Hidro

Chia sẻ bởi Nguyễn Trọng Huy | Ngày 17/10/2018 | 44

Chia sẻ tài liệu: Hidro thuộc Hóa học 8

Nội dung tài liệu:

HIĐRÔ

Bài 1: Có những chất sau: Zn, Al, Fe, Cu, C12H22O11, HCl, H2O, KClO3, NaOH, H2SO4 loãng.
Hãy cho biết những chất nào để điều chế khí Hidro, khí Oxi.
Viết các phương trình phản ứng xảy ra khi điều chế các khí trên.
Bài 2: Trong phòng thí nghiệm có 3 kim loại sau: Zn, Al, Fe và dung dịch H2SO4 loãng. Hãy tính xem nếu cần điều chế 0,5 mol khí H2 thì phải dùng kim loại nào để tiết kiệm nhất.
Bài 3: Dùng H2 để khử đồng (II) oxit ở nhiệt độ cao. Sau phản ứng thu được 19,2g đồng. Hãy tính khối lượng đồng (II) oxit và thể tích H2 đã dùng.
Bài 4: Đốt cháy hoàn toàn khí H2 trong bình chứa không khí, thấy có 0,36g H2O tạo thành.
Tính thể tích khí H2 đã cháy trong bình.
Tính thể tích không khí cần dùng để đốt cháy hết H2 biết O2 chiếm 20% thể tích không khí
Bài 5: Dẫn dòng khí H2 dư đi qua hỗn hợp gồm 3,2g CuO và 2,33g PbO ở nhiệt độ cao.
Viết các phương trình phản ứng.
Tính khối lượng kim loại thu được sau phả ứng.
Tính thể tích H2 cần dung cho những phản ứng trên.
Bài 6: Có những phản ứng oxi hóa – khử sau:
Fe2O3 + Al → Fe + Al2O3
Fe3O4 + CO → Fe + CO2
CuO + H2 → Cu + H2O
Hãy cho biết: a Chất nào là chất khử? Chất nào là chất oxi hóa?
b. Đâu là sự khử? Đâu là sự oxi hóa?
Bài 7: Đốt cháy hỗn hợp khí gồm CO và H2 phải dùng 3,36l khí Oxi và thu được 1,8g H2O
Viết các phương trình phản ứng.
Tính phần trăm thể tích mỗi khí trong hỗn hợp khí ban đầu.
Bài 8: Có 3 lọ đựng 3 chất khí: không khí, oxi và hidro. Hãy nhận biết các chất trong từng ống nghiệm.
Bài 9: Có 4 chất khí là O2, H2, CO2, N2 đựng trong 4 lọ riêng biệt. Hãy trình bày phương pháp nhận biết từng chất khí.
Bài 10: Tính khối lượng nước sinh ra khi cho 8,4l hidro tác dụng với 4,48l oxi
Bài 11: Trong phòng thí nghiệm có các kim loại sau: kẽm, sắt và dung dịch axit clohidric, dung dịch axit sunfuric loãng.
Hãy viết các phương trình hóa học có thể dùng để điều chế hidro.
Muốn điều chế được 2,24l khí H2 cần dùng bao nhiêu gam sắt, bao nhiêu gam kẽm tác dụng với từng loại axit.
Bài 12: Trong phòng thí nghiệm người ta sử dụng CO để khử Fe3O4 và dùng H2 để khử Fe2O3 ở nhiệt độ cao. Biết rằng trong mỗi phản ứng trên có 0,1 mol oxit tham gia phản ứng.
Viết các phương trình phản ứng xảy ra.
Tính thể tích khí CO và H2 cần dùng trong mỗi phản ứng trên.
Tính số gam sắt thu được trong mỗi phản ứng hóa học.

* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Trọng Huy
Dung lượng: 36,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)