Hinh thanh va cach viet sang kien kinh nghiem

Chia sẻ bởi Lê Thanh Thịnh | Ngày 09/10/2018 | 49

Chia sẻ tài liệu: Hinh thanh va cach viet sang kien kinh nghiem thuộc Toán học 3

Nội dung tài liệu:

Chuyên đề : CON ĐƯỜNG HÌNH THÀNH SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
VÀ VIỆC VIẾT SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

A/ NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG:
I. Các định nghĩa:
1/ Sáng kiến là gì ? –Đó là ý kiến mới, có tác động làm cho công việc tiến hành được tốt hơn.
Có hai loại ý kiến mới: Ý kiến mới đã được áp dụng và ý kiến mới chưa được áp dụng
2/Kinh nghiệm : là điều hiểu biết có được do tiếp xúc với thực tế , do từng trải.
Kinh nghiệm không phải là nội dung thụ động của ý thức , mà là sự tác động thực tiễn của con người đến thế giới khách quan.
II. Các loại kinh nghiệm : Dựa vào nguồn gốc hình thành kinh nghiệm mà ta có các loại kinh nghiệm sau:


Loại kinh nghiệm
Nguồn gốc
Bản chất , đặc điểm

1
Kinh nghiệm nghe nhìn
Từ hoạt động nghe nhìn
Chưa áp dụng thử nghiệm , thiếu chứng cứ thành công nên chưa đủ độ tin cậy (dù hợp lý)
KN loại nàylà kiến thức , phụ thuộc sự thông minh của người viết.

2
Kinh nghiệm lập luận
Nhờ suy nghĩ, lập luận
Như trên.

3
Kinh nghiệm có tác động đến thực tiễn
Do đã tự làm, tự tác động đến thực tế.
Đã áp dụng thử nghiệm, có chứng cứ thành công nên có độ tin cậy cao.


III. Các loại SK và SKKN:
Khi một người dùng lời nói hoặc chữ viết để thông báo KN của mình thì những KN của họ trở thành SK.
Để xác định thông báo đó là SK hay SKKN thì phải xét nó thuộc loại nào theo bảng sau:

Loại kinh nghiệm
Trở thành
Đặc điểm

1/ Nghe nhìn
Sáng kiến
Có đổi mới nhận thức nhưng chưa tạo ra hiệu quả thực tế.

2/ Phân tích, lập luận
Sáng kiến
Như trên

3/ Tác động thực tiễn
SKKN
Đã tạo ra hiệu quả thực tế.


Lưu ý: Mọi SK phải trải qua thử nghiệm,nếu có hiệu quả thì SK đó mới trở thành KN.Và nếu viết KN đó ra thì ta có bản SKKN.
SKKN phải có 2 điều kiện, đó là: SÁNG TẠO và HIỆU QUẢ.(Hay còn gọi là tính “ mới” và tính “lợi ích”.

IV. Chọn đối tượng để nghiên cứu và chọn đề tài:
1/Mục tiêu của SKKN: Có những loại SKKN đặt mục tiêu nâng hiện trạng từ xấu lên mức đạt yêu cầu hoặc tốt. Cũng có loại SKKN đặt mục tiêu làm cho hiện trạng từ tốt trở nên tốt hơn.
Trong 2 loại trên, ưu tiên loại thứ nhất vì tính cấp bách của nó.
2/ Các lĩnh vực cần quan tâm nghiên cứu đổi mới:
Trong nhà trường,các lĩnh vực cần có SKKN có thể chia làm 3 nhóm sau:
-Nhóm 1:Công tác quản lý , hoạt động Đội ,tổ chuyên môn,đoàn thể.
-Nhóm 2:Hoạt động GD đạo đức HS, nâng cao chất lượng học tập, tổ chức các hoạt động khác v..v
-Nhóm 3:Cải tiến pp giảng dạy, nâng cao hiệu quả các bài dạy.
3/ Chọn đề tài: Khi chọn đề tài, bạn cần lưu ý các điểm sau:
-Vấn đề bạn đặt ra là cấp bách (có mâu thuẫn giữa thực trạng và yêu cầu cần đạt )
-Vấn đề bạn đặt ra là mới, chưa ai làm hoặc có người đã làm nhưng hiệu quả thấp.

V. Đặt tên cho đề tài:
Tên đề tài SKKN cần đạt 2 yêu cầu sau: GỌN và RÕ. (Thông thường ta thấy: nếu viết gọn thì không rõ ;còn viết rõ ý thì không gọn) .Tuy nhiên , cần lấy tiêu chuẩn RÕ làm chính.

VI. Con đường hình thành 1 SKKN
Để biến ý tưởng mới (SK) của bạn trở thành 1 SKKN, bạn cần thực hiện theo trình tự các bước sau:

Các bước
Công việc của từng bước

1
Quan sát thực tiễn vấn đề bạn quan tâm

2
Chọn ra mâu thuẫn cần cải tiến, đổi mới

3
Chọn điều kiện, khả năng, đối tượng và đặt tên đề tài

4
Phân tích vấn đề và hình thành ý tưởng mới (SK)để giải quyết vấn đề

5
Aùp dụng SK vào thực tiễn và thấy có kết quả

6
Đăng ký đề tài SKKN với tổ, với trường

7
Thực nghiệm công khai lần1 để tổ góp ý

8
Thực nghiệm hoặc báo cáo kết quả thực nghiệm. Tổ xếp hạng

9
Viết thành bản SKKN để nộp cho tổ, cho trường


Chú ý: ý tưởng
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Thanh Thịnh
Dung lượng: 10,37KB| Lượt tài: 2
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)