HK 2- ĐỀ 3

Chia sẻ bởi Lươnghiền Dịu | Ngày 11/10/2018 | 45

Chia sẻ tài liệu: HK 2- ĐỀ 3 thuộc Ngữ văn 7

Nội dung tài liệu:

ĐỀ 6
I. Phần đọc hiểu:
Đọc đoạn văn và trả lời các câu hỏi:
“ Tuy trống đánh liên thanh, ốc thổi liên hồi, tiếng người xao xác gọi nhau sang hộ, nhưng xem chừng ai ai cũng mệt lử cả rồi. Ấy vậy mà trên trời thời vẫn mưa tầm tã trút xuống, dưới sông thời nước cứ cuồn cuộn bốc lên. Than ôi! Sức người khó lòng địch nổi với sức trời! Thế đê không sao cự lại được với thế nước! Lo thay! Nguy Thay! Khúc đê này hỏng mất.
Câu 1. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào ?
Câu 2.Tác giả là ai?
Câu 3. Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn là biểu cảm.
A. Đúng B. Sai
Câu 4. Biện pháp tu từ sử dụng có hiệu quả trong đoạn văn trên là?
A. So sánh C. Tương phản.
B. Liệt kê D.Tăng cấp
Câu 5 .Chuyển các câu chủ động sau thành các câu bị động tương ứng theo 2 cách.
a,Người ta đã hạ cánh màn điều treo ở đầu bàn thờ ông vải tư hôm hoá vàng.
b, Một nhà sư vô danh đã xây ngôi chùa ấy từ thế kỉ XIII.
Câu 6. Xác định các câu cảm thán có trong đoạn văn?
Câu 7. Viết đoạn văn ( 5 -7 câu ) nêu tác dụng của các câu cảm thán đó?
Câu 8. Qua văn bản này em thấy thế hệ trẻ ngày nay cần làm gì để bảo vệ môi trường, hạn chế hiện tượng bão lũ.
Câu 9: Tìm câu đặc biệt và câu rút gọn trong đoạn văn và tác dụng của nó?
Bài làm
I. Phần đọc hiểu
Câu 1. Đoạn văn trên trích từ văn bản " Sống chết mặc bay"
Câu 2.Tác giả Phạm Duy Tốn
Câu 3. A. Đúng
Câu 4. C. Tương phản.
Câu 5. a. -Cánh màn điều ở đầu bàn thờ ông vải đã được hạ xuống từ hôm hoá vàng.
- Cánh màn điều treo ở đầu bàn thờ ông vải đã hạ xuống từ hôm hoá vàng.
b. - Ngôi chùa ấy được xây một nhà sư vô danh xây từ thế kỉ XIII.
- Ngôi chùa ấy xây từ thế kỉ XIII.
Câu 6. Các câu cảm thán:
- Than ôi!
- Sức người khó lòng địch nổi với sức trời!
- Thế đê không sao cự lại với thế nước! Lo thay! Nguy thay!
Câu 7.Viết đoạn văn.
Trong đoạn văn, tác giả đã sử dụng một loạt các câu cảm thán để gợi không khí căng thẳng, hãi hùng. Các câu cảm thán trên góp phần bày tỏ thái độ cảm thông, thương xót làm nổi bật sự tương phản một trời, một vực giữa" sức trời" lớn mạnh với "sức người" yếu ớt, sự tăng cấp khi nguy cơ đê vỡ ngày càng cao, kết hợp với những âm thanh và tiếng trống để khắc hoạ rõ nét cảnh dân phu đang loay hoay, tuyệt vọng chống trọi với nước để cứu đê là để chuẩn bị cho sự xuất hiện của cảnh tượng hoàn toàn trái ngược diễn ra trong đình. Tóm lại với ngòi bút tả thực kết hợp với những câu cảm thán để bộc lộ cảm xúc, Phạm Duy Tốn đã phản ánh chân thực tính chất nguy hiểm của thiên nhiên làm nổi bật tình cảnh căng thẳng của dân trước cảnh đê vỡ, dẫn người đọc vào trung tâm cuộc sống, lay động lòng người, đánh thức những tình cảm đúng đắn trong chúng ta.
Câu 8. Để hạn chế hiện tượng mưa bão lũ lụt, thế hệ trẻ ngày nay cần phải bảo vệ môi trường . Tích cực trồng nhiều cây xanh. Không vứt rác bừa bãi. Tổ chức nhiều buổi lao động vệ sinh đường làng ngõ xóm. Bên cạnh đó có thể vận động tuyên truyền cho bà con hàng xóm biết tầm quan trọng của môi trường để cùng chung tay giữ gìn môi trường xanh sạch đẹp , hạn chế hiện tượng bão lũ lụt.
Câu 9:
- Câu đặc biệt: Than ôi- dùng để bộc lộ cảm xúc xót thương trước sự lớn mạnh của thiên nhiên và sự chống trọi ngày càng yếu ớt của người dân.
- Câu rút gọn: Lo thay! Nguy thay!- Tác dụng: Thông tin nhanh hơn. Ngụ ý lo lắng về nguy cơ sắp vỡ đê là của chung nhân dân .

ĐỀ 7
Đọc kĩ đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới :
Quan lớn vỗ tay xuống sập kêu to:
Đây rồi !...Thế chứ lại !
Rồi ngài vội vàng xòe bài, miệng vừa cười vừa nói:
Ù ! Thông tôm, chi chi nảy !... Điếu mày !

Ấy, trong khi quan lớn ù ván bài to như thế, thì khắp mọi nơi miền đó, nước tràn lênh láng, xoáy thành vực sâu, nhà cửa trôi
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lươnghiền Dịu
Dung lượng: 42,50KB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)