Hinh hoc 6

Chia sẻ bởi Nguyễn Dac Min | Ngày 14/10/2018 | 35

Chia sẻ tài liệu: hinh hoc 6 thuộc Vật lí 6

Nội dung tài liệu:

HỌC KỲ 2
Ngày dạy:.../.../2010.

CHƯƠNG II: GÓC

MỤC TIÊU CHUNG

* Về kiến thức:
- Biết khái niệm nửa mặt phẳng.
- Biết khái niệm góc.
- Hiểu các khái niệm: góc vuông, góc nhọn, góc tù, góc bẹt, hai góc kề nhau, hai góc bù nhau.
- Biết khái niệm số đo góc.
- Hiểu được: nếu tia oy nằm giữa hai tia ox, oz thì: xoy + yoz =xoz. để giải các bài toán đơn giản.
- Hiểu khái niệm tia phân giác của góc.
- Biết các khái niệm đường tròn, hình tròn, tâm, cung tròn, dây cung, đường kính, bán kính.
- Nhận biết được các điểm nằm trên, bên trong, bên ngoài đường tròn.
- Biết khái niệm tam giác.
- Hiểu được các khái niệm đỉnh, cạnh, góc của tam giác.
- Nhận biết các điểm nằm bên trong, nằm bên ngoài tam giác.
* Về kĩ năng:
- Biết vẽ một góc. Nhận biếtđược một góc trong hình vẽ.
- Biết dùng thước đo góc để đo góc.
- Biết vẽ một góc bằng số đo cho trước.
- Biết vẽ tia phân giác của một góc.
- Biết dùng compa để vẽ đường tròn, cung tròn,. Biết gọi tên và kí hiệu đường tròn.
- Biết vẽ tam giác. Biết gọi tên và kí hiệu tam giác.
- Biết đo các yếu tố(cạnh, góc) của một tam giác cho trước.


Tiết 15. §1. NỬA MẶT PHẲNG.

I. Mục tiêu
- Kiến thức: Hiểu thế nào là nửa mặt phẳng.
- Kĩ năng: Biết cách gọi tên nửa mặt phẳng, nhận biết tia nằm giữa 2 tia qua hình vẽ.
Làm quen với việc phủ định 1 khái niệm, chẳng hạn:
Nửa mặt phẳng bờ a chứa điểm M, nửa mặt phẳng bờ a không chứa điểm M.
Cách nhận biết tia nằm giữa, cách nhận biết tia không nằm giữa.
- Thái độ: Vận dụng thực tế.
II. Chuẩn bị: GV: SGK - thước thẳng - đề BT 3 .
HS: Đọc trước bài, thước thẳng, giấy trong, bút dạ.
III. Phương pháp: Vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề.
IV.Tiến trình bài dạy:
1; Ổn định lớp:(1ph)
2. Kiểm tra bài cũ: (2ph)
Giới thiệu chương trình học kì II: chương II: Góc
gồm 15 tiết trong đó 2 tiết dành cho kiểm tra cuối năm,
còn 13 tiết: 8 tiết lý thuyết, 1 tiết luyện tập, 2 tiết thực hành,
1 tiết ôn tập, 1 tiết kiểm tra.
3. Bài mới:
GV: giới thiệu về mặt phẳng: Biểu tượng mặt phẳng là trang giấy,
mặt bảng. Chúng ta đã vẽ nhiều đường thẳng, nhiều điểm trên trang
giấy. Những biểu tượng đó hàm ý nói: Trong hình học phẳng, mặt
phẳng là hình cho trước, là tập hợp điểm trên đó ta nghiên cứu hình
nào đó (đường thẳng, đoạn thẳng, tia, góc, …) Mỗi hình này là 1 tập
hợp con của mặt phẳng.
Mặt phẳng là hình cơ bản, không định nghĩa. Mặt phẳng không giới hạn về mọi phía.
Hoạt động của GV-HS
 Ghi bảng

Hoạt động 1: Hình thành khái niệm nửa mặt phẳng. (15ph)

GV: Vẽ hình 1 (lên bảng)
HS; Quan sát hình 1 (SGK) và trả lời câu hỏi:
Đường thẳng a chia mặt phẳng thành mấy phần?
HS ...2 phần riêng biệt.
Mỗi phần đó cùng với đường thẳng a là một nửa mặt phẳng bờ a.
GV: Thế nào là 1 nửa mặt phẳng bờ a?
HS; Suy nghĩ - trả lời.
Đọc định nghĩa (SGK-72)
GV: Giới thiệu 2 nửa mặt phẳng đối nhau: (như SGK).
Vẽ đường thẳng b lên bảng




GV: Hai nửa mặt phẳng nào đối nhau?
HS ...2 nửa mặt phẳng chung bờ b đối nhau.
(nửa mp (I) và (II) chung bờ b)
Khi vẽ bất kì 1 đường thẳng trên mp nó là bờ của 2 nửa mp nào?
Nêu tính chất (T/C).
GV: Nhấn mạnh lại định nghĩa - T/Cvà
Hướng dẫn HS cách phân biệt 2 nửa mặt phẳng bị chia ra bởi đường thẳng a.
HS; Quan sát hình 2 (SGK)
Tô xanh nửa mp (I), tô đỏ nửa mp (II).
Cho biết những điểm nào thuộc nửa mp
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Dac Min
Dung lượng: 579,00KB| Lượt tài: 3
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)