HÌNH ẢNH VỀ QUẦN XÃ

Chia sẻ bởi Quách Thuý Hằng | Ngày 04/05/2019 | 44

Chia sẻ tài liệu: HÌNH ẢNH VỀ QUẦN XÃ thuộc Sinh học 9

Nội dung tài liệu:

BÀI THỰC HÀNH:
ĐIỀU TRA
NGHIÊN CỨU
QUẦN XÃ
Tên nhóm điều tra : Quách Thúy Hằng
Việt Phạm Diễm Kiều
Nguyễn Thị Thu Trang
Địa điểm điều tra : Thảo Cầm Viên
Thời gian điều tra : 8/ 2 / 07, 9h15
I.Phân tích một quần xã:
1.Chọn quần xã:
Quần xã sa mạc nhân tạo
2.Mô tả:
Qui mô:
Chiều rộng quần xã là 35m
Chiều dài quần xã là 50.3m
Diện tích quần xã là 1760.5m2
Đặc điểm các nhân tố vô sinh:
Nhiệt độ : Bình thường, trung bình 34 -35oC
Ánh sáng : Nhiều, rộng khắp với cường độ vừa phải
Nước : Lượng nước trung bình.
Độ ẩm : Do tính chất quần xã sa mạc là ít nước nên độ ẩm ở đây thấp
Đất : Cát, khô cằn, chủ yếu là cát trắng
Đặc điểm các nhân tố hữu sinh:
Quần thể thực vật: Gồm các quần thể thực vật sau

Quần thể cây kim vàng (3 cây)
Quần thể cây agao ( 6 cây)
Quần thể cây kiều hùng (4 cây)
Quần thể xương rồng bát tiên (45 cây)
Quần thể xương rồng kim hổ
(37 cây)
Quần thể xương rồng rắn
(14 cây)
Quần thể xương rồng cụm
(17 cây)
Quần thể xương rồng hoa vàng (8 cây)
Quần thể xương rồng hoa đỏ
(13 cây)
Quần thể một số xương rồnng khác (21 cây)
Quần thể nhện
Quần thể chim sâu
Quần thể sâu
Quần thể ong ruồi
Quần thể tắc kè
Quan hệ giữa các quần thể

Quan hệ giữa thực vật và động vật
Thực vật có vai trò quan trọng trong đời sống động vật:
Xương rồng bát tiên là nơi ở của nhện
Ong ruồi hút mật của hoa bát tiên
Sâu ăn lá của sen đá, cây agao
Kiến đục thân cây
Động vật giúp cho sự thụ phấn, ăn sâu bọ gây hại cho thực vật
Chim sâu, nhện ăn sâu hại lá
Giữa các quần thể thực vật thì có mối quan hệ cạnh tranh khác loài (giữa quần thể xương rồng, quần thể cây agao, quần thể sen đá,.)
Các cây sẽ cạnh tranh về thức ăn, nơi ở
Giữa các quần thể động vật thì có quan hệ vật ăn thịt và con mồi (Giữa kiến và nhện, giữa sâu và chim sâu,.)
Chim sâu, nhện sẽ ăn sâu
Chim sâu, nhện, tắc kè ăn kiến
Tắc kè ăn nhện

Tác động của con người
Do đây là quần xã nhân tạo nên có sự chăm sóc của con người mỗi ngày
Tính phân bố không đồng nhất của các nhân tố môi trường
Quần xã có sự phân bố không đồng nhất của nhân tố ánh sáng
2/3 quần xã được chiếu sáng nhiều hơn


Từ sự không đồng nhất của nhân tố ánh sáng nên nhân tố nhiệt độ cũng tác động không đều lên quần xã
Nơi được chiếu sáng nhiều sẽ có nhiệt độ cao hơn nơi được chiếu sáng ít
Sự biến động về quần xã
Đầu tiên ở đây là bãi đất trống
Sau được cải tạo lại để trồng các loại xương rồng
Một năm trước bổ sung thêm một số cây khác (sen đá, agao, kiều hùng,..)
3.Độ nhiều: được ước lượng theo số gốc cây trên một mét vuông
Quần thể xương rồng
Mật độ: 5 cây/m2
Độ nhiều: Ít
Quần thể cây agao
Mật độ: 1cây/m2
Độ nhiều: Hiếm
Quần thể cây sen đá
Mật độ: 3 cây/m2
Độ nhiều: Hiếm
Quần thể cây kim vàng
Mật độ: 2 cây/ m2
Độ nhiều: Hiếm
Quần thể cây kiều hùng
Mật độ: 1 cây/ 10m2
Độ nhiều: Hiếm
Quần thể cây sứ
Mật độ: 1cây/m2
Độ nhiều: Hiếm
4. Độ quần tụ từng loài
Thực vật:
Xương rồng: Mọc thành dải (Độ 3)
Cây sen đá: Mọc thành dải (Độ 3)
Cây agao, cây kim vàng: Mọc thành cụm (Độ 2)
Cây kiều hùng: Mọc riêng lẻ (Độ 1)
Cây sứ: Mọc riêng lẻ (Độ 1)
Động vật: Độ quần tụ: ít
Kiến:
Mật độ: Khoảng 30 con /m2
Ong ruồi:
Mật độ: Khoảng 5con /m2
Nhện:
Mật độ: Khoảng 3 con /cây
Chim sâu:
Mật độ: 2 con /m2
Tắc kè:
Mật độ: 1 con /cây.
5. Sự phân tầng
Trong quần xã ít nhiều cũng có sự phân tầng. Nhưng do đây là quần xã nhân tạo nên sự phân tầng cũng có tính chất tương đối
Quần xã gồm các tầng sau:
Tầng cây cao (cây sứ)
Tầng cây thấp (cây agao, kim vàng, kiều hùng)
Tầng các cây xương rồng bát tiên
Tầng các cây xương rồng nhỏ
II. Sơ đồ chuỗi thức ăn và lưới thức ăn
Lá cây Sâu Nhện

Cây xanh Hoa Ong ruồi Tắc kè Vi sinh vật

Thân cây Kiến Chim
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Quách Thuý Hằng
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)