HÌNH ẢNH 'CẬU VÀNG" TRONG TRUYỆN LÃO HẠC CỦA NAM CAO- NGỮ VĂN 8

Chia sẻ bởi Ninh Thị Loan | Ngày 12/10/2018 | 90

Chia sẻ tài liệu: HÌNH ẢNH 'CẬU VÀNG" TRONG TRUYỆN LÃO HẠC CỦA NAM CAO- NGỮ VĂN 8 thuộc Tư liệu tham khảo

Nội dung tài liệu:

Chuyên mục: TRAO ĐỔI CHUYÊN MÔN
HÌNH ẢNH CẬU VÀNG TRONG TÁC PHẨM “LÃO HẠC ”CỦA NHÀ VĂN NAM CAO

Hình ảnh Cậu Vàng trong tác phảm “Lão Hạc ” của nhà văn Nam Cao là một nhân vật có số phận,trở thành một ám ảnh nghệ thuật. Sự hiện diện của Cậu Vàng trong đời sống của lão Hạc không phải là vật nuôi bình thường mà là người bạn, người thân; là kỷ niệm, niềm mơ ước, khát vọng của lão về sự đoàn tụ với đứa con tha phương. Cậu Vàng là nguồn an ủi duy nhất của lão. Không phải ngẫu nhiên, lão chăm bẵm, trút tất cả tình yêu mến cho Cậu Vàng, bởi Cậu Vàng là “bạn”, “con trẻ”, “cháu bé”, là “đứa con cầu tự”duy nhất hiện hữu có thể lắng nghe, chia sẻ vui buồn với lão Hạc.
Số phận của cậu Vàng gắn liền với số phận của lão Hạc. Qua Cậu Vàng, Nam Cao đã nêu bật được tấn bi kịch xót xa của người nông dân nghèo khổ. Đó là tấn bi kịch giữa một tình thương cao cả, lòng thánh thiện của con người và một bên là hoàn cảnh nghiệt ngã xô đẩy vào con đường tội lỗi “đánh lừa một con chó”, “nỡ tâm lừa nó”. Điều đó, khiến cho lão Hạc cắn rứt lương tâm, sống trong tâm trạng mặc cảm của người phạm tội, đối mặt với toà án lương tâm truy xét đến tận cùng.  Không phải ngẫu nhiên, ngay từ đầu truyện, nhà văn Nam Cao để cho lão Hạc đối thoại với ông giáo trong không khí trầm mặc, năng lòng suy tư.”Có lẽ, tôi bán con chó đấy ông giáo ạ!” .Thông điệp ở đây không chỉ là bán chó mà giọng nói của lão Hạc. “Có lẽ” ẩn chứa một sự day dứt, nỗi băn khoăn trước một quyết định hệ trọng mà lão cần thăm dò ông giáo. Câu ấy ông giáo nghe “đã nhàm rồi” nên “dửng dưng” trước “băn khoăn quá thế” của lão Hạc. “Con chó là của cháu nó mua đấy chứ!...Nó mua về nuôi, định để đến lúc cưới vợ thì giết thịt..”. Cho nên, con chó là vật ký thác những nỗi niềm, là chút hy vọng cuối cùng; giá đỡ tinh thần trong những tháng ngày mòn mỏi, cô độc của lão Hạc. Lão đã “bắt rận”, “đem nó ra ao tắm”, “ cho nó ăn cơm trong một cái bát như một nhà giàu”, rồi “chửi yêu”, dỗ dành, an ủi, trò chuyện với nó như với người thân... Nhưng rồi lão phải đối mặt với ốm đau, bệnh tật, bão lũ, đói khát. Cuộc sống mỗi ngày xuống dốc. Hoa lợi của khu vườn được bao nhiêu, lão dành dụm chờ con trai về. “Tính ra cậu Vàng cậu ấy ăn khoẻ hơn cả tôi...Mỗi ngày cậu ấy ăn thế, bỏ rẻ cũng mất hào rưỡi, hai hào đấy. Cứ mãi thế này thì tôi lấy tiền đâu mà nuôi được? Mà cho cậu ấy ăn ít thì cậu ấy gầy đi, bán hụt tiền, có phải hoài không?”. Nhưng bán cậu Vàng rồi, lão Hạc sống trong cắn rứt lương tâm.”Lão cố làm ra vui vẻ. Nhưng trông lão cười như mếuvà đôi mắt lão ầng ậng nước”. Cảm thức về ăn ở tệ bạc, nhẫn tâm vò xé tâm can lão. Như vậy, tấn bi kịch của lão Hạc là tấn bi kịch nội tâm.
Trong truyện ngắn” Lão Hạc”, ngoài hình ảnh cậu Vàng, còn có hình ảnh chó với ý nghĩa danh từ chung chỉ một loại động vật nuôi trong gia đình.Đó là những con chó bị đánh bã ; cái chết của nó bắt nguồn từ nguyên cớ sâu xa là sự tha hoá của con người mà Binh Tư là một mẫu. Nam Cao đã mở rộng biên độ của hình ảnh chó, tạo cho tác phẩm có một ấn tượng sâu đậmvề sự đối lập giữa người và súc vật. Sự đối lập này gieo và người đọc một nỗi cay đắng về kiếp người. Điều này bàng bạc khắp tác phẩm, cô đặc lại ở đoạn đối thoại sau đây giữa ông giáo và lão Hạc: “Lão chua chát bảo: - Ông giáo nói phải! Kiếp con chó là kiếp khổ thì ta hoá kiếp cho nó để nó làm kiếp người, may ra nó sung sướng hơn một chút...kiếp người như kiếp tôi chẳng hạn!... - Kiếp ai cũng thế thôi, cụ ạ! Cụ tưởng tôi sung sướng hơn chăng?
- Thế thì không biết nếu kiếp người cũng khổ nốt thì ta nên làm kiếp gì cho thật sướng?’’ Không biết làm kiếp gì để đổi đời, đó là cả một sự bế tắc! Ăng ghen trong tác phẩm: “Tác động của lao động trong việc chuyển biến từ vượn thành người” đã kiến giải một cách thuyết phục về nguồn gốc loài người và quá trình tiến hoá từ vượn thành ngươì. Còn trong tác phẩm Lão Hạc
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Ninh Thị Loan
Dung lượng: 32,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)