HIỂU RÕ THẾ GỚI SINH HỌC
Chia sẻ bởi Nguyễn Đức Tuấn |
Ngày 04/05/2019 |
24
Chia sẻ tài liệu: HIỂU RÕ THẾ GỚI SINH HỌC thuộc Sinh học 9
Nội dung tài liệu:
Nhiệt liệt chào mừng
các thầy,cô giáo về dự chuyên đề sinh học
Huyện ứng hoà
nhiệt liệt chào mừng thầy, cô giáo về dự chuyên đề sinh học
Chuyên đề
TCH H?P GIO D?C B?O V?
MễI TRU?NG V DA D?NG SINH H?C VO D?Y H?C SINH H?C ? TRU?NG TRUNG H?C CO S?
NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ
1.Những vấn đề chung.
2. Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học vào nội dung bài học môn sinh học ở Trung học cơ sở.
3. Vận dụng.
4. Hướng dẫn tự học
1. Những vấn đề chung.
1.1. Vai trò của giáo dục bảo vệ môi trường tự nhiên và đa dạng sinh học trong trường Trung học cơ sở
1.2 Một số kiến thức cơ bản về bảo vệ môi trường tự nhiên và đa dạng sinh học
1.3. Tình hình bảo vệ môi trường tự thiên nhiên và đa dạng sinh học trên thế giới và ở Việt Nam hiện nay
1.4. Nguyên nhân và hậu quả của suy giảm đa dạng sinh học
1.5. Một số biện pháp bảo vệ môi trường tự nhiên và đa dạng sinh học.
1.1. Vai trò của giáo dục bảo vệ môi trường tự nhiên và đa dạng sinh học trong trường trung học cơ sở
- Giáo dục BVMTTN và ĐDSH trong trường THCS là hoạt động giáo dục cung cấp cho học sinh (HS) các kiến thức về sự đa dạng của các loài sinh vật và môi trường sống của chúng. Giáo dục BVMTTN và ĐDSH thông qua các hoạt động giáo dục trong trường học phát triển những kỹ năng cần thiết cho các hoạt động BVMTTN, nhằm giúp học sinh tìm ra lối sống có trách nhiệm hơn với môi trường và tích cực hơn trong việc tham gia giải quyết vấn đề về môi trường, từ đó xây dựng một cuộc sống chất lượng hơn, bền vững hơn về mặt môi trường.
- Trong những năm gần đây, giáo dục về môi trường nói chung cũng như giáo dục BVMTTN và ĐDSH nói riêng được quan tâm ngày càng nhiều hơn trong hoạt động giáo dục tại các trường phổ thông. Đó là do giáo dục BVMTTN và ĐDSH vừa hỗ trợ tích cực cho công tác giảng dạy kiến thức khoa học về tự nhiên vừa góp phần tích cực vào hoạt động giáo dục học sinh trở thành những công dân tốt, có ích cho xã hội.
Mục tiêu cụ thể của giáo dục BVMTTN và ĐDSH
ở trường THCS là:
- Về kiến thức: giáo dục BVMTTN và ĐDSH trong trường THCS cung cấp cho HS những kiến thức cơ bản về BVMTTN, về ĐDSH và vai trò của ĐDSH với con người; cung cấp những kiến thức về hậu quả của suy giảm ĐDSH và những biện pháp bảo tồn ĐDSH trên thế giới cũng như ở Việt Nam.
Về nội dung này, giáo viên(GV) cần giúp các em nhớ lại những kiến thức về thiên nhiên và bảo vệ thiên nhiên đã được học trong các chương trình Sinh học, đồng thời các em vận dụng những kiến thức đã được học vào hoạt động bảo vệ môi trường.
- Về nhận thức: giáo dục BVMTTN và ĐDSH trong trường THCS giúp HS có nhận thức đúng đắn về môi trường và những vấn đề về bảo vệ môi trường.
- Về thái độ: Giáo dục BVMTTN và ĐDSH trong trường THCS khuyến khích HS tôn trọng và quan tâm hơn tới việc BVMTTN và bảo vệ ĐDSH, tham gia tích cực hơn vào các hoạt động bảo vệ các loài sinh vật và môi trường sống của chúng.
- Về kỹ năng: Giáo dục BVMTTN và ĐDSH trong trường THCS nâng cao các kỹ năng quan sát, thu thập số liệu, phân tích, đánh giá, dự đoán, ... và đề xuất các biện pháp BVMTTN, ĐDSH trong đời sống hàng ngày.
- Giáo dục BVMTTN và ĐDSH trong trường THCS giúp HS có kỹ năng tham gia tích cực vào các hoạt động của cộng đồng, góp phần cùng cả cộng đồng giải quyết các vần đề về môi trường.
- Giáo dục BVMTTN và ĐDSH được thực hiện với nhiều hình thức khác nhau, GV có thể dạy học trong các lớp học hoặc có thể tiến hành thông qua các hoạt động giáo dục ở ngoài lớp học, GV có thể tổ chức những giờ học riêng hoặc tích hợp trong các giờ học của nhiều môn học.
1.2 Một số kiến thức cơ bản về bảo vệ môi trường tự nhiên và đa dạng sinh học
1.2.1. Bảo vệ môi trường tự nhiên
- BVMTTN là sự quản lý thận trọng và sử dụng khôn ngoan tài nguyên thiên nhiên (TNTN), nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống hiện tại đồng thời đáp ứng nhu cầu sử dụng TNTN của các thế hệ tương lai.
BVMTTN bao gồm những hoạt động sau:
- Tích cực gìn giữ, duy trì, cải tạo và sử dụng một cách bền vững các tài nguyên sinh vật (chủ yếu là các loài động vật, thực vật, vi sinh vật) và các tài nguyên không phải là sinh vật (tài nguyên vô sinh) có liên quan tới sinh vật.
- Bảo vệ sự đa dạng của nguồn gen, sự đa dạng về các loài và các hệ sinh thái.
- Sử dụng bền vững các hệ sinh thái và duy trì các quá trình sinh thái chủ yếu của Trái Đất.
1.2.2. Đa dạng sinh học
Là toàn bộ sự phong phú của các cơ thể sống và các tổ hợp sinh thái mà chúng là thành viên, bao gồm sự đa dạng bên trong và giữa các loài, và sự đa dạng của các hệ sinh thái
Một quần xã sinh vật có 3 mức độ biểu hiện về đa dạng sinh học:
a. đa dạng di truyền.
b. đa dạng về loài.
c. đa dạng hệ sinh thái.
a. đa dạng di truyền.
- Đa dạng di truyền là sự đa dạng về gen trong mỗi quần thể và giữa các quần thể với nhau. Đa dạng di truyền được hiểu là tần số và sự đa dạng của các gen và bộ gen trong mỗi quần thể và giữa các quần thể với nhau, bao gồm cả những biến dị trong cấu trúc di truyền của các cá thể trong quần thể hoặc giữa các quần thể, những biến dị trong các loài hoặc giữa các loài.
- Đa dạng di truyền là đa dạng ở cấp độ phân tử và đa dạng trao đổi chất, đem lại những khác nhau cốt lõi quyết định sự đa dạng của sự sống.
b. đa dạng về loài.
- Đa dạng về loài là sự phong phú về số lượng các loài trong quần xã, là cơ sở để tạo nên một lưới thức ăn với nhiều mắt xích cho một hệ sinh thái ổn định và bền vững.
- Việc xác định đầy đủ số lượng loài hiện có là rất khó khăn, tuy nhiên đó là việc làm rất có ý nghĩa về mặt kinh tế - xã hội và khoa học. Việc xác định số lượng các loài hiện có giúp chúng ta có thể chỉ ra những loài quý hiếm, đang bị đe dọa cần được bảo vệ. Cho đến nay, đã có khoảng 1,7 triệu loài đã được mô tả.
c. đa dạng hệ sinh thái.
- Đa dạng hệ sinh thái là sự đa dạng về môi trường sống của các sinh vật trong việc thích nghi với điều kiện tự nhiên của chúng. Ví dụ: sự phong phú của các hệ sinh thái trên cạn, các hệ sinh thái nước ngọt và nước mặn …, hệ sinh thái biển.
- Sự đa dạng về hệ sinh thái có liên quan chặt chẽ với đa dạng loài. Đó là do mỗi kiểu hệ sinh thái đều có đa dạng loài riêng. Một hệ sinh thái trên cạn có các loài trên cạn khác với hệ sinh thái dưới nước, hệ sinh thái đồng cỏ có các loài khác với hệ sinh thái rừng, ... Do vậy, bảo vệ đa dạng hệ sinh thái là bảo vệ môi trường sống của các loài, có vai trò rất lớn trong việc bảo vệ ĐDSH.
1.2.3. Bảo vệ đa dang sinh học.
Bảo vệ ĐDSH bao gồm việc khoanh vùng quản lý các khu vực có ĐDSH cao, phát triển các cơ sở bảo vệ ĐDSH nhằm bảo vệ các hệ sinh thái tự nhiên quan trọng, đặc thù hoặc đại diện, cảnh quan môi trường, nét đẹp, nét độc đáo của thiên nhiên, bảo vệ các loài sinh vật có giá trị bị đe dọa tuyệt chủng, lưu giữ và bảo quản lâu dài các mẫu vật di truyền.
Nguyên nhân chủ yếu cần phải bảo vệ ĐDSH
- Nguyên nhân về đạo đức
- Nguyên nhân cân bằng sinh thái
- Nguyên nhân kinh tế
- Nguyên nhân bảo vệ các giá trị tiềm năng cho các thế hệ con cháu mai sau
1.2.4. Vai trò của đa dạng sinh học đối với môi trường và cuộc sống con người
ĐDSH có vai trò chủ yếu là cung cấp nguồn gen cho phát triển kinh tế, xã hội và duy trì sự cân bằng sinh thái của Trái Đất, không gì có thể thay thế được:
a. Đa dạng sinh học cung cấp lương thực, thực phẩm và nguyên vật liệu cho cuộc sống con người
b. Đa dạng sinh học cung cấp nguồn gen sinh vật
c. Đa dạng sinh học góp phần ổn định hệ sinh thái
- Về mặt sinh thái học, một hệ sinh thái càng có nhiều loài, nghĩa là lưới thức ăn càng có nhiều mắt xích thì hệ sinh thái đó càng có cơ sở để tồn tại ổn định. Do vậy, ĐDSH có chức năng rất to lớn trong việc giữ cân bằng sinh thái của Trái Đất. ĐDSH duy trì các chu trình sinh địa hoá, giữ cho khí hậu được ổn định, góp phần bảo vệ các nguồn nước và đất, tăng độ phì của đất, điều hoà dòng chảy và tuần hoàn nước, điều hoà ôxi và khoáng chất trong khí quyển, sông suối, hồ ao, đất và biển. Trên Trái Đất, rừng mưa nhiệt đới thường có ĐDSH cao (hình 1).
- Bảo vệ ĐDSH là góp phần bảo vệ một hành tinh xanh, kiểm soát khí hậu của Trái Đất. Tài nguyên ĐDSH là tài sản của nhân loại, điều đó có vai trò quyết định tới sự phát triển bền vững của mỗi Quốc gia.
Hình 1: Rừng mưa nhiệt đới có đa dạng sinh học cao.
1.3. Tình hình bảo vệ môi trường tự thiên nhiên và đa sinh dạng học trên thế giới và ở Việt Nam hiện nay
1.3.1. Đa dạng sinh học trên thế giới
- Trên Trái Đất ĐDSH cao nhất được cho là ở vùng nhiệt đới. Rừng nhiệt đới chiếm 7% diện tích Trái Đất nhưng chứa tới trên 50% số loài. Những vùng có ĐDSH cao nhất là rừng mưa nhiệt đới ở Đông Nam Á, Trung và Tây Phi và vùng nhiệt đới Nam Mĩ.
- Các nhà thực vật học ước tính rằng tổng số các loài thực vật bậc cao có mặt trên thế giới vào khoảng 250.000 loài, trong đó có tới 150.000 loài phân bố ở khu vực nhiệt đới, khoảng 85.000 loài phân bố ở khu vực Mĩ La tinh, 21.000 loài ở châu Phi và chừng 50.000 loài ở châu Á.
- Chim và Thú là hai lớp động vật được điều tra kỹ lưỡng nhất, nhưng hiện nay nhiều loài chim và thú mới vẫn tiếp tục được phát hiện. Trung bình cứ mỗi năm phát hiện ra 3 loài chim mới.
- Sinh vật biển rất phong phú với số lượng lớn các loài sinh vật, trong đó chỉ tính riêng động thực vật đã có tới 200.000 loài. Trong tổng số trên 180.000 loài động vật có hơn 16.000 là các loài cá. Số lượng loài lớn nhất là các loài động vật đáy (chiếm tới 98% số loài động vật, chỉ có 2% là các loài trôi nổi và bơi lội).
- Biển được các nhà khoa học đánh giá có sản lượng sinh vật rất lớn: khoảng 550 tỉ tấn thực vật nổi, 0,2 tỉ tấn thực vật đáy, 53 tỉ tấn động vật nổi và 3 tỉ tấn động vật đáy. Mặc dù chiếm tỷ lệ rất nhỏ (2%), nhưng nhóm động vật bơi lội như cá biển và cá voi lại là đối tượng khai thác lớn hơn các nhóm khác.
Hiện nay, cùng với sự phát triển công nghiệp trên Trái Đất, tính ĐDSH đang ngày càng giảm dần. Từ năm 1960 đến nay, người ta đã thống kê tới hơn 700 loài động vật có xương sống, không xương sống và thực vật có mặt đã bị tuyệt chủng. Một số nhà khoa học cho rằng với tốc độ tuyệt chủng của các sinh vật như hiện nay thì đến giữa thế kỷ 21, khoảng 25% số loài Trái Đất sẽ bị mất đi ( WWF, 1991).
1.3.2. Đa dạng sinh học ở Việt Nam
Các nghiên cứu đã xác định ở Việt Nam hiện nay có 4 trung tâm ĐDSH chính là: Hoàng Liên Sơn, Bắc Trường Sơn, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.
a. Sự đa dạng về thực vật
- Thực vật của Việt Nam rất đa dạng, cả về số lượng loài và các hệ sinh thái. Sự khác biệt lớn về khí hậu từ Bắc vào Nam, từ các đỉnh núi cao vùng biên giới phía bắc - giáp vùng có khí hậu cận nhiệt đới vào tới mũi Cà Mau - gần vùng xích đạo, đã tạo ra một dải rộng các thảm thực vật bao gồm nhiều kiểu rừng phong phú.
- Cho đến nay, đã thống kê được khoảng 10.386 loài thực vật bậc cao có mạch, khoảng 800 loài rêu và 600 loài nấm. Riêng các loài thủy sinh, chúng ta đã thống kê được 1.300 loài và phân loài thực vật thuỷ sinh, rong và tảo: gồm có 8 loài cỏ biển, gần 650 loài rong và gần 600 loài tảo phù du. Theo dự đoán của các nhà thực vật học, số loài thực vật ít nhất có thể lên đến 12.000 loài. Trong số các loài thực vật đã biết, có khoảng 2.300 loài đã được nhân dân sử dụng làm nguồn lương thực, thực phẩm, làm thuốc, làm vật liệu, tinh chế dầu ...
- Hiện nay một số loài cây gỗ quý như gõ đỏ, gụ mật, nhiều loài cây thuốc quý như ba kích ... đã hiếm dần. Thậm chí nhiều loài cây đã trở nên rất hiếm và có nguy cơ bị tuyệt diệt như cây gỗ cẩm Lai, hoàng đàn, pơmu ... Sách đỏ Việt Nam (2007) đã thống kê 448 loài thực vật có nguy cơ bị tuyệt chủng hoặc đang bị đe dọa cần được bảo vệ, trong đó có 399 loài thuộc thực vật hạt kín, 27 loài thuộc thực vật hạt trần, còn lại là các loài thuộc dương xỉ, quyển bá, rong đỏ, rong nâu và nấm.
b. Sự đa dạng về động vật
- Hệ động vật của Việt Nam cũng hết sức phong phú, không những giàu về thành phần loài mà còn có nhiều nét đặc trưng, đại diện cho hệ động vật vùng Đông Nam Á. Bước đầu đã xác định được 11.050 loài động vật, trong đó có 275 loài thú, 830 loài chim, 180 loài bò sát, 80 loài lưỡng cư, 5.500 loài côn trùng, và rất nhiều loài động vật không xương sống khác. Động vật thuỷ sinh đã thống kê đựơc 9.250 loài và phân loài, trong đó có 470 loài động vật nổi, 6.400 loài động vật đáy và 472 loài cá nước ngọt ...
- Việt Nam có nhiều loài động vật đặc hữu. Hơn 100 loài và phân loài chim, 78 loài và phân loài thú là loài đặc hữu. Nhiều loài động vật có giá trị cao cần được bảo vệ như voi rừng, Tê giác, bò rừng, bò tót, trâu rừng, bò xám (hình 2); hổ, báo (hình 3); voọc đầu xám, voọc mũi hếch, sếu cổ trụi, nhiều loài bò sát như cá sấu, trăn, rắn, rùa ...(hình 4).
Hình 3: Hình ảnh những động vật có nguy cơ bị tuyệt chủng (hổ, báo gấm) cần được bảo vệ, được ghi trong Sách đỏ Việt Nam (2007)
Hổ
Báo gấm
Trên bán đảo Đông Dương có 21 loài khỉ thì ở Việt Nam có 15 loài, trong đó có 7 loài là loài đặc hữu (hình 5).
Có 49 loài chim đặc hữu trong vùng phụ thì ở Việt Nam có 33 loài, trong đó có 11 loài là loài đặc hữu (hình 6). Trong khi Mianma, Thái Lan, Malaixia, mỗi nơi chỉ có một loài đặc hữu, Lào có 1 loài và Campuchia không có loài chim đặc hữu nào.
Việt Nam vẫn có thể phát hiện nhiều loài sinh vật mới. Vào đầu thế kỉ này, ở vùng rừng biên giới giáp với Lào và Campuchia đã phát hiện loài bò xám - một loài bò hoang có quan hệ họ hàng rất gần gũi với bò nhà. Trước đây, tại rừng Vũ Quang - Hà Tĩnh đã phát hiện được loài trĩ cuối cùng của thế giới. Năm 1992, cũng tại rừng Vũ Quang lại phát hiện thêm con sao la - một loài thú móng guốc có sừng rỗng. Tiếp sau việc phát hiện con sao la, tại rừng Vũ Quang lại phát hiện thêm loài mang lớn (hình: 7a – 7c), to gần gấp 2 lần loài mang thường. Sao la và mang lớn là 2 loài động vật có vú trong tổng số 7 loài được phát hiện trên thế giới trong thế kỉ XX.
Việt Nam được thế giới công nhận là một nước có giá trị bảo tồn ĐDSH cao.Tuy nhiên, hiện nay có một số lớn những loài động vật có nguy cơ bị tuyệt chủng, hoặc đang bị đe dọa được liệt kê trong Sách đỏ Việt Nam (2007) là một vấn đề cần được quan tâm: 101 loài động vật không xương sống, 89 loài cá, 13 loài lưỡng cư, 40 loài bò sát, 74 loài chim, 91 loài thú. Nhiều loài động vật như trâu rừng, hươu, tê giác và trĩ ... đã gần như bị tuyệt chủng ở Việt Nam vào thế kỉ XX, và nếu không có hành động bảo vệ khẩn cấp thì nhiều loài khác như voi châu Á, tê giác Java và cả loài sao la mới phát hiện cũng có nguy cơ bị tuyệt chủng.
Sao la
Hình 7: Hình ảnh về các loài thú lớn phát hiện vào cuối thế kỷ XX tại Việt Nam
Mang lớn
Mang lớn Trường Sơn
c. Sự đa dạng về sinh vật biển
Biển Việt Nam được đánh giá là có nhiều loài sinh vật có giá trị kinh tế cao. Cho đến nay, các nhà khoa học đã thống kê được 6.000 loài động vật đáy, 657 loài động vật phù du, 225 loài tôm biển, 15 loài rắn biển, 5 loài rùa biển, 2.038 loài cá biển (trong đó có 100 loài cá có ý nghĩa kinh tế), 43 loài chim nước, 12 loài thú biển.
Các loài phân bố không tập trung, thường có biến động theo mùa, di cư mạnh, giới hạn sinh thái rộng. Ngoài ra, vùng ven biển có diện tích bãi ngập triều lớn, rừng ngập mặn phát triển, có nhiều đầm phá, đảo nhỏ, rạn san hô (hình 8) … là nơi sống của nhiều loại sinh vật biển có giá trị kinh tế cao, là nơi có tiềm năng trong việc nuôi trồng thuỷ sản. Có tới 346 loài san hô đã được tìm thấy ở Việt Nam.
Hình. 8: Rạn san h« phân bố ven biển là nơi có đa dạng sinh học cao
a
b
San hô Cá sống trong rạn san hô
Các loài cá biển có giá trị kinh tế cao của nước ta chủ yếu thuộc họ cá Mú (Serranidae), cá Hồng (Lutifanidae), cá Chình (Muraenidae) …
- Sau cá, tôm và mực cũng là tài nguyên rất quan trọng ở ven biển Việt Nam.
- Biển Việt nam là nơi sống của nhiều loài ốc có giá trị thực phẩm cao, vỏ ốc dùng làm đồ mĩ nghệ xuất khẩu như ốc tù và (Charonia tritonis), ốc kim khối (Cassis cornuia), ốc xà cừ (Turbo marmoratus) …
- Biển Việt Nam còn có nhiều loài sinh vật biển khác rất có giá trị như bào ngư, trai lấy ngọc, rùa biển. Bào ngư và ngọc trai có nhiều ở vùng biển Bạch Long Vĩ, Cô Tô … Hiện nay, rùa biển nhất là đồi mồi đang trong tình trạng bị đe doạ tiêu diệt. Rùa biển tập trung nhiều ở vùng biển Trung Bộ và Nam Bộ.
Do hiện tượng đánh bắt sinh vật biển ồ ạt, lại khai thác vào mùa sinh sản
Biển Việt Nam có nhiều loài đang trong tình trạng rất nguy cấp, đứng trước nguy cơ cực kì lớn sẽ bị tuyệt chủng ngoài thiên nhiên trong một tương lai gần, hoặc đang bị đe dọa do khai thác quá mức và do ô nhiễm môi trường. Ví dụ như loài bò biển (Dugong dugon) - là loài cần được quan tâm bảo vệ trên toàn cầu. Trước năm 1975, bò biển được quan sát thấy ở một vài nơi như Vịnh Hạ Long, ven biển Khánh Hòa, Côn Đảo và Phú Quốc
d. Sự đa dạng về các hệ sinh thái
- Việt Nam là nước có đa dạng các hệ sinh thái cao như: các hệ sinh thái trên cạn (hệ sinh thái rừng, hệ sinh thái vùng đồi, hệ sinh thái đồng bằng, hệ sinh thái vùng núi, …); hệ sinh thái đất ngập nước (đất ngập nước ven biển, đất ngập nước vùng cửa sông, hồ ao, đầm lầy, sông ngòi …), hệ sinh thái biển (hệ sinh thái vùng triều, vùng ven bờ và hải dương).
1.4. Nguyên nhân và hậu quả của suy giảm đa dạng sinh học
1.4.1. Các nguyên nhân dẫn tới suy giảm đa dạng sinh học
- Nguyên nhân trực tiếp gây suy giảm ĐDSH là do khai thác quá mức TNTN và ô nhiễm môi trường:
+ Nguyên nhân do suy giảm và mất đi môi trường sống của sinh vật
+ Nguyên nhân khai khác quá mức gỗ, củi, cây thuốc và động vật rừng ...
+ Việc buôn bán động vật và các sản phẩm động vật trên toàn cầu
+ Ô nhiễm môi trường
+ Ô nhiễm sinh học do không kiểm soát được các loài ngoại lai
- Nguyên nhân gián tiếp gây suy giảm ĐDSH:
+ Nguyên nhân do dân số tăng quá nhanh dẫn tới nhu cầu sử dụng đất ở, đất sản xuất và tài nguyên sinh vật tăng cao.
+ Nguyên nhân do kinh tế kém phát triển, dẫn tới hiện tượng di dân tự do từ vùng đồng bằng lên khai hoang và sinh sống ở vùng núi, cao nguyên dẫn tới mất rừng và làm thay đổi cơ cấu dân số, tập quán canh tác ở miền núi.
+ Sự nóng lên của khí hậu toàn cầu là nguyên nhân làm thay đổi điều kiện sống tự nhiên của sinh vật, dẫn đến nạn tuyệt diệt nhiều loài.
1.4.2. Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới suy thoái đa dạng sinh học ở Việt Nam
- Sự suy thoái hệ sinh thái rừng và các hệ sinh thái tự nhiên khác là nguyên nhân chủ yếu làm suy giảm ĐDSH ở Việt Nam. Trong quá trình phát triển lịch sử của đất nước, những đợt di dân lớn, khai khẩn đất hoang góp phần làm cho diện tích rừng ngày một giảm sút. Việc chuyển dịch dân cư xuống phía Nam cách đây vài ba thế kỷ, khai khẩn các vùng đồng bằng ven biển, các thung lũng, vùng châu thổ sông Mê công làm thu hẹp nhiều diện tích rừng vùng Nam Bộ. Trong thời kỳ thực dân Pháp đô hộ, nhiều vùng rừng nguyên sinh ở phía Nam được chuyển sang trồng cây cao su, cà phê, chè và một số cây công nghiệp khác. Ba mươi năm chiến tranh tiếp theo là những năm rừng Việt Nam bị thu hẹp diện tích nhiều nhất. Trong 30 năm đó, 72 triệu lít chất diệt cỏ cùng 13 triệu tấn bom đạn, bom cháy đã hủy diệt hơn 2 triệu ha rừng nhiệt đới các loại.
- Hiện nay, bên cạnh việc làm giảm diện tích rừng, chúng ta cũng đã có nhiều nỗ lực trong việc bảo vệ, phục hồi và trồng nhiều diện tích rừng mới. Sự suy giảm diện tích rừng đã bị chặn lại, diện tích rừng ngày một tăng hơn.
Rừng ngập mặn là nơi sống, nơi sinh sản của nhiều loài sinh vật biển.
Rừng ngập mặn phân bố ven biển Việt Nam là nơi có đa dạng sinh học cao.
Hình 9: Rừng ngập mặn nơi có đa dạng sinh học cao vùng ven biển bị suy giảm do hậu quả của khai thác quá mức nguồn tài nguyên
- CHÁY RỪNG LÀ NGUYÊN NHÂN GÂY SUY GIẢM ĐA DẠNG SINH HỌC
- TĂNG DÂN SỐ QUÁ NHANH LÀ NGUYÊN NHÂN LÀM SUY GIẢM ĐA DẠNG SINH HỌC
- Ở Việt Nam, trong những năm gần đây, việc buôn bán và xuất khẩu các sản phẩm sinh vật, kể cả những loài cần được bảo vệ diễn ra rất phổ biến ở nhiều nơi góp phần làm suy giảm ĐDSH. Nhiều loài động vật quý hiếm như tê tê, rùa, rắn, kỳ đà, ... đang bị khai thác và xuất khẩu một cách bất hợp pháp sang các nước khác.
1.4.3. Hậu quả của suy giảm đa dạng sinh học
- Diện tích rừng suy giảm gây nhiều hậu quả nghiêm trọng về môi trường
+ Hậu quả mất rừng là rất nghiêm trọng, không thể bù đắp được. Tàn phá rừng đầu nguồn gây nên lũ lụt, hạn hán, xói mòn đất (hình 10) ... gây nhiều tổn thất về môi trường và phát triển kinh tế – xã hội, không những cho miền núi mà cho cả đất nước.
Mất rừng dẫn tới hạn hán ở nhiều vùng.
Vùng đất dốc bị xói mòn do mất rừng bao phủ.
- Suy giảm ĐDSH dẫn tới ô nhiễm nguồn nước và thiếu nước ngọt
Rừng bị tàn phá, đất bị xói mòn ... làm ảnh hưởng đến tuổi thọ của các hồ chứa nước là nguyên nhân gây thiếu nước và ô nhiễm nguồn nước và lũ lụt
Mất rừng đầu nguồn là nguyên nhân gây lũ lụt tại nhiều nơi
Mất rừng đầu nguồn là nguyên nhân gây lũ quét, gây nguy hiểm đến tính mạng con người và tài sản của người dân
1.5. Một số biện pháp bảo vệ môi trường tự nhiên và đa dạng sinh học.
1.5.1. Các biện pháp bảo vệ môi trường tự nhiên và đa dạng sinh học
a.Xây dựng các khu bảo vệ môi trường tự nhiên
b. Bảo vệ tại chỗ các loài (bảo tồn nguyên vị, In-situ conservation)
c. Bảo vệ chuyển vị các loài
d. Bảo vệ bên ngoài các khu bảo vệ
e. Bảo vệ các hệ sinh thái quan trọng như các hệ sinh thái rừng, hệ sinh thái biển, hệ sinh thái đất ngập b. Bảo tồn tại chỗ các loài (bảo tồn nguyên vị, In-situ conservation
f. Xây dựng và phát triển mô hình nông nghiệp sinh thái bền vững
g. Xây dựng hệ thống pháp luật và tăng cường công tác giáo dục môi trường
1.5.2. Kế hoạch hành động quốc gia về đa dạng sinh học
a. Bảo vệ và phát triển đa dạng sinh học trên cạn
b. Bảo vệ và phát triển đa dạng sinh học các vùng đất ngập nước và biển
c. Bảo vệ và phát triển đa dạng sinh học nông nghiệp
d. Sử dụng bền vững tài nguyên sinh vật
đ. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về đa dạng sinh học và an toàn sinh học
2. Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học vào nội dung bài học môn sinh học ở THCS.
2.1. D¹y häc tÝch hîp (DHTH) lµ gi?
2.2. Gi¸o dôc b¶o vÖ m«i trêng ë trêng THCS:
2.3 -Các cơ sở pháp lý của việc triển khai giáo dục bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học vào hệ thống giáo dục quốc dân.
2.4. Phương pháp tích hợp giáo dục BVMT và ĐDSH vào bài dạy sinh học.
2.1. Dạy học tích hợp (DHTH) là:
- DHTH du?c hi?u l m?t quỏ trỡnh d?y h?c sao cho trong dú ton b? cỏc ho?t d?ng h?c t?p gúp ph?n hỡnh thnh ? h?c sinh (HS) nh?ng nang l?c rừ rng, cú d? tớnh tru?c nh?ng di?u c?n thi?t cho HS, nh?m ph?c v? cho cỏc quỏ trỡnh h?c t?p ti?p theo v chu?n b? cho HS bu?c vo cu?c s?ng lao d?ng. M?c tiờu co b?n c?a tu tu?ng su ph?m tớch h?p l nõng cao ch?t lu?ng giỏo d?c HS phự h?p v?i cỏc m?c tiờu giỏo d?c ton di?n c?a nh tru?ng.
- DHTH cú cỏc d?c trung ch? y?u sau: lm cho cỏc quỏ trỡnh h?c t?p cú ý nghia, b?ng cỏch g?n quỏ trỡnh h?c t?p v?i cu?c s?ng hng ngy, khụng lm tỏch bi?t "th? gi?i nh tru?ng v?i th? gi?i cu?c s?ng"; lm cho quỏ trỡnh h?c t?p mang tớnh m?c dớch rừ r?t; s? d?ng ki?n th?c c?a nhi?u mụn h?c v vu?t lờn trờn cỏc n?i dung mụn h?c.
2.2. Giáo dục bảo vệ môi trường ở trường THCS:
- Giáo dục BVMT trong trường học là rất cần thiết. Với gần 18 triệu học sinh chiếm hơn 20% dân số, giáo dục phổ thông gi? vai trò hết sức quan trọng trong việc hinh thành nhân cách người lao động mới. Tác động đến 18 triệu học sinh phổ thông là tác động đến hơn 20% dân số trẻ- chủ nhân tương lai của đất nước. Nếu đội ngũ này có sự chuyển biến về nhận thức, tư tưởng và hành vi tất yếu sẽ có thay đổi lớn trong công tác BVMT.
- đích quan trọng của giáo dục BVMT không chỉ làm cho mọi người hiểu rõ sự cần thiết phải BVMT
mà quan trọng là phải có thói quen, hành vi ứng xử van minh, lịch sự với môi trường.
- ở trường Trung học cơ sở học sinh không nh?ng được tiếp xúc với các thầy cô giáo, bạn bè mà còn tiếp xúc với khung cảnh trường lớp, bãi cỏ, vườn cây.Việc hỡnh thành cho học sinh tỡnh yêu thiên nhiên, sống hoà đồng với thiên nhiên, quan tâm đến thế giới xung quanh, có thói quen sống ngan nắp, vệ sinh, phụ thuộc rất nhiều vào nội dung và cách thức giáo dục của chúng ta. Giáo duc BVMT phải được đưa vào chương trỡnh giáo dục phổ thông đặc biệt là ở cấp THCS và ở tuổi này các em rất hiếu động. Giáo dục BVMT nhằm bồi dưỡng tỡnh yêu thiên nhiên, bồi dưỡng nh?ng xúc cảm, xây dựng cái thiện trong mỗi con người, hỡnh thành thói quen, kĩ nang BVMT.
- Các thầy cô giáo cần nhận thức được tầm quan trọng của công tác giáo dục BVMT cho học sinh, có trách nhiệm triển khai công tác giáo dục BVMT phù hợp với điều kiện của nhà trường và địa phương. Các thầy cô giáo dạy sinh học ở trường THCS cần khai thác các kiến thức trong bài học có thể tích hợp viêc giáo dục BVMT vào trong giờ dạy của mỡnh. Trong giờ dạy sinh học các thầy cô có thể đi sâu vào lĩnh vực BVMT tự nhiên.
2.3 - Các cơ sở pháp lý của việc triển khai giáo dục bảo vệ môi trư ờng và đa dạng sinh học vào hệ thống giáo dục quốc dân.
+ Việt Nam đã tham gia Công ước về ĐDSH (1994), trong đó, Điều 13 - “giáo dục và nhận thức đại chúng” nêu rõ: đẩy mạnh và nâng cao hiểu biết về tầm quan trọng của bảo toàn ĐDSH, cũng như tuyên truyền và bảo toàn ĐDSH thông qua thông tin đại chúng và đưa các chủ đề này vào chương trình giáo dục, và hợp tác một cách thích hợp với các quốc gia và tổ chức quốc tế khác trong việc phát triển các chương trình giáo dục và tuyên truyền nâng cao nhận thức công chúng và bảo toàn và sử dụng lâu bền ĐDSH.
+ Ngày ĐDSH quốc tế (22/05/2001) nhằm tăng cường hiểu biết của người dân và cảnh báo về các vấn đề liên quan đến lĩnh vực này.
+ Đề án “đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục quốc dân” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 17 tháng 10 năm 2001 (Quyết định 1363/QĐ-TTg).
+ Nghị quyết số 41-NQ/TW, ngày 15/11/2004, của Bộ Chính trị về “bảo vệ môi trường trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước”.
+ Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 được phê duyệt ngày 02/12/2003 (Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 256/2003/QĐ-TTg) xác định BTTN và ĐDSH là một trong các nhiệm vụ cơ bản của Chiến lược.
+ Luật Bảo vệ môi trường (2005) của Việt Nam cũng có những điều quy định về BTTN (Điều 29) và về Bảo vệ ĐDSH (Điều 30).
+ Ngày 31/05/2007, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt "kế hoạch hành động quốc gia về ĐDSH đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020". Những mục tiêu cụ thể đến năm 2010 gồm: củng cố, hoàn thiện và phát triển hệ thống rừng đặc dụng (góp phần đạt tỷ lệ che phủ rừng 42 đến 43%); phục hồi 50% diện tích rừng đầu nguồn đã bị suy thoái; bảo vệ có hiệu quả các loài động vật, thực vật quý hiếm, nguy cấp có nguy cơ tuyệt chủng; nâng tổng diện tích các khu bảo tồn đất ngập nước và biển có tầm quan trọng quốc tế và quốc gia lên trên 1,2 triệu ha; phục hồi được 200.000 ha rừng ngập mặn … Đến năm 2020, nước ta sẽ hoàn chỉnh hệ thống các khu BTTN (trên cạn, đất ngập mặn và biển); phục hồi được 50% hệ sinh thái tự nhiên đặc thù, nhạy cảm đã bị phá huỷ. Điều này hy vọng góp phần bảo tồn ĐDSH Việt Nam.
+ Luật ĐDSH được Quốc hội thông qua ngày 13 tháng 11 năm 2008 nêu rõ mục tiêu: khắc phục tình trạng suy thoái ĐDSH, bảo tồn vùng sinh thái có tính ĐDSH cao, bảo vệ các loài quý hiếm, bị đe doạ, loài hoang dã, bảo đảm tính bền vững về di truyền nhằm cân bằng sinh thái ở mức ổn định phục vụ mục tiêu phát triển bền vững đất nước.
2.4. Phương pháp tích hợp giáo dục BVMT và ĐDSH vào bài dạy sinh học.
2.4.1. Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học vào nội dung bài học môn sinh học có thể hiểu là sự hoà trộn nội dung BVMT và đDSH vào nội dung bộ môn thành một nội dung thống nhất, gắn bó chặt chẽ với nhau. để làm được điều này cần phải rà soát chương trỡnh (từng bài) để tỡm nh?ng địa chỉ có thể tích hợp.
2.4.2. Các mức độ tích hợp
- Mức 1. Mức độ toàn phần: Nội dung giáo dục BVMT và đDSH trùng phần lớn hay toàn bộ với nội dung bài học.
- Mức 2. Mức độ bộ phận: Một số đơn vị kiến thức của nội dung BVMT và đDSH được đưa vào nội dung bài học và trở thành một bộ phận h?u cơ của bài học, được thể hiện bằng một mục riêng, một đoạn.
- Mức 3. Mức độ liên hệ: Các kiến thức BVMT và đDSH không nêu rõ trong bài học, nhưng dựa vào kiến thức, giáo viên có thể bổ sung, liên hệ các kiến thức vào bài giảng.
2.4.3. Cách xác định giáo dục BVMT và đDSH vào bài học
a. Bước 1: Nghiên cứu kỹ sách giáo khoa và phân loại các bài học đã có nội dung hoặc có khả nang đưa giáo dục BVMT và đDSH vào bài học theo các loại:
- Loại 1: Toàn bài có nội dung giáo dục BVMT và đDSH.
- Loại 2: Trong bài có một mục, một đoạn hay vài câu có nội dung giáo dục BVMT và đDSH.
- Loại 3: Kiến thức trong bài có một hoặc nhiều chỗ có khả nang liên hệ, bổ sung thêm kiến thức giáo dục BVMT và đDSH mà sách giáo khoa chưa đề cập.
b. Bước 2: Xác định các kiến thức giáo dục BVMT và đDSH đã được tích hợp vào bài (nếu có).
c. Bước 3: Xác định các bài có khả nang đưa kiến thức giáo dục BVMT và đDSH vào bài bằng hỡnh thức liên hệ, mở rộng, dự kiến các kiến thức có thể đưa vào từng nội dung.
2.4.4. Các nguyên tắc lựa chọn kiến thức giáo dục bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học vào bài học.
- Phải dựa vào nội dung bài học, các kiến thức giáo dục BVMT và đDSH đưa vào bài học phải có mối liên hệ lô-gic với các kiến thức trong bài.
- Các kiến thức giáo dục BVMT và đDSH đưa vào bài học phải hệ thống, tránh trùng lặp, phù hợp với trỡnh độ của học sinh, không nên quá tải.
- Kiến thức giáo dục BVMT và đDSH đưa vào bài phải phản ánh được hiện trạng BVMT và đDSH ở địa phương, trường học.để học sinh cảm thấy thiết thực
3.Vận dụng
Nội dung và mức độ tích hợp
Lớp 6 (22 bài)
cã thÓ tÝch hîp gi¸o dôc BVMT vµ ĐDSH
- Bài 12: Biến dạng của rễ - Bộ phận
- Bài 13: Cấu tạo ngoài của thân - Bộ phận
- Bài 18: Biến dạng của thân - Bộ phận
- Bài 19: Đặc điểm bên ngoài của lá - Liên hệ
- Bài 25: Biến dạng của lá - Bộ phận
- Bài 26: Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên - Liên hệ
- Bài 29: Các loại hoa - Liên hệ
- Bài 32: Các loại quả - Bộ phận
- Bài 34: Phát tán của quả và hạt - Liên hệ
- Bài 36: Tổng kết về cây có hoa - Bộ phận
- Bài 37: Tảo - Liên hệ
- Bài 41: Hạt kín - đặc điểm của thực vật hạt kín - Liên hệ
- Bài 43: Khái niệm sơ lược về phân loại thực vật - Liên hệ
- Bài 44: Sự phát triển của giới thực vật - Liên hệ
- Bài 46: Thực vật góp phần điều hòa khí hậu - Bộ phận
- Bài 47: Thực vật bảo vệ đất và nguồn nước - Liên hệ
- Bài 48: Vai trò của thực vật đối với động vật và đối với đời sống con người - Liên hệ
- Bài 49: Bảo vệ sự đa dạng của thực vật –
Toàn phần
Lớp 7 (27 bài)
cã thÓ tÝch hîp gi¸o dôc BVMT vµ ĐDSH
- Bài 1: Thế giới động vật đa dạng, phong phú - Toàn phần
- Bài 2: Phân biệt động vật với thực vật. Đặc điểm chung của động vật - Liên hệ
- Bài 3: Thực hành quan sát một số động vật
nguyên sinh - Liên hệ
- Bài 9: Đa dạng của ngành ruột khoang - Toàn phần
- Bài 17: Một số giun đốt khác và đặc điểm chung của ngành giun đốt - Liên hệ
- Bài 21: Đặc điểm chung và vai trò của ngành
thân mềm - Liên hệ
- Bài 24: Đa dạng và vai trò của lớp giáp xác - Liên hệ
- Bài 25: Nhện và sự đa dạng của lớp hình nhện - Bộ phận
- Bài 27: Đa dạng và đặc điểm chung của lớp sâu bọ - Bộ
phận
- Bài 29: Đặc điểm chung và vai trò của ngành chân khớp - Liên hệ
- Bài 30: Ôn tập Phần I: Động vật không xương sống - Bộ phận
- Bài 34: Đa dạng và đặc điểm chung - Bộ phận
- Bài 37: Đa dạng và đặc điểm chung của lưỡng cư - Bộ phận
- Bài 40: Sự đa dạng của bò sát. Các loài khủng long. Đặc điểm chung của bò sát - Bộ phận
- Bài 44: Đa dạng và đặc điểm chung của lớp chim - Bộ phận
- Bài 48, 49, 50: Đa dạng của lớp thú - Toàn phần
- Bài 55: Tiến hóa về sinh sản - Liên hệ
- Bài 56: Cây phát sinh giới động vật - Liên hệ
- Bài 57, 58: Đa dạng sinh học - Toàn phần
- Bào 59: Biện pháp đấu tranh sinh học - Bộ phận
- Bài 60: Động vật quý hiếm - Bộ phận
- Bài 61, 62: Tìm hiểu một số động vật có tầm quan trọng trong - Bộ phận
- Bài 64, 65, 66: Tham quan thiên nhiên - Toàn phần
Lớp 8 (7 bài)
cã thÓ tÝch hîp gi¸o dôc BVMT vµ ĐDSH
- Bài 22: Vệ sinh hô hấp - Liên hệ
- Bài 30: Vệ sinh tiêu hóa - Liên hệ
- Bài 33: Thân nhiệt - Liên hệ
- Bài 42: Vệ sinh da - Liên hệ
- Bài 50: Vệ sinh mắt - Liên hệ
- Bài 51: Cơ quan phân tích thính giác - Liên hệ
- Bài 63: Cơ sở khoa học của các biện pháp
tránh thai - Liên hệ
Lớp 9 (24 bài)
cã thÓ tÝch hîp gi¸o dôc BVMT vµ ĐDSH
- Bài 21: Đột biến gen - Liên hệ
- Bài 31: Công nghệ tế bào - Bộ phận
- Bài 32: Công nghệ gen - Liên hệ
- Bài 33: Gây đột biến nhân tạo trong chọn giống - Bộ phận
- Bài 42: Môi trường và các nhân tố sinh thái - Bộ phận
- Bài 43: Ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm lên đời sống sinh vật - Bộ phận
- Bài 45 – 46:Thực hành tìm hiểu môi trường và ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái lên đời sống sinh vật - Toàn phần
- Bài 47: Quần thể - Liên hệ
- Bài 48: Quần thể người - Liên hệ
- Bài 49: Quần xã sinh vật - Bộ phận
- Bài 50: Hệ sinh thái - Bộ phận
- Bài 51 - 52: Thực hành: hệ sinh thái - Bộ phận
- Bài 53: Tác động của con người đối với môi trường - Bộ phận
- Bài 54: Ô nhiễm môi trường - Bộ phận
- Bài 56 - 57: Thực hành tìm hiểu tình hình môi trường ở địa phương
- Bài 58: Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên - Bộ phận
- Bài 59: Khôi phục môi trường và gìn giữ thiên nhiên hoang dã - Bộ phận
- Bài 60: Bảo vệ đa dạng các hệ sinh thái - Toàn phần
- Bài 61: Luật bảo vệ môi trường - Bộ phận
- Bài 62: Thực hành: Vận dụng luật bảo vệ môi trường vào việc bảo vệ môi trường ở địa phương - Bộ phận
- Bài 63: Ôn tập sinh vật và môi trường - Liên hệ
Kính chúc các thầy,cô giáo
mạnh khoẻ hạnh phúc
và thành đạt
các thầy,cô giáo về dự chuyên đề sinh học
Huyện ứng hoà
nhiệt liệt chào mừng thầy, cô giáo về dự chuyên đề sinh học
Chuyên đề
TCH H?P GIO D?C B?O V?
MễI TRU?NG V DA D?NG SINH H?C VO D?Y H?C SINH H?C ? TRU?NG TRUNG H?C CO S?
NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ
1.Những vấn đề chung.
2. Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học vào nội dung bài học môn sinh học ở Trung học cơ sở.
3. Vận dụng.
4. Hướng dẫn tự học
1. Những vấn đề chung.
1.1. Vai trò của giáo dục bảo vệ môi trường tự nhiên và đa dạng sinh học trong trường Trung học cơ sở
1.2 Một số kiến thức cơ bản về bảo vệ môi trường tự nhiên và đa dạng sinh học
1.3. Tình hình bảo vệ môi trường tự thiên nhiên và đa dạng sinh học trên thế giới và ở Việt Nam hiện nay
1.4. Nguyên nhân và hậu quả của suy giảm đa dạng sinh học
1.5. Một số biện pháp bảo vệ môi trường tự nhiên và đa dạng sinh học.
1.1. Vai trò của giáo dục bảo vệ môi trường tự nhiên và đa dạng sinh học trong trường trung học cơ sở
- Giáo dục BVMTTN và ĐDSH trong trường THCS là hoạt động giáo dục cung cấp cho học sinh (HS) các kiến thức về sự đa dạng của các loài sinh vật và môi trường sống của chúng. Giáo dục BVMTTN và ĐDSH thông qua các hoạt động giáo dục trong trường học phát triển những kỹ năng cần thiết cho các hoạt động BVMTTN, nhằm giúp học sinh tìm ra lối sống có trách nhiệm hơn với môi trường và tích cực hơn trong việc tham gia giải quyết vấn đề về môi trường, từ đó xây dựng một cuộc sống chất lượng hơn, bền vững hơn về mặt môi trường.
- Trong những năm gần đây, giáo dục về môi trường nói chung cũng như giáo dục BVMTTN và ĐDSH nói riêng được quan tâm ngày càng nhiều hơn trong hoạt động giáo dục tại các trường phổ thông. Đó là do giáo dục BVMTTN và ĐDSH vừa hỗ trợ tích cực cho công tác giảng dạy kiến thức khoa học về tự nhiên vừa góp phần tích cực vào hoạt động giáo dục học sinh trở thành những công dân tốt, có ích cho xã hội.
Mục tiêu cụ thể của giáo dục BVMTTN và ĐDSH
ở trường THCS là:
- Về kiến thức: giáo dục BVMTTN và ĐDSH trong trường THCS cung cấp cho HS những kiến thức cơ bản về BVMTTN, về ĐDSH và vai trò của ĐDSH với con người; cung cấp những kiến thức về hậu quả của suy giảm ĐDSH và những biện pháp bảo tồn ĐDSH trên thế giới cũng như ở Việt Nam.
Về nội dung này, giáo viên(GV) cần giúp các em nhớ lại những kiến thức về thiên nhiên và bảo vệ thiên nhiên đã được học trong các chương trình Sinh học, đồng thời các em vận dụng những kiến thức đã được học vào hoạt động bảo vệ môi trường.
- Về nhận thức: giáo dục BVMTTN và ĐDSH trong trường THCS giúp HS có nhận thức đúng đắn về môi trường và những vấn đề về bảo vệ môi trường.
- Về thái độ: Giáo dục BVMTTN và ĐDSH trong trường THCS khuyến khích HS tôn trọng và quan tâm hơn tới việc BVMTTN và bảo vệ ĐDSH, tham gia tích cực hơn vào các hoạt động bảo vệ các loài sinh vật và môi trường sống của chúng.
- Về kỹ năng: Giáo dục BVMTTN và ĐDSH trong trường THCS nâng cao các kỹ năng quan sát, thu thập số liệu, phân tích, đánh giá, dự đoán, ... và đề xuất các biện pháp BVMTTN, ĐDSH trong đời sống hàng ngày.
- Giáo dục BVMTTN và ĐDSH trong trường THCS giúp HS có kỹ năng tham gia tích cực vào các hoạt động của cộng đồng, góp phần cùng cả cộng đồng giải quyết các vần đề về môi trường.
- Giáo dục BVMTTN và ĐDSH được thực hiện với nhiều hình thức khác nhau, GV có thể dạy học trong các lớp học hoặc có thể tiến hành thông qua các hoạt động giáo dục ở ngoài lớp học, GV có thể tổ chức những giờ học riêng hoặc tích hợp trong các giờ học của nhiều môn học.
1.2 Một số kiến thức cơ bản về bảo vệ môi trường tự nhiên và đa dạng sinh học
1.2.1. Bảo vệ môi trường tự nhiên
- BVMTTN là sự quản lý thận trọng và sử dụng khôn ngoan tài nguyên thiên nhiên (TNTN), nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống hiện tại đồng thời đáp ứng nhu cầu sử dụng TNTN của các thế hệ tương lai.
BVMTTN bao gồm những hoạt động sau:
- Tích cực gìn giữ, duy trì, cải tạo và sử dụng một cách bền vững các tài nguyên sinh vật (chủ yếu là các loài động vật, thực vật, vi sinh vật) và các tài nguyên không phải là sinh vật (tài nguyên vô sinh) có liên quan tới sinh vật.
- Bảo vệ sự đa dạng của nguồn gen, sự đa dạng về các loài và các hệ sinh thái.
- Sử dụng bền vững các hệ sinh thái và duy trì các quá trình sinh thái chủ yếu của Trái Đất.
1.2.2. Đa dạng sinh học
Là toàn bộ sự phong phú của các cơ thể sống và các tổ hợp sinh thái mà chúng là thành viên, bao gồm sự đa dạng bên trong và giữa các loài, và sự đa dạng của các hệ sinh thái
Một quần xã sinh vật có 3 mức độ biểu hiện về đa dạng sinh học:
a. đa dạng di truyền.
b. đa dạng về loài.
c. đa dạng hệ sinh thái.
a. đa dạng di truyền.
- Đa dạng di truyền là sự đa dạng về gen trong mỗi quần thể và giữa các quần thể với nhau. Đa dạng di truyền được hiểu là tần số và sự đa dạng của các gen và bộ gen trong mỗi quần thể và giữa các quần thể với nhau, bao gồm cả những biến dị trong cấu trúc di truyền của các cá thể trong quần thể hoặc giữa các quần thể, những biến dị trong các loài hoặc giữa các loài.
- Đa dạng di truyền là đa dạng ở cấp độ phân tử và đa dạng trao đổi chất, đem lại những khác nhau cốt lõi quyết định sự đa dạng của sự sống.
b. đa dạng về loài.
- Đa dạng về loài là sự phong phú về số lượng các loài trong quần xã, là cơ sở để tạo nên một lưới thức ăn với nhiều mắt xích cho một hệ sinh thái ổn định và bền vững.
- Việc xác định đầy đủ số lượng loài hiện có là rất khó khăn, tuy nhiên đó là việc làm rất có ý nghĩa về mặt kinh tế - xã hội và khoa học. Việc xác định số lượng các loài hiện có giúp chúng ta có thể chỉ ra những loài quý hiếm, đang bị đe dọa cần được bảo vệ. Cho đến nay, đã có khoảng 1,7 triệu loài đã được mô tả.
c. đa dạng hệ sinh thái.
- Đa dạng hệ sinh thái là sự đa dạng về môi trường sống của các sinh vật trong việc thích nghi với điều kiện tự nhiên của chúng. Ví dụ: sự phong phú của các hệ sinh thái trên cạn, các hệ sinh thái nước ngọt và nước mặn …, hệ sinh thái biển.
- Sự đa dạng về hệ sinh thái có liên quan chặt chẽ với đa dạng loài. Đó là do mỗi kiểu hệ sinh thái đều có đa dạng loài riêng. Một hệ sinh thái trên cạn có các loài trên cạn khác với hệ sinh thái dưới nước, hệ sinh thái đồng cỏ có các loài khác với hệ sinh thái rừng, ... Do vậy, bảo vệ đa dạng hệ sinh thái là bảo vệ môi trường sống của các loài, có vai trò rất lớn trong việc bảo vệ ĐDSH.
1.2.3. Bảo vệ đa dang sinh học.
Bảo vệ ĐDSH bao gồm việc khoanh vùng quản lý các khu vực có ĐDSH cao, phát triển các cơ sở bảo vệ ĐDSH nhằm bảo vệ các hệ sinh thái tự nhiên quan trọng, đặc thù hoặc đại diện, cảnh quan môi trường, nét đẹp, nét độc đáo của thiên nhiên, bảo vệ các loài sinh vật có giá trị bị đe dọa tuyệt chủng, lưu giữ và bảo quản lâu dài các mẫu vật di truyền.
Nguyên nhân chủ yếu cần phải bảo vệ ĐDSH
- Nguyên nhân về đạo đức
- Nguyên nhân cân bằng sinh thái
- Nguyên nhân kinh tế
- Nguyên nhân bảo vệ các giá trị tiềm năng cho các thế hệ con cháu mai sau
1.2.4. Vai trò của đa dạng sinh học đối với môi trường và cuộc sống con người
ĐDSH có vai trò chủ yếu là cung cấp nguồn gen cho phát triển kinh tế, xã hội và duy trì sự cân bằng sinh thái của Trái Đất, không gì có thể thay thế được:
a. Đa dạng sinh học cung cấp lương thực, thực phẩm và nguyên vật liệu cho cuộc sống con người
b. Đa dạng sinh học cung cấp nguồn gen sinh vật
c. Đa dạng sinh học góp phần ổn định hệ sinh thái
- Về mặt sinh thái học, một hệ sinh thái càng có nhiều loài, nghĩa là lưới thức ăn càng có nhiều mắt xích thì hệ sinh thái đó càng có cơ sở để tồn tại ổn định. Do vậy, ĐDSH có chức năng rất to lớn trong việc giữ cân bằng sinh thái của Trái Đất. ĐDSH duy trì các chu trình sinh địa hoá, giữ cho khí hậu được ổn định, góp phần bảo vệ các nguồn nước và đất, tăng độ phì của đất, điều hoà dòng chảy và tuần hoàn nước, điều hoà ôxi và khoáng chất trong khí quyển, sông suối, hồ ao, đất và biển. Trên Trái Đất, rừng mưa nhiệt đới thường có ĐDSH cao (hình 1).
- Bảo vệ ĐDSH là góp phần bảo vệ một hành tinh xanh, kiểm soát khí hậu của Trái Đất. Tài nguyên ĐDSH là tài sản của nhân loại, điều đó có vai trò quyết định tới sự phát triển bền vững của mỗi Quốc gia.
Hình 1: Rừng mưa nhiệt đới có đa dạng sinh học cao.
1.3. Tình hình bảo vệ môi trường tự thiên nhiên và đa sinh dạng học trên thế giới và ở Việt Nam hiện nay
1.3.1. Đa dạng sinh học trên thế giới
- Trên Trái Đất ĐDSH cao nhất được cho là ở vùng nhiệt đới. Rừng nhiệt đới chiếm 7% diện tích Trái Đất nhưng chứa tới trên 50% số loài. Những vùng có ĐDSH cao nhất là rừng mưa nhiệt đới ở Đông Nam Á, Trung và Tây Phi và vùng nhiệt đới Nam Mĩ.
- Các nhà thực vật học ước tính rằng tổng số các loài thực vật bậc cao có mặt trên thế giới vào khoảng 250.000 loài, trong đó có tới 150.000 loài phân bố ở khu vực nhiệt đới, khoảng 85.000 loài phân bố ở khu vực Mĩ La tinh, 21.000 loài ở châu Phi và chừng 50.000 loài ở châu Á.
- Chim và Thú là hai lớp động vật được điều tra kỹ lưỡng nhất, nhưng hiện nay nhiều loài chim và thú mới vẫn tiếp tục được phát hiện. Trung bình cứ mỗi năm phát hiện ra 3 loài chim mới.
- Sinh vật biển rất phong phú với số lượng lớn các loài sinh vật, trong đó chỉ tính riêng động thực vật đã có tới 200.000 loài. Trong tổng số trên 180.000 loài động vật có hơn 16.000 là các loài cá. Số lượng loài lớn nhất là các loài động vật đáy (chiếm tới 98% số loài động vật, chỉ có 2% là các loài trôi nổi và bơi lội).
- Biển được các nhà khoa học đánh giá có sản lượng sinh vật rất lớn: khoảng 550 tỉ tấn thực vật nổi, 0,2 tỉ tấn thực vật đáy, 53 tỉ tấn động vật nổi và 3 tỉ tấn động vật đáy. Mặc dù chiếm tỷ lệ rất nhỏ (2%), nhưng nhóm động vật bơi lội như cá biển và cá voi lại là đối tượng khai thác lớn hơn các nhóm khác.
Hiện nay, cùng với sự phát triển công nghiệp trên Trái Đất, tính ĐDSH đang ngày càng giảm dần. Từ năm 1960 đến nay, người ta đã thống kê tới hơn 700 loài động vật có xương sống, không xương sống và thực vật có mặt đã bị tuyệt chủng. Một số nhà khoa học cho rằng với tốc độ tuyệt chủng của các sinh vật như hiện nay thì đến giữa thế kỷ 21, khoảng 25% số loài Trái Đất sẽ bị mất đi ( WWF, 1991).
1.3.2. Đa dạng sinh học ở Việt Nam
Các nghiên cứu đã xác định ở Việt Nam hiện nay có 4 trung tâm ĐDSH chính là: Hoàng Liên Sơn, Bắc Trường Sơn, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.
a. Sự đa dạng về thực vật
- Thực vật của Việt Nam rất đa dạng, cả về số lượng loài và các hệ sinh thái. Sự khác biệt lớn về khí hậu từ Bắc vào Nam, từ các đỉnh núi cao vùng biên giới phía bắc - giáp vùng có khí hậu cận nhiệt đới vào tới mũi Cà Mau - gần vùng xích đạo, đã tạo ra một dải rộng các thảm thực vật bao gồm nhiều kiểu rừng phong phú.
- Cho đến nay, đã thống kê được khoảng 10.386 loài thực vật bậc cao có mạch, khoảng 800 loài rêu và 600 loài nấm. Riêng các loài thủy sinh, chúng ta đã thống kê được 1.300 loài và phân loài thực vật thuỷ sinh, rong và tảo: gồm có 8 loài cỏ biển, gần 650 loài rong và gần 600 loài tảo phù du. Theo dự đoán của các nhà thực vật học, số loài thực vật ít nhất có thể lên đến 12.000 loài. Trong số các loài thực vật đã biết, có khoảng 2.300 loài đã được nhân dân sử dụng làm nguồn lương thực, thực phẩm, làm thuốc, làm vật liệu, tinh chế dầu ...
- Hiện nay một số loài cây gỗ quý như gõ đỏ, gụ mật, nhiều loài cây thuốc quý như ba kích ... đã hiếm dần. Thậm chí nhiều loài cây đã trở nên rất hiếm và có nguy cơ bị tuyệt diệt như cây gỗ cẩm Lai, hoàng đàn, pơmu ... Sách đỏ Việt Nam (2007) đã thống kê 448 loài thực vật có nguy cơ bị tuyệt chủng hoặc đang bị đe dọa cần được bảo vệ, trong đó có 399 loài thuộc thực vật hạt kín, 27 loài thuộc thực vật hạt trần, còn lại là các loài thuộc dương xỉ, quyển bá, rong đỏ, rong nâu và nấm.
b. Sự đa dạng về động vật
- Hệ động vật của Việt Nam cũng hết sức phong phú, không những giàu về thành phần loài mà còn có nhiều nét đặc trưng, đại diện cho hệ động vật vùng Đông Nam Á. Bước đầu đã xác định được 11.050 loài động vật, trong đó có 275 loài thú, 830 loài chim, 180 loài bò sát, 80 loài lưỡng cư, 5.500 loài côn trùng, và rất nhiều loài động vật không xương sống khác. Động vật thuỷ sinh đã thống kê đựơc 9.250 loài và phân loài, trong đó có 470 loài động vật nổi, 6.400 loài động vật đáy và 472 loài cá nước ngọt ...
- Việt Nam có nhiều loài động vật đặc hữu. Hơn 100 loài và phân loài chim, 78 loài và phân loài thú là loài đặc hữu. Nhiều loài động vật có giá trị cao cần được bảo vệ như voi rừng, Tê giác, bò rừng, bò tót, trâu rừng, bò xám (hình 2); hổ, báo (hình 3); voọc đầu xám, voọc mũi hếch, sếu cổ trụi, nhiều loài bò sát như cá sấu, trăn, rắn, rùa ...(hình 4).
Hình 3: Hình ảnh những động vật có nguy cơ bị tuyệt chủng (hổ, báo gấm) cần được bảo vệ, được ghi trong Sách đỏ Việt Nam (2007)
Hổ
Báo gấm
Trên bán đảo Đông Dương có 21 loài khỉ thì ở Việt Nam có 15 loài, trong đó có 7 loài là loài đặc hữu (hình 5).
Có 49 loài chim đặc hữu trong vùng phụ thì ở Việt Nam có 33 loài, trong đó có 11 loài là loài đặc hữu (hình 6). Trong khi Mianma, Thái Lan, Malaixia, mỗi nơi chỉ có một loài đặc hữu, Lào có 1 loài và Campuchia không có loài chim đặc hữu nào.
Việt Nam vẫn có thể phát hiện nhiều loài sinh vật mới. Vào đầu thế kỉ này, ở vùng rừng biên giới giáp với Lào và Campuchia đã phát hiện loài bò xám - một loài bò hoang có quan hệ họ hàng rất gần gũi với bò nhà. Trước đây, tại rừng Vũ Quang - Hà Tĩnh đã phát hiện được loài trĩ cuối cùng của thế giới. Năm 1992, cũng tại rừng Vũ Quang lại phát hiện thêm con sao la - một loài thú móng guốc có sừng rỗng. Tiếp sau việc phát hiện con sao la, tại rừng Vũ Quang lại phát hiện thêm loài mang lớn (hình: 7a – 7c), to gần gấp 2 lần loài mang thường. Sao la và mang lớn là 2 loài động vật có vú trong tổng số 7 loài được phát hiện trên thế giới trong thế kỉ XX.
Việt Nam được thế giới công nhận là một nước có giá trị bảo tồn ĐDSH cao.Tuy nhiên, hiện nay có một số lớn những loài động vật có nguy cơ bị tuyệt chủng, hoặc đang bị đe dọa được liệt kê trong Sách đỏ Việt Nam (2007) là một vấn đề cần được quan tâm: 101 loài động vật không xương sống, 89 loài cá, 13 loài lưỡng cư, 40 loài bò sát, 74 loài chim, 91 loài thú. Nhiều loài động vật như trâu rừng, hươu, tê giác và trĩ ... đã gần như bị tuyệt chủng ở Việt Nam vào thế kỉ XX, và nếu không có hành động bảo vệ khẩn cấp thì nhiều loài khác như voi châu Á, tê giác Java và cả loài sao la mới phát hiện cũng có nguy cơ bị tuyệt chủng.
Sao la
Hình 7: Hình ảnh về các loài thú lớn phát hiện vào cuối thế kỷ XX tại Việt Nam
Mang lớn
Mang lớn Trường Sơn
c. Sự đa dạng về sinh vật biển
Biển Việt Nam được đánh giá là có nhiều loài sinh vật có giá trị kinh tế cao. Cho đến nay, các nhà khoa học đã thống kê được 6.000 loài động vật đáy, 657 loài động vật phù du, 225 loài tôm biển, 15 loài rắn biển, 5 loài rùa biển, 2.038 loài cá biển (trong đó có 100 loài cá có ý nghĩa kinh tế), 43 loài chim nước, 12 loài thú biển.
Các loài phân bố không tập trung, thường có biến động theo mùa, di cư mạnh, giới hạn sinh thái rộng. Ngoài ra, vùng ven biển có diện tích bãi ngập triều lớn, rừng ngập mặn phát triển, có nhiều đầm phá, đảo nhỏ, rạn san hô (hình 8) … là nơi sống của nhiều loại sinh vật biển có giá trị kinh tế cao, là nơi có tiềm năng trong việc nuôi trồng thuỷ sản. Có tới 346 loài san hô đã được tìm thấy ở Việt Nam.
Hình. 8: Rạn san h« phân bố ven biển là nơi có đa dạng sinh học cao
a
b
San hô Cá sống trong rạn san hô
Các loài cá biển có giá trị kinh tế cao của nước ta chủ yếu thuộc họ cá Mú (Serranidae), cá Hồng (Lutifanidae), cá Chình (Muraenidae) …
- Sau cá, tôm và mực cũng là tài nguyên rất quan trọng ở ven biển Việt Nam.
- Biển Việt nam là nơi sống của nhiều loài ốc có giá trị thực phẩm cao, vỏ ốc dùng làm đồ mĩ nghệ xuất khẩu như ốc tù và (Charonia tritonis), ốc kim khối (Cassis cornuia), ốc xà cừ (Turbo marmoratus) …
- Biển Việt Nam còn có nhiều loài sinh vật biển khác rất có giá trị như bào ngư, trai lấy ngọc, rùa biển. Bào ngư và ngọc trai có nhiều ở vùng biển Bạch Long Vĩ, Cô Tô … Hiện nay, rùa biển nhất là đồi mồi đang trong tình trạng bị đe doạ tiêu diệt. Rùa biển tập trung nhiều ở vùng biển Trung Bộ và Nam Bộ.
Do hiện tượng đánh bắt sinh vật biển ồ ạt, lại khai thác vào mùa sinh sản
Biển Việt Nam có nhiều loài đang trong tình trạng rất nguy cấp, đứng trước nguy cơ cực kì lớn sẽ bị tuyệt chủng ngoài thiên nhiên trong một tương lai gần, hoặc đang bị đe dọa do khai thác quá mức và do ô nhiễm môi trường. Ví dụ như loài bò biển (Dugong dugon) - là loài cần được quan tâm bảo vệ trên toàn cầu. Trước năm 1975, bò biển được quan sát thấy ở một vài nơi như Vịnh Hạ Long, ven biển Khánh Hòa, Côn Đảo và Phú Quốc
d. Sự đa dạng về các hệ sinh thái
- Việt Nam là nước có đa dạng các hệ sinh thái cao như: các hệ sinh thái trên cạn (hệ sinh thái rừng, hệ sinh thái vùng đồi, hệ sinh thái đồng bằng, hệ sinh thái vùng núi, …); hệ sinh thái đất ngập nước (đất ngập nước ven biển, đất ngập nước vùng cửa sông, hồ ao, đầm lầy, sông ngòi …), hệ sinh thái biển (hệ sinh thái vùng triều, vùng ven bờ và hải dương).
1.4. Nguyên nhân và hậu quả của suy giảm đa dạng sinh học
1.4.1. Các nguyên nhân dẫn tới suy giảm đa dạng sinh học
- Nguyên nhân trực tiếp gây suy giảm ĐDSH là do khai thác quá mức TNTN và ô nhiễm môi trường:
+ Nguyên nhân do suy giảm và mất đi môi trường sống của sinh vật
+ Nguyên nhân khai khác quá mức gỗ, củi, cây thuốc và động vật rừng ...
+ Việc buôn bán động vật và các sản phẩm động vật trên toàn cầu
+ Ô nhiễm môi trường
+ Ô nhiễm sinh học do không kiểm soát được các loài ngoại lai
- Nguyên nhân gián tiếp gây suy giảm ĐDSH:
+ Nguyên nhân do dân số tăng quá nhanh dẫn tới nhu cầu sử dụng đất ở, đất sản xuất và tài nguyên sinh vật tăng cao.
+ Nguyên nhân do kinh tế kém phát triển, dẫn tới hiện tượng di dân tự do từ vùng đồng bằng lên khai hoang và sinh sống ở vùng núi, cao nguyên dẫn tới mất rừng và làm thay đổi cơ cấu dân số, tập quán canh tác ở miền núi.
+ Sự nóng lên của khí hậu toàn cầu là nguyên nhân làm thay đổi điều kiện sống tự nhiên của sinh vật, dẫn đến nạn tuyệt diệt nhiều loài.
1.4.2. Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới suy thoái đa dạng sinh học ở Việt Nam
- Sự suy thoái hệ sinh thái rừng và các hệ sinh thái tự nhiên khác là nguyên nhân chủ yếu làm suy giảm ĐDSH ở Việt Nam. Trong quá trình phát triển lịch sử của đất nước, những đợt di dân lớn, khai khẩn đất hoang góp phần làm cho diện tích rừng ngày một giảm sút. Việc chuyển dịch dân cư xuống phía Nam cách đây vài ba thế kỷ, khai khẩn các vùng đồng bằng ven biển, các thung lũng, vùng châu thổ sông Mê công làm thu hẹp nhiều diện tích rừng vùng Nam Bộ. Trong thời kỳ thực dân Pháp đô hộ, nhiều vùng rừng nguyên sinh ở phía Nam được chuyển sang trồng cây cao su, cà phê, chè và một số cây công nghiệp khác. Ba mươi năm chiến tranh tiếp theo là những năm rừng Việt Nam bị thu hẹp diện tích nhiều nhất. Trong 30 năm đó, 72 triệu lít chất diệt cỏ cùng 13 triệu tấn bom đạn, bom cháy đã hủy diệt hơn 2 triệu ha rừng nhiệt đới các loại.
- Hiện nay, bên cạnh việc làm giảm diện tích rừng, chúng ta cũng đã có nhiều nỗ lực trong việc bảo vệ, phục hồi và trồng nhiều diện tích rừng mới. Sự suy giảm diện tích rừng đã bị chặn lại, diện tích rừng ngày một tăng hơn.
Rừng ngập mặn là nơi sống, nơi sinh sản của nhiều loài sinh vật biển.
Rừng ngập mặn phân bố ven biển Việt Nam là nơi có đa dạng sinh học cao.
Hình 9: Rừng ngập mặn nơi có đa dạng sinh học cao vùng ven biển bị suy giảm do hậu quả của khai thác quá mức nguồn tài nguyên
- CHÁY RỪNG LÀ NGUYÊN NHÂN GÂY SUY GIẢM ĐA DẠNG SINH HỌC
- TĂNG DÂN SỐ QUÁ NHANH LÀ NGUYÊN NHÂN LÀM SUY GIẢM ĐA DẠNG SINH HỌC
- Ở Việt Nam, trong những năm gần đây, việc buôn bán và xuất khẩu các sản phẩm sinh vật, kể cả những loài cần được bảo vệ diễn ra rất phổ biến ở nhiều nơi góp phần làm suy giảm ĐDSH. Nhiều loài động vật quý hiếm như tê tê, rùa, rắn, kỳ đà, ... đang bị khai thác và xuất khẩu một cách bất hợp pháp sang các nước khác.
1.4.3. Hậu quả của suy giảm đa dạng sinh học
- Diện tích rừng suy giảm gây nhiều hậu quả nghiêm trọng về môi trường
+ Hậu quả mất rừng là rất nghiêm trọng, không thể bù đắp được. Tàn phá rừng đầu nguồn gây nên lũ lụt, hạn hán, xói mòn đất (hình 10) ... gây nhiều tổn thất về môi trường và phát triển kinh tế – xã hội, không những cho miền núi mà cho cả đất nước.
Mất rừng dẫn tới hạn hán ở nhiều vùng.
Vùng đất dốc bị xói mòn do mất rừng bao phủ.
- Suy giảm ĐDSH dẫn tới ô nhiễm nguồn nước và thiếu nước ngọt
Rừng bị tàn phá, đất bị xói mòn ... làm ảnh hưởng đến tuổi thọ của các hồ chứa nước là nguyên nhân gây thiếu nước và ô nhiễm nguồn nước và lũ lụt
Mất rừng đầu nguồn là nguyên nhân gây lũ lụt tại nhiều nơi
Mất rừng đầu nguồn là nguyên nhân gây lũ quét, gây nguy hiểm đến tính mạng con người và tài sản của người dân
1.5. Một số biện pháp bảo vệ môi trường tự nhiên và đa dạng sinh học.
1.5.1. Các biện pháp bảo vệ môi trường tự nhiên và đa dạng sinh học
a.Xây dựng các khu bảo vệ môi trường tự nhiên
b. Bảo vệ tại chỗ các loài (bảo tồn nguyên vị, In-situ conservation)
c. Bảo vệ chuyển vị các loài
d. Bảo vệ bên ngoài các khu bảo vệ
e. Bảo vệ các hệ sinh thái quan trọng như các hệ sinh thái rừng, hệ sinh thái biển, hệ sinh thái đất ngập b. Bảo tồn tại chỗ các loài (bảo tồn nguyên vị, In-situ conservation
f. Xây dựng và phát triển mô hình nông nghiệp sinh thái bền vững
g. Xây dựng hệ thống pháp luật và tăng cường công tác giáo dục môi trường
1.5.2. Kế hoạch hành động quốc gia về đa dạng sinh học
a. Bảo vệ và phát triển đa dạng sinh học trên cạn
b. Bảo vệ và phát triển đa dạng sinh học các vùng đất ngập nước và biển
c. Bảo vệ và phát triển đa dạng sinh học nông nghiệp
d. Sử dụng bền vững tài nguyên sinh vật
đ. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về đa dạng sinh học và an toàn sinh học
2. Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học vào nội dung bài học môn sinh học ở THCS.
2.1. D¹y häc tÝch hîp (DHTH) lµ gi?
2.2. Gi¸o dôc b¶o vÖ m«i trêng ë trêng THCS:
2.3 -Các cơ sở pháp lý của việc triển khai giáo dục bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học vào hệ thống giáo dục quốc dân.
2.4. Phương pháp tích hợp giáo dục BVMT và ĐDSH vào bài dạy sinh học.
2.1. Dạy học tích hợp (DHTH) là:
- DHTH du?c hi?u l m?t quỏ trỡnh d?y h?c sao cho trong dú ton b? cỏc ho?t d?ng h?c t?p gúp ph?n hỡnh thnh ? h?c sinh (HS) nh?ng nang l?c rừ rng, cú d? tớnh tru?c nh?ng di?u c?n thi?t cho HS, nh?m ph?c v? cho cỏc quỏ trỡnh h?c t?p ti?p theo v chu?n b? cho HS bu?c vo cu?c s?ng lao d?ng. M?c tiờu co b?n c?a tu tu?ng su ph?m tớch h?p l nõng cao ch?t lu?ng giỏo d?c HS phự h?p v?i cỏc m?c tiờu giỏo d?c ton di?n c?a nh tru?ng.
- DHTH cú cỏc d?c trung ch? y?u sau: lm cho cỏc quỏ trỡnh h?c t?p cú ý nghia, b?ng cỏch g?n quỏ trỡnh h?c t?p v?i cu?c s?ng hng ngy, khụng lm tỏch bi?t "th? gi?i nh tru?ng v?i th? gi?i cu?c s?ng"; lm cho quỏ trỡnh h?c t?p mang tớnh m?c dớch rừ r?t; s? d?ng ki?n th?c c?a nhi?u mụn h?c v vu?t lờn trờn cỏc n?i dung mụn h?c.
2.2. Giáo dục bảo vệ môi trường ở trường THCS:
- Giáo dục BVMT trong trường học là rất cần thiết. Với gần 18 triệu học sinh chiếm hơn 20% dân số, giáo dục phổ thông gi? vai trò hết sức quan trọng trong việc hinh thành nhân cách người lao động mới. Tác động đến 18 triệu học sinh phổ thông là tác động đến hơn 20% dân số trẻ- chủ nhân tương lai của đất nước. Nếu đội ngũ này có sự chuyển biến về nhận thức, tư tưởng và hành vi tất yếu sẽ có thay đổi lớn trong công tác BVMT.
- đích quan trọng của giáo dục BVMT không chỉ làm cho mọi người hiểu rõ sự cần thiết phải BVMT
mà quan trọng là phải có thói quen, hành vi ứng xử van minh, lịch sự với môi trường.
- ở trường Trung học cơ sở học sinh không nh?ng được tiếp xúc với các thầy cô giáo, bạn bè mà còn tiếp xúc với khung cảnh trường lớp, bãi cỏ, vườn cây.Việc hỡnh thành cho học sinh tỡnh yêu thiên nhiên, sống hoà đồng với thiên nhiên, quan tâm đến thế giới xung quanh, có thói quen sống ngan nắp, vệ sinh, phụ thuộc rất nhiều vào nội dung và cách thức giáo dục của chúng ta. Giáo duc BVMT phải được đưa vào chương trỡnh giáo dục phổ thông đặc biệt là ở cấp THCS và ở tuổi này các em rất hiếu động. Giáo dục BVMT nhằm bồi dưỡng tỡnh yêu thiên nhiên, bồi dưỡng nh?ng xúc cảm, xây dựng cái thiện trong mỗi con người, hỡnh thành thói quen, kĩ nang BVMT.
- Các thầy cô giáo cần nhận thức được tầm quan trọng của công tác giáo dục BVMT cho học sinh, có trách nhiệm triển khai công tác giáo dục BVMT phù hợp với điều kiện của nhà trường và địa phương. Các thầy cô giáo dạy sinh học ở trường THCS cần khai thác các kiến thức trong bài học có thể tích hợp viêc giáo dục BVMT vào trong giờ dạy của mỡnh. Trong giờ dạy sinh học các thầy cô có thể đi sâu vào lĩnh vực BVMT tự nhiên.
2.3 - Các cơ sở pháp lý của việc triển khai giáo dục bảo vệ môi trư ờng và đa dạng sinh học vào hệ thống giáo dục quốc dân.
+ Việt Nam đã tham gia Công ước về ĐDSH (1994), trong đó, Điều 13 - “giáo dục và nhận thức đại chúng” nêu rõ: đẩy mạnh và nâng cao hiểu biết về tầm quan trọng của bảo toàn ĐDSH, cũng như tuyên truyền và bảo toàn ĐDSH thông qua thông tin đại chúng và đưa các chủ đề này vào chương trình giáo dục, và hợp tác một cách thích hợp với các quốc gia và tổ chức quốc tế khác trong việc phát triển các chương trình giáo dục và tuyên truyền nâng cao nhận thức công chúng và bảo toàn và sử dụng lâu bền ĐDSH.
+ Ngày ĐDSH quốc tế (22/05/2001) nhằm tăng cường hiểu biết của người dân và cảnh báo về các vấn đề liên quan đến lĩnh vực này.
+ Đề án “đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục quốc dân” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 17 tháng 10 năm 2001 (Quyết định 1363/QĐ-TTg).
+ Nghị quyết số 41-NQ/TW, ngày 15/11/2004, của Bộ Chính trị về “bảo vệ môi trường trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước”.
+ Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 được phê duyệt ngày 02/12/2003 (Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 256/2003/QĐ-TTg) xác định BTTN và ĐDSH là một trong các nhiệm vụ cơ bản của Chiến lược.
+ Luật Bảo vệ môi trường (2005) của Việt Nam cũng có những điều quy định về BTTN (Điều 29) và về Bảo vệ ĐDSH (Điều 30).
+ Ngày 31/05/2007, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt "kế hoạch hành động quốc gia về ĐDSH đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020". Những mục tiêu cụ thể đến năm 2010 gồm: củng cố, hoàn thiện và phát triển hệ thống rừng đặc dụng (góp phần đạt tỷ lệ che phủ rừng 42 đến 43%); phục hồi 50% diện tích rừng đầu nguồn đã bị suy thoái; bảo vệ có hiệu quả các loài động vật, thực vật quý hiếm, nguy cấp có nguy cơ tuyệt chủng; nâng tổng diện tích các khu bảo tồn đất ngập nước và biển có tầm quan trọng quốc tế và quốc gia lên trên 1,2 triệu ha; phục hồi được 200.000 ha rừng ngập mặn … Đến năm 2020, nước ta sẽ hoàn chỉnh hệ thống các khu BTTN (trên cạn, đất ngập mặn và biển); phục hồi được 50% hệ sinh thái tự nhiên đặc thù, nhạy cảm đã bị phá huỷ. Điều này hy vọng góp phần bảo tồn ĐDSH Việt Nam.
+ Luật ĐDSH được Quốc hội thông qua ngày 13 tháng 11 năm 2008 nêu rõ mục tiêu: khắc phục tình trạng suy thoái ĐDSH, bảo tồn vùng sinh thái có tính ĐDSH cao, bảo vệ các loài quý hiếm, bị đe doạ, loài hoang dã, bảo đảm tính bền vững về di truyền nhằm cân bằng sinh thái ở mức ổn định phục vụ mục tiêu phát triển bền vững đất nước.
2.4. Phương pháp tích hợp giáo dục BVMT và ĐDSH vào bài dạy sinh học.
2.4.1. Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học vào nội dung bài học môn sinh học có thể hiểu là sự hoà trộn nội dung BVMT và đDSH vào nội dung bộ môn thành một nội dung thống nhất, gắn bó chặt chẽ với nhau. để làm được điều này cần phải rà soát chương trỡnh (từng bài) để tỡm nh?ng địa chỉ có thể tích hợp.
2.4.2. Các mức độ tích hợp
- Mức 1. Mức độ toàn phần: Nội dung giáo dục BVMT và đDSH trùng phần lớn hay toàn bộ với nội dung bài học.
- Mức 2. Mức độ bộ phận: Một số đơn vị kiến thức của nội dung BVMT và đDSH được đưa vào nội dung bài học và trở thành một bộ phận h?u cơ của bài học, được thể hiện bằng một mục riêng, một đoạn.
- Mức 3. Mức độ liên hệ: Các kiến thức BVMT và đDSH không nêu rõ trong bài học, nhưng dựa vào kiến thức, giáo viên có thể bổ sung, liên hệ các kiến thức vào bài giảng.
2.4.3. Cách xác định giáo dục BVMT và đDSH vào bài học
a. Bước 1: Nghiên cứu kỹ sách giáo khoa và phân loại các bài học đã có nội dung hoặc có khả nang đưa giáo dục BVMT và đDSH vào bài học theo các loại:
- Loại 1: Toàn bài có nội dung giáo dục BVMT và đDSH.
- Loại 2: Trong bài có một mục, một đoạn hay vài câu có nội dung giáo dục BVMT và đDSH.
- Loại 3: Kiến thức trong bài có một hoặc nhiều chỗ có khả nang liên hệ, bổ sung thêm kiến thức giáo dục BVMT và đDSH mà sách giáo khoa chưa đề cập.
b. Bước 2: Xác định các kiến thức giáo dục BVMT và đDSH đã được tích hợp vào bài (nếu có).
c. Bước 3: Xác định các bài có khả nang đưa kiến thức giáo dục BVMT và đDSH vào bài bằng hỡnh thức liên hệ, mở rộng, dự kiến các kiến thức có thể đưa vào từng nội dung.
2.4.4. Các nguyên tắc lựa chọn kiến thức giáo dục bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học vào bài học.
- Phải dựa vào nội dung bài học, các kiến thức giáo dục BVMT và đDSH đưa vào bài học phải có mối liên hệ lô-gic với các kiến thức trong bài.
- Các kiến thức giáo dục BVMT và đDSH đưa vào bài học phải hệ thống, tránh trùng lặp, phù hợp với trỡnh độ của học sinh, không nên quá tải.
- Kiến thức giáo dục BVMT và đDSH đưa vào bài phải phản ánh được hiện trạng BVMT và đDSH ở địa phương, trường học.để học sinh cảm thấy thiết thực
3.Vận dụng
Nội dung và mức độ tích hợp
Lớp 6 (22 bài)
cã thÓ tÝch hîp gi¸o dôc BVMT vµ ĐDSH
- Bài 12: Biến dạng của rễ - Bộ phận
- Bài 13: Cấu tạo ngoài của thân - Bộ phận
- Bài 18: Biến dạng của thân - Bộ phận
- Bài 19: Đặc điểm bên ngoài của lá - Liên hệ
- Bài 25: Biến dạng của lá - Bộ phận
- Bài 26: Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên - Liên hệ
- Bài 29: Các loại hoa - Liên hệ
- Bài 32: Các loại quả - Bộ phận
- Bài 34: Phát tán của quả và hạt - Liên hệ
- Bài 36: Tổng kết về cây có hoa - Bộ phận
- Bài 37: Tảo - Liên hệ
- Bài 41: Hạt kín - đặc điểm của thực vật hạt kín - Liên hệ
- Bài 43: Khái niệm sơ lược về phân loại thực vật - Liên hệ
- Bài 44: Sự phát triển của giới thực vật - Liên hệ
- Bài 46: Thực vật góp phần điều hòa khí hậu - Bộ phận
- Bài 47: Thực vật bảo vệ đất và nguồn nước - Liên hệ
- Bài 48: Vai trò của thực vật đối với động vật và đối với đời sống con người - Liên hệ
- Bài 49: Bảo vệ sự đa dạng của thực vật –
Toàn phần
Lớp 7 (27 bài)
cã thÓ tÝch hîp gi¸o dôc BVMT vµ ĐDSH
- Bài 1: Thế giới động vật đa dạng, phong phú - Toàn phần
- Bài 2: Phân biệt động vật với thực vật. Đặc điểm chung của động vật - Liên hệ
- Bài 3: Thực hành quan sát một số động vật
nguyên sinh - Liên hệ
- Bài 9: Đa dạng của ngành ruột khoang - Toàn phần
- Bài 17: Một số giun đốt khác và đặc điểm chung của ngành giun đốt - Liên hệ
- Bài 21: Đặc điểm chung và vai trò của ngành
thân mềm - Liên hệ
- Bài 24: Đa dạng và vai trò của lớp giáp xác - Liên hệ
- Bài 25: Nhện và sự đa dạng của lớp hình nhện - Bộ phận
- Bài 27: Đa dạng và đặc điểm chung của lớp sâu bọ - Bộ
phận
- Bài 29: Đặc điểm chung và vai trò của ngành chân khớp - Liên hệ
- Bài 30: Ôn tập Phần I: Động vật không xương sống - Bộ phận
- Bài 34: Đa dạng và đặc điểm chung - Bộ phận
- Bài 37: Đa dạng và đặc điểm chung của lưỡng cư - Bộ phận
- Bài 40: Sự đa dạng của bò sát. Các loài khủng long. Đặc điểm chung của bò sát - Bộ phận
- Bài 44: Đa dạng và đặc điểm chung của lớp chim - Bộ phận
- Bài 48, 49, 50: Đa dạng của lớp thú - Toàn phần
- Bài 55: Tiến hóa về sinh sản - Liên hệ
- Bài 56: Cây phát sinh giới động vật - Liên hệ
- Bài 57, 58: Đa dạng sinh học - Toàn phần
- Bào 59: Biện pháp đấu tranh sinh học - Bộ phận
- Bài 60: Động vật quý hiếm - Bộ phận
- Bài 61, 62: Tìm hiểu một số động vật có tầm quan trọng trong - Bộ phận
- Bài 64, 65, 66: Tham quan thiên nhiên - Toàn phần
Lớp 8 (7 bài)
cã thÓ tÝch hîp gi¸o dôc BVMT vµ ĐDSH
- Bài 22: Vệ sinh hô hấp - Liên hệ
- Bài 30: Vệ sinh tiêu hóa - Liên hệ
- Bài 33: Thân nhiệt - Liên hệ
- Bài 42: Vệ sinh da - Liên hệ
- Bài 50: Vệ sinh mắt - Liên hệ
- Bài 51: Cơ quan phân tích thính giác - Liên hệ
- Bài 63: Cơ sở khoa học của các biện pháp
tránh thai - Liên hệ
Lớp 9 (24 bài)
cã thÓ tÝch hîp gi¸o dôc BVMT vµ ĐDSH
- Bài 21: Đột biến gen - Liên hệ
- Bài 31: Công nghệ tế bào - Bộ phận
- Bài 32: Công nghệ gen - Liên hệ
- Bài 33: Gây đột biến nhân tạo trong chọn giống - Bộ phận
- Bài 42: Môi trường và các nhân tố sinh thái - Bộ phận
- Bài 43: Ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm lên đời sống sinh vật - Bộ phận
- Bài 45 – 46:Thực hành tìm hiểu môi trường và ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái lên đời sống sinh vật - Toàn phần
- Bài 47: Quần thể - Liên hệ
- Bài 48: Quần thể người - Liên hệ
- Bài 49: Quần xã sinh vật - Bộ phận
- Bài 50: Hệ sinh thái - Bộ phận
- Bài 51 - 52: Thực hành: hệ sinh thái - Bộ phận
- Bài 53: Tác động của con người đối với môi trường - Bộ phận
- Bài 54: Ô nhiễm môi trường - Bộ phận
- Bài 56 - 57: Thực hành tìm hiểu tình hình môi trường ở địa phương
- Bài 58: Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên - Bộ phận
- Bài 59: Khôi phục môi trường và gìn giữ thiên nhiên hoang dã - Bộ phận
- Bài 60: Bảo vệ đa dạng các hệ sinh thái - Toàn phần
- Bài 61: Luật bảo vệ môi trường - Bộ phận
- Bài 62: Thực hành: Vận dụng luật bảo vệ môi trường vào việc bảo vệ môi trường ở địa phương - Bộ phận
- Bài 63: Ôn tập sinh vật và môi trường - Liên hệ
Kính chúc các thầy,cô giáo
mạnh khoẻ hạnh phúc
và thành đạt
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Đức Tuấn
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)