15-16) thuộc Ngữ văn 7

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GD&ĐT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2015-2016
HẢI LĂNG MÔN: NGỮ VĂN LỚP 7
(Thời gian làm bài: 90 phút)





Câu 1 (2 điểm):
a) Thế nào là câu chủ động? Cho ví dụ?
b) Hãy chuyển câu chủ động sau thành câu bị động:
Thầy Hiệu trưởng vào thăm lớp chúng em.
c) Việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động (hoặc câu bị động thành câu chủ động) ở trong đoạn văn nhằm mục đích gì?

Câu 2 (2 điểm):
a) Thế nào là phép liệt kê? Phân biệt các kiểu liệt kê?
b) Xác định phép liệt kê trong ví dụ sau:
(…) Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước. (Tinh thần yêu nước của nhân dân ta - Hồ Chí Minh, Ngữ văn 7, tập hai)
c) Hãy đặt câu có sử dụng phép liệt kê để: Tả một số hoạt động trên sân trường em trong giờ ra chơi.

Câu 3 (6 điểm):
Giải thích câu nói: “Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người”.

................................................................................



PHÒNG GD&ĐT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2015-2016
HẢI LĂNG MÔN: NGỮ VĂN LỚP 7
(Thời gian làm bài: 90 phút)





Câu 1 (2 điểm):
a) Thế nào là câu bị động? Cho ví dụ?
b) Hãy chuyển câu bị động sau thành câu chủ động:
Những bạn đi học muộn đã bị thầy chủ nhiệm phê bình trước lớp.
c) Việc chuyển đổi câu bị động thành câu chủ động (hoặc câu chủ động thành câu bị động) ở trong đoạn văn nhằm mục đích gì?

Câu 2 (2 điểm):
a) Thế nào là phép liệt kê? Phân biệt các kiểu liệt kê?
b) Xác định phép liệt kê trong ví dụ sau:
(…) Hò Huế thể hiện lòng khao khát, nỗi mong chờ hoài vọng thiết tha của tâm hồn Huế. Ngoài ra còn có các điệu lí như: lí con sáo, lí hoài xuân, lí hoài nam. (Ca Huế trên sông Hương - Hà Ánh Minh, Ngữ văn 7, tập hai)
c) Hãy đặt câu có sử dụng phép liệt kê để: Tả cảnh đẹp của trường em.

Câu 3 (6 điểm):
Giải thích câu nói: “Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người”.

................................................................................

PHÒNG GD&ĐT HƯỚNG DẪN CHẤM
HẢI LĂNG ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2014-2015
MÔN: NGỮ VĂN 7


Câu 1 (2 điểm):

ĐỀ SỐ 1

a) Thế nào là câu chủ động? Cho ví dụ?
b) Hãy chuyển câu chủ động sau thành câu bị động:
Thầy Hiệu trưởng vào thăm lớp chúng em.
c) Việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động (hoặc câu bị động thành câu chủ động) ở trong đoạn văn nhằm mục đích gì?

a) HS nêu đúng định nghĩa câu chủ động: (0,5đ)
Câu chủ động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật thực hiện một hoạt động hướng vào người, vật khác (chỉ chủ thể của hoạt động).

+ Cho ví dụ về câu chủ động đúng: (0,5đ)

b) Chuyển câu chủ động thành câu bị động đúng: (0,5đ)
Lớp chúng em được thầy Hiệu trưởng vào thăm.

c) Nêu đúng mục đích: (0,5đ)
Việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động (hoặc câu bị động thành câu chủ động) ở trong đoạn văn nhằm mục đích liên kết các câu trong đoạn thành một mạch văn thống nhất.

ĐỀ SỐ 2
a) Thế nào là câu bị động? Cho ví dụ?
b) Hãy chuyển câu bị động sau thành câu chủ động:
Những bạn đi học muộn đã bị thầy chủ nhiệm phê bình trước lớp.
c) Việc chuyển đổi câu bị động thành câu chủ động (hoặc câu chủ động thành câu bị động) ở trong đoạn văn nhằm mục đích gì?

a) HS nêu đúng định nghĩa câu bị động: (0,5đ)
Câu bị động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Lạp
Dung lượng: 66,50KB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)