HK1 (12-13)

Chia sẻ bởi Nguyễn Lạp | Ngày 11/10/2018 | 25

Chia sẻ tài liệu: HK1 (12-13) thuộc Ngữ văn 7

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GD&ĐT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2012-2013
HẢI LĂNG MÔN: NGỮ VĂN LỚP 7
(Thời gian làm bài: 90 phút)





Câu 1 (2,0 điểm): Chép lại bài thơ Cảnh khuya của Hồ Chí Minh. Nêu hoàn cảnh sáng tác?

Câu 2 (2,0 điểm): Đọc đoạn thơ sau:
Trời xanh đây là của chúng ta
Núi rừng đây là của chúng ta
Những cánh đồng thơm mát
Những ngả đường bát ngát
Những dòng sông đỏ nặng phù sa...
(Nguyễn Đình Thi)
a/ Chỉ ra biện pháp điệp ngữ được sử dụng trong đoạn thơ và cho biết chúng thuộc dạng điệp ngữ gì ?
b/ Nêu tác dụng của biện pháp điệp ngữ đó ?

Câu 3 (6,0 điểm): Hãy nêu cảm nghĩ về người thân mà em yêu quý nhất.
.........................................................................




PHÒNG GD&ĐT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2012-2013
HẢI LĂNG MÔN: NGỮ VĂN LỚP 7
(Thời gian làm bài: 90 phút)





Câu 1 (2,0 điểm): Chép lại bài thơ Cảnh khuya của Hồ Chí Minh. Nêu hoàn cảnh sáng tác?

Câu 2 (2,0 điểm): Đọc đoạn thơ sau:
Trời xanh đây là của chúng ta
Núi rừng đây là của chúng ta
Những cánh đồng thơm mát
Những ngả đường bát ngát
Những dòng sông đỏ nặng phù sa...
(Nguyễn Đình Thi)
a/ Chỉ ra biện pháp điệp ngữ được sử dụng trong đoạn thơ và cho biết chúng thuộc dạng điệp ngữ gì ?
b/ Nêu tác dụng của biện pháp điệp ngữ đó ?

Câu 3 (6,0 điểm): Hãy nêu cảm nghĩ về người thân mà em yêu quý nhất.
.........................................................................
PHÒNG GD&ĐT HƯỚNG DẪN CHẤM
HẢI LĂNG ĐỀ THI HỌC KỲ I NĂM HỌC 2012-2013
MÔN: NGỮ VĂN 7

Câu 1: (2,0 đ) HS ghi lại đúng bài thơ Cảnh khuya: 1 điểm
Hoàn cảnh sáng tác: Bác viết vào năm 1947 ở chiến khu Việt Bắc trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp: 1 điểm
Câu 2 (2,0 đ):
Câu a: - Điệp ngữ “đây là của chúng ta”, “những”: 0,5 điểm
- Điệp ngữ cách quãng: 0,5 điểm
Câu b: Tác dụng: - Điệp ngữ “đây là của chúng ta”: Khẳng định mạnh mẽ chủ quyền của chúng ta đối với vùng đất, vùng trời: 0,5 điểm
- Điệp từ “những”: tiếp tục nhấn mạnh chủ quyền đối với quê hương đất nước, mặt khác gợi cảm giác tự hào về những cảnh đẹp của đất nước: 0,5 điểm
Câu 4 (6,0 đ):
1/ Yêu cầu:
* Hình thức: - Học sinh biết viết đúng đặc trưng thể loại văn biểu cảm.
- Bài văn trình bày mạch lạc, rõ ràng. Diễn đạt trôi chảy, trong sáng; không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp thông thường; chữ viết cẩn thận, sạch đẹp.
- Bố cục 3 phần
* Nội dung: Học sinh có nhiều cách viết khác nhau nhưng cần đảm bảo những nội dung cơ bản sau:
a/ Mở bài (0,5 đ): Giới thiệu về người thân mà em yêu (ông, bà, cha, mẹ...), nêu lí do vì sao em chọn người thân đó.
b/ Thân bài (5,0 đ):
- Nêu những đặc điểm ngoại hình gợi cảm xúc.
- Nêu phẩm chất cao quí, việc làm của người thân tác động đến suy nghĩ, tình cảm của em.
- Nêu sự gắn bó của em đối với người thân đó trong niềm vui, nỗi buồn, trong sinh hoạt, học tập, vui chơi.
- Học tập được những điều gì ở người thân.
- Nghĩ đến hiện tại và tương lai của người thân đó mà bày tỏ tình cảm, sự quan tâm, lòng mong muốn...
c/ Kết bài (0,5đ): Nêu cảm nghĩ chung đối với người thân.
2. Khung biểu điểm:
- Điểm 5,5 -> 6: Bài viết hay, sáng tạo.
- Điểm 4,5 -> 5: Bài viết mức độ khá.
- Điểm 3 -> 4: Bài viết mức độ trung bình.
- Điểm 1 -> 2,5: Bài viết mức độ yếu.
-
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Lạp
Dung lượng: 49,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)