Hệ vận động

Chia sẻ bởi Thanh Bình | Ngày 12/10/2018 | 39

Chia sẻ tài liệu: Hệ vận động thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

Hệ Vận Động

Chào mừng cô và các bạn đến với
bản thuyết trình của tổ 1
Con Người Và Sức Khỏe
Hệ vận động người gồm có bộ xương và hệ cơ, hoạt động phụ thuộc hoàn toàn vào hệ thần kinh. Xương gồm 206 chiếc, dài ngắn khác nhau, hợp lại tạo thành bộ xương nâng đỡ cơ thể, che chở cho các nội quan khỏi những chấn thương lí học. Hệ cơ gồm khoảng 600 cơ tạo thành, là những cơ vân (hay cơ xương) bám vào hai đầu xương giúp cho cơ thể cử động. Nhờ hệ vận động mà cơ thể ta có hình dạng nhất định, thể hiện được những động tác lao động, biểu lộ được những cảm xúc của mình. Trải qua thời kì dài tiến hóa, hệ vận động người được coi là tiến hóa nhất trong sinh giới nói chung và giới Động vật nói riêng.
Bộ xương, các loại xương và khớp xương người

I-Chức năng của xương
Công dụng của bộ xương rất trọng đại: nhờ nó mà thân thể con người có hình dạng, nếu không xương thì mình người như một con sâu; nhờ xương mà mấy cơ quan quan trọng được dấu kín: Sọ thì đậy kín bộ thần kinh, còn sườn thì che đậy tim phổi … Nhờ xương mà mình mới cử động được: bắp thịt từ xương này níu xương kia cho cả một chi cử động.
 
Các công dụng trên đây ta dễ nhận thấy. Còn 2 công dụng khác rất quan trọng nhưng ta không thấy được là: Nhờ xương mà chất vôi (Calcium) trong người lúc nào cũng có một số trung bình, không nhiều, không ít và chính ở trong xương mà phần nhiều máu đỏ được tạo ra.
II-Các thành phần chính của bộ xương

Bộ xương người chia làm ba phần là xương đầu (gồm các xương mặt và khối xương sọ), xương thân (gồm xương ức, xương sườn và xương sống) và xương chi (xương chi trên - tay và xương chi dưới - chân). Tất cả gồm 300 chiếc xương ở trẻ em và 206 xương ở người trưởng thành, dài, ngắn, dẹt khác nhau hợp lại ở các khớp xương. Trong bộ xương còn có nhiều phần sụn. Khối xương sọ ở người gồm 8 xương ghép lại tạo ra hộp sọ lớn chứa não. Xương mặt nhỏ, có xương hàm bớt thô so với động vật vì nhai thức ăn chín và không phải là vũ khí tự vệ. Sự hình thành lồi cằm liên quan đến các cơ vận động ngôn ngữ. Cột sống gồm 33 - 34 đốt sống khớp với nhau và cong ở 4 chỗ, thành 2 chữ S tiếp nhau giúp cơ thể đứng thẳng. Các xương sườn gắn với cột sống và gắn với xương ức tạo thành lồng ngực, bảo vệ tim và phổi. Xương tay và xương chân có các phần tương ứng với nhau nhưng phân hóa khác nhau phù hợp với chức năng đứng thẳng và lao động.
1)Khối xương sọ
1. Đường khớp đầu; 2. Xương trán; 3. Xương bướm; 4. Lỗ trên mắt; 5. Hốc mắt; 6. Xương mũi; 7. Xương lệ; 8. Xương gò má; 9. Lỗ dưới mắt; 10. Xương hàm trên; 11. Xương hàm dưới; 12. Mấu nhọn xương thái dương; 13. Lỗ tai ngoài; 14. Mấu sau xương thái dương; 15. Xương thái dương; 16. Xương chẩm; 17. Đường khớp chẩm - thái dương; 18. Xương đỉnh.
Xương đầu của động vật có xương sống và người, cấu tạo từ sụn và (hay) xương, bao bọc và bảo vệ não, chứa nhiều giác quan quan trọng, là nơi bám của các cơ tạo thành phần đầu của hệ hô hấp và tiêu hoá. Trong quá trình tiến hoá, hình dạng XS thay đổi theo sự phát triển của não bộ, các giác quan, các cơ của động vật, và được chia thành hộp sọ và xương mặt.

Ở người, hộp sọ bao quanh não, gồm xương trán, 2 xương thái dương, 2 xương đỉnh, 1 xương chẩm ở phía sau mũi và xương bướm. Xương mặt gồm có xương mũi, xương gò má, xương hàm. Khoang XS được nối với ống sống qua lỗ chẩm lớn. Các mảnh XS ở người trưởng thành liên kết với nhau bằng các đường khớp đầu. Ở trẻ sơ sinh, tại những chỗ nối các mảnh XS có những phần xương chưa khép kín gọi là thóp
2)Xương Thân
Xương cột sống
Cột sống người trưởng thành, nhìn nghiêng là một trục cong hình chữ S, có 2 đoạn lồi về trước là đoạn cổ và thắt lưng và 2 đoạn lồi về sau là đoạn ngực và đoạn cùng
Cột sống gồm 33 - 34 đốt sống lớn dần từ  trên xuống, được nối với nhau bởi các dây chằng và các đĩa sụn gian đốt. Ở giữa là một ống xương rỗng chứa tủy sống. Hai bên cột sống có các lỗ gian đốt sống để dây thần kinh tủy đi qua.
Mỗi đốt sống gồm có cấu tạo chung gồm: 1 thân đốt sống nằm ở phía trước; 1cung đốt sống nằm ở phía sau; hai bên có mấu ngang nằm; phía sau có 1 mấu gai.  Phần cung của mỗi đốt sống còn có 2 đôi diện khớp (1 đôi trên và 1 đôi dưới) và có 1 khuyết trên, 1 khuyết dưới. Các khuyết của 2 đôt  sống cạnh nhau tạo thành lỗ gian đốt. Thân và cung đốt sống tạo nên lỗ đốt sống


Hệ thống dây chằng gồm các dây chằng dọc trước rộng, chắc, có tác dụng hạn chế việc ngửa người ra sau. Các dây chằng dọc sau nhỏ và kém bền hơn, nhưng có độ đàn hồi tốt nên cơ thể gậ̣p thân về trước dễ dàng. Dây chằng giữa các đốt sống nối 2 cung đốt sống lại với nhau. Dây chằng nối các mấu ngang và các mấu gai  (trừ đốt sống cổ).
So với động vật, cột sống của người linh hoạt hơn nhờ các khớp giữa các đốt sống. Các khớp cột sống là những khớp bán động, phạm vi hoạt động giữa 2 đốt sống rất bé, nhưng cả cột sống thì hoạt động rộng hơn, quay theo 3 trục và thực hiện được nhiều động tác:
- Vận động quanh trục ngang trước - sau: cho động tác nghiêng phải,  trái.
- Vận động quanh trục thẳng đứng: cho động tác vặn người sang 2 bên.( xoay vòng)
-  Vận động quanh trục ngang trái - phải: cho động tác gập, duỗi người.
-  Vận động nhún kiểu lò xo: Khi nhún để nhảy hay khi nhún người lên cao.
Riêng ở đoạn ngực cử động hạn chế, thích nghi với chức năng bảo v
3. Xương lồng ngực

Lồng ngực được tạo bởi 12 đốt sống ngực, 12 đôi xương sườn, 1 xương ức và hệ thống dây chằng liên kết các phần đốt sống. Khác với động vật, lồng ngực người có đường kính ngang lớn hơn đường kính trước sau để thích nghi với tư thế đứng thẳng, chứa và bảo vệ những cơ quan quan trọng của cơ thể như tim, phổi.  Lồng ngực nữ ngắn, tròn hơn lồng ngực nam. Ở trẻ sơ sinh lồng ngực vẫn hẹp bề ngang, rộng theo hướng trước sau. Trong quá trình phát triển, lồng ngực dần dần phát triển rộng 2 bên, hẹp trước sau. Ở người luyện tập TDTT, lồng ngực có thể vừa rộng ngang, vừa nở trước sau, thể tích lớn.

+ Xương sườn: Là phần chủ yếu của lồng ngực, gồm 12 đôi xương sườn sắp xếp đối xứng hai bên đoạn sống ngực và dược chia thành 3 loại:
- Sườn thật: là sườn nối trực tiếp vào xương ức bằng sụn sườn (đôi 1 - 7)
- Sườn giả là những sườn cùng chung đoạn sụn với sườn 7 để hợp thành cung sườn (đôi 8 - 10)
- Sườn cụt  (sườn lửng): không nối với xương ức.
Mỗi xương sườn là một tấm xương dài, cong và dẹt, gồm có 2 đầu và 1 thân. Đầu sau cao, có chỏm để khớp với hõm sườn trên thân đốt sống ngực. tiếp theo  chỏm là cổ sườn, gần cổ có củ sườn để khớp với diện khớp trên mỏm ngang của đốt sống ngực. Đầu trước rộng bản và thấp hơn đầu sau có sụn sườn khớp với xương ức (trừ đôi 11 và 12)
+ Xương ức: Là một xương lẻ dẹt và dài nằm phía trước lồng ngực, gồm 3 phần: cán ức, thân ức, mỏm kiếm. Cán xương ức là phần rộng và dày nhất của xương ức, có hõm khớp để khớp với xương đòn, sụn sườn 1 và một phần sụn sườn 2. Các sụn sườn khác khớp với thân xương ức. Thân xương ức hai bên có diện khớp để khớp với các sụn sườn. Mỏm kiếm là phần cuối của xương ức, dẹt, mảnh, nhọn, thường cấu tạo bằng sụn. Xương ức nam thường dài hơn xương ức nữ khoảng 2 cm.
 
4.Bộ xương treo hay xương chi (126 Xương)
A. Xương chi trên

1. Xương trụ
2. Xương quay
3. Các xương cổ tay
4. Xương bàn tay
5. Xương ngón tay
6. Xương cánh tay
7. Xương bả vai
8. Xương đòn
B. Xương chi dưới

1. Xương chậu
2. Xương đùi
3. Xương bánh chè
4. Xương chày
5. Xương mác
6. Các xương cổ chân
Dựa vào đặc điểm hình thái của xương có thể chia xương thành :xương dài,xương ngắn và xương dẹt.
Xương dài: xương cánh tay,cẳng tay,xương đùi,ống chân,có hình ống,giữa chứa tủy đỏ ở trẻ em và mỡ vàng ở người trưởng thành.
Xương ngắn: xương cổ tay,cổ chân,đốt sống…
Xương dẹt : có hình bản dẹt : xương bả vai,xương cánh chậu,xương sọ…
 
C. KHỚP XƯƠNG
Khớp xương là chỗ ráp đầu của 2 hoặc nhiều ống hay là miếng xương. Tùy theo hình dáng của mấy ống xương ráp đầu hay mấy miếng xương ráp mối, ta sắp mấy khớp xương ra làm 3 thứ:
1. Khớp xương bất động
Hai ống xương đụng nhau rất khít, ở giữa có một lớp sụn như một lớp hồ dán dính hai khúc xương lại với nhau, tỷ như khớp xương cùng và xương mông. Có khi thì lại ăn chịu với nhau do nhiều răng cưa nhỏ, không có lớp sụn ở giữa, tỷ như đường giáp mí xương sọ.
2. Khớp xương bán động
Hai đầu xương dính với nhau do nhiều bó sớ thật ngắn, khớp xương này cử động rất ít, tỷ như cườm chân và mấy lóng chân.
 
3. Khớp xương cử động
 
Mấy ống xương giao đầu với nhau có bao một lớp sụn trơn láng, sáng ngời.
 
Trong khớp xương, thường có một chất nước nhờn kêu là “nước khớp xương” hay là “hoạt dịch” nhờ nó mà hai mặt xương dễ cử động.
 
Sở dĩ phải nói rành mạch các bộ phận xương trong thân thể con người để các bạn ý thức được địa vị và cách hoạt động của nó đặng các bạn dễ nhận định khi mà tôi sẽ nói đến các bệnh thông thường mà các bạn hay gặp phải như: Trặc, lọi, gãy, …
 
Đầu xương mà không trật khớp với nhau là nhờ có một ống sớ bao bọc chung quanh gọi là bao khớp xương. Ba sớ này có chỗ thật dày và thật cứng gọi là dây chằng.
Hệ cơ

I-Giới thiệu về cơ
Cơ là tổ chức tồn tại cùng với con người từ lúc mới sinh cho đến lúc đi vào cõi vĩnh hằng. Nhờ có các cơ, chúng ta có thể biểu hiện được tình cảm của mình với những người bạn tâm giao. Cơ cho phép ta đạt được những đỉnh cao của khoa học- kỹ thuật. Cơ là người bạn thân thiết giúp ta đạt được những kỷ lục trong các hội thi, giúp ta hoàn thành mọi nhiệm vụ...
Cơ bám vào xương, dưới sự chỉ đạo của hệ thần kinh, cơ co làm cho xương cử động, vì vậy các cơ này gọi là cơ xương (còn gọi là cơ vân). Cơ thể người có khoảng 600 cơ tạo thành hệ cơ, chưa kể đến các cơ vận động nội tạng (cơ tạng hay cơ trơn) và cơ vận động tim (cơ tim). Tùy vị trí trên cơ thể và tùy chức năng mà cơ có hình dạng khác nhau : hình tấm, hình lông chim, nhiều đầu hay nhiều thân, ... điển hình nhất là bắp cơ (vẫn quen gọi là con chuột) ở cánh tay có hình thoi dài
1- Cơ vân
Cơ vân, còn gọi là cơ bám xương, vận động và co duỗi theo sự điều khiển của ý muốn.
Dưới kính hiển vi quang học cơ vân được cấu tạo từ những tế bào cơ hay sợi cơ có chứa những vân màu sáng và tối xen kẽ nhau rất đều đặn .
Cơ vân thường bám vào xương, một số ít bám vào da như da đầu da mặt, phần trên ủa thực quản.
Rải rác một số nơi chỉ có vài sợi cơ vân riêng rẽ còn phần lớn các sợi cơ vân họp lại với nhau thành bó liên kết với nhau bởi mô liên kết chính thức tạo thành bắp cơ .
Có thể xem cơ vân được cấu tạo từ lớn đến nhỏ theo trình tự như sau : bắp cơ, bó cơ, sợi cơ và siêu sợi cơ

Cơ vân: chiếm 2/5 trọng lượng cơ thể, màu đỏ, là thành phần chủ yếu của hệ vận động. Cơ vân hoạt động theo sự điều khiển của hệ thần kinh cơ xương và theo ý muốn.
So với cơ trơn, tốc độ co của cơ vân thường nhanh hơn; khả năng giữ trạng thái căng thường không dài, ngưỡng kích thích thường cao hơn. Khi cơ trơn co tiêu tốn nhiều năng lượng hơn, có khi cao gấp hàng trăm lần so với cơ trơn.
*Đặc điểm cấu tạo cơ vân
a/. Cấu tạo đại thể .
Mỗi cơ vân gồm có 2 phần: phần thịt và phần gân. Phần thịt tạo nên bụng cơ (hay thân cơ), gồm các thớ  thịt bám vào gân, song song hoặc chếch so với trục của cơ. Các sợi cơ thường liên kết lại thành bó nhỏ nằm trong một bao liên kết mỏng (bó bậc I). Nhiều bó bậc một tạo thành bó bậc II, Nhiều bó bậc II tạo thành bắp cơ. Trong bắp cơ có mạch máu, thần kinh
b/. Cấu tạo vi thể.

Mỗi sợi cơ vân là một tế bào, có màng mỏng bao bọc, gọi là sacolemma. Màng sacolemma có cấu tạo giống như các tế bào khác trong cơ thể. Trong tế bào chất (cơ tương) có nhiều nhân nằm ngay dưới màng tế bào cơ. Trong cơ tương cómioglobintạo màu đỏ cho cơ. Ngoài ra còn có lipit, và các hạt đường dự trữ là glicozen.
Trong cơ vân có nhiều mạch máu, mạch bạch huyết, tận cùng thần kinh cảm giác và thần kinh vận động tạo thành những cơ quan thụ cảm.
Cấu trúc quan trọng của cơ tương là lưới cơ tương. Lưới cơ tương là một hệ thống các túi dài và các ống dẫn nằm xen kẽ hay song song với các tơ cơ, tạo thành bộ ba (trias), bao gồm ống ngang, ống dọc và bể chứa. Màng của lưới cơ tương cũng có cấu trúc giống màng sợi cơ.
Lưới cơ tương giữ vai trò quan trọng trong việc truyền hưng phấn từ bề mặt của màng cơ vào sâu trong tơ cơ cũng như trong việc thực hiện động tác co cơ. Ngoài ra  nó còn làm nhiệm vụ đào thải các sản phẩm của trao đổi chất trong quá trình co cơ.
Trong cơ tương của các sợi cơ có nhiều tơ cơ xếp song song. Mỗi sợi cơ có  khoảng 1000 tơ cơ. Mỗi tơ cơ lại do nhiều xơ cơ tạo nên. Có 2 loại xơ cơ có bản chất protein là loại xơ dàymiozin do các phân tử meromiozin tạo nên và loại xơ mảnh actin do các phân tử tropomiozin và troponin tạo nên. Xơ dày miozin thường có đường kính khoảng 100Ao , dài khoảng 1,5 µm dày. Còn các xơ mảnh actin có đường kính khoảng 50Ao, dài khoảng 2 µm. Các xơ miozin và xơ atin lồng vào nhau, tạo thành đĩa sáng, đĩa tối xen kẽ nhau.
Dưới kính hiển vi điện tử, người ta thấy rằng mỗi tơ cơ có nhiều đốt hay khúc tơ cơ dài khoảng 1,5 – 3 µm. Các khúc tơ cơ nối với nhau bởi màng Z. Phần giữa khúc tơ cơ có đĩa tối A do các xơ dày miozin tạo nên. Khoảng giữa của đĩa tối A có khoảng sáng H. Đĩa sáng I  trong khúc tơ cơ do các xơ mảnh actin tạo nên. Cách sắp xếp đan xen như vậy cho phép các sợi cơ di chuyển một cách dễ dàng khi hoạt động.
Sợi cơ vân cắt dọc
Sợi cơ vân cắt ngang
Sợi cơ vân dưới ánh sáng phân cực
Cơ trơn
Chiếm tỉ lệ ít, là thành phần cấu tạo các cơ quan bên trong như các tuyến và thành mạch máu. ống tiêu hóa, ống khí quản, động mạch, tĩnh mạch, niệu quản, sinh dục...
Tốc độ co của cơ trơn chậm. Khả năng giữ trạng thái căng thường kéo dài. Ngưỡng kích thích của cơ trơn thường cao hơn của cơ vân. Sự tiêu tốn năng lượng khi co của cơ trơn thường rất thấp, có khi nhỏ hơn hàng trăm lần so với cơ vân.
Về cấu tạo, các tế bào cơ trơn thường có hình thuôn nhọn 2 đầu, có 1 nhân nằm giữa tế bào. Cơ trơn hoạt động theo sự chi phối của hệ thần kinh dinh dưỡng và không theo ý muốn.
Tế bào cơ trơn có các đặc điểm như sau:
Có dạng hình thoi dài, có thể có phân nhánh ở hai đầu.
Các tế bào cơ trơn liên kết với nhau bằng các liên kết khe.
Nhân tế bào cơ trơn nằm giữa tế bào và chỉ có một nhân duy nhất.
Trong bào tương các bào quan thường tập trung ở hai đầu của nhân
Sợi cơ trơn cắt dọc
Sợi cơ trơn cắt ngang
Bó sợi cơ trơn
Cơ tim
- Cơ tim : Có cấu tạo giống cơ vân, chỉ khác là các sợi cơ tim chỉ có 1 nhân ở giữa. Các sợi cơ không nằm riêng rẽ thành bó mà phân nhánh và nối với nhau bởi cầu chất nguyên sinh làm cho mô cơ tim bền chắc. Cơ tim có số lượng cơ chất nhiều hơn cơ vân nên thường có màu sắc đậm hơn cơ vân. Sự hoạt động của mô cơ tim chịu sự chi phối của hệ thần kinh dinh dưỡng và không theo ý muốn.
Vai trò của hệ cơ

Hệ cơ có một số chức năng chính sau đây:
- Cùng với hệ xương làm thành hệ vận động giúp cho cơ thể di chuyển, hoạt động lao động và TDTT.
- Giúp cho các cơ quan trong cơ thể hoạt động (Ví dụ đối với hệ tiêu hóa, hệ cơ giúp cho sự nghiền nát thức ăn; nhờ sự co duỗi của các cơ hô hấp, giúp hệ hô hấp đưa không khí  vào phổi; nhờ sự co bóp của cơ tim và cơ trơn ở mạch máu, giúp máu đi khắp cơ thể..)
- Hệ cơ là yếu tố quyết định hình dáng bên ngoài của cơ thể, biểu hiện sự khỏe mạnh hay gầy yếu cũng như các biểu lộ tình cảm như vui, buồn, giận dữ...
- Hệ cơ còn giúp cơ quan phát âm phát ra tiếng nói
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Thanh Bình
Dung lượng: 1,26MB| Lượt tài: 1
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)