HDCT giáo dục mẫu giáo 4 tuổi_phần 2

Chia sẻ bởi Nguyễn Văn Thượng | Ngày 05/10/2018 | 30

Chia sẻ tài liệu: HDCT giáo dục mẫu giáo 4 tuổi_phần 2 thuộc Lớp 4 tuổi

Nội dung tài liệu:

PHẦN HAI


HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN NUÔI DƯỠNG
VÀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE

A – TỔ CHỨC ĂN, NGỦ

I – TỔ CHỨC ĂN

1. Số lượng và chất lượng bữa ăn
a) Nhu cầu năng lượng
Nhu cầu năng lượng một ngày của trẻ ở độ tuổi này trung bình từ 1400 – 1600 Kcal, chia làm 4 – 5 bữa. Trong thời gian ở trường mầm non, trẻ cần được ăn tối thiểu một bữa chính và một bữa phụ. Nhu cầu về năng lượng cả ngày, khoảng 700 – 960 Kcal/trẻ/ngày.
Trong đó: bữa chính: 500 – 700 Kcal/trẻ, bữa phụ: 200 – 260 Kcal/trẻ.
b) Tỉ lệ giữa các chất sinh năng lượng
- Đối với trẻ bình thường;
+ Chất đạm (protit) cung cấp khoảng 12 – 15% năng lượng khẩu phần
+ Chất béo (Lipit) cung cấp khoảng 15 - 25% năng lượng khẩu phần
+ Chất bột (gluxit) cung cấp khoảng 60 - 73% năng lượng khẩu phần
Ví dụ:
+ Chất đạm (protit) cung cấp13% năng lượng khẩu phần
+ Chất béo (Lipit) cung cấp 25% năng lượng khẩu phần
+ Chất bột (gluxit) cung cấp 62% năng lượng khẩu phần
Tỉ lệ giữa các chất sinh năng lượng nên đảm bảo đạt 1005 và trong phạm vi của từng chất.
Đối với trẻ béo phì, năng lượng do chất béo và chất bột đường cung cấp nên duy trì ở mức độ tối thiểu (tức là chất béo cung cấp 15% và chất bột đường cung cấp 60% năng lượng khẩu phần), đồng thời tăng cường cho trẻ ăn nhiều các loại rau, củ, quả và tích cực vận động.
Lượng thưc phẩm
Mỗi bữa chính, trẻ ăn 300 - 400g kể cả cơm và thức ăn(khoảng 2 bát) với đủ năng lượng và các chất dinh dưỡng cần thiết như đạm, béo, đường, muối khoáng và sinh tố. Các chất dinh dưỡng này có nhiều trong gạo, đậu, đỗ, thịt, cá, trứng, tôm, rau, đậu, lạc, vừng, dầu mỡ, các loại rau, củ, quả… và những loại thực phẩm khác, sẵn có tại địa phương.
Lượng thưc phẩm cần cho một trẻ hằng ngày ở trường(một bữa chính và một phụ).

Thực phẩm bữachính
Một suất cơm(g)
Thục phẩm bữa phụ
Một suất(g)

Gạo
80 – 100
Gạo, mì sợi
40 – 60

Thịt, cá, trứng
25 – 40
Thịt hoặc cá
15 – 20

Đậu, lạc
10 – 20
Đậu hạt (khô)
Đưởng mật
20 – 30
20 – 30

Dầu, mỡ nước
10 – 15
Hoặc quả chín
100 – 150

Rau, củ, quả
35 - 60
Sữa đậu nành
100 - 150


2. Nước uống
- Hằng ngày, trẻ cần được uống nước đầy đủ, nhất là về mùa hè. Lượng nước cần đưa vào cơ thể trẻ ( dưới dạng nước uống, thức ăn, hoa quả ) từ 1,6 – 2 lít nước một ngày.
- Nước uống cần đun sôi kĩ và đựng trong bình hay ấm có nắp đậy kín. Mỗi trẻ có một cốc riêng. Mùa đông cần ủ nước uống cho ấm. Mùa hè, nếu có điều kiện, nên cho trẻ uống nước nấu bằng các loại lá như sài đất, rau ngô, bông mã đề, hoa kim ngân…hoặc nước quả(dâu, cam, chanh).
- Giáo viên cho trẻ uống theo nhu cầu và chia làm nhiều lần trong ngày, hướng dẫn trẻ tự lấy cốc uống nước, uống xong úp cốc đúng nơi qui định. Không để trẻ quá khát mới uống hoặc uống một lần quá nhiều. Không nên cho trẻ uống nhiều nước trước bữa ăn.

3. Chăm sóc bữa ăn
a) Trước khi ăn
- Hướng dẫn trẻ rửa sạch tay, đeo yếm trước khi ăn (nếu có).
- Hướng dẫn trẻ sắp xếp bàn ghế, cho 4 – 6 trẻ ngồi một bàn, có lối đi quanh bàn dễ dàng.
- Chuẩn bị khăn mặt, bát, thìa, cốc uống nước đầy đủ cho số lượng trẻ.
- Trước khi chia thức ăn, cô cần rửa tay sạch, quần áo và đầu tóc gọn gàng. Cô chia thức ăn và cơm ra từng bát, trộn đều, không để trẻ chờ lâu.
b) Trong khi ăn
- Giáo viên cần vui vẻ, nói năng dịu dàng, tạo không khí thoải mái cho trẻ trong khi ăn. Động viên, khuyến khích trẻ ăn hết suất, kết hợp giáo dục dinh dưỡng, hành vi vệ sinh văn minh trong ăn uống: dạy cho trẻ biết mời cô và các bạn trước khi bắt đầu ăn; ngồi ăn ngay ngắn
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Văn Thượng
Dung lượng: 229,52KB| Lượt tài: 4
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)