HD RA ĐỀ KIỂM TRA THEO TT 22

Chia sẻ bởi Phạm Hải Nam | Ngày 09/05/2019 | 389

Chia sẻ tài liệu: HD RA ĐỀ KIỂM TRA THEO TT 22 thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

TRƯỜNG TIỂU HỌC PHÚ CƯỜNG
TẬP HUẤN RA ĐỀ KIỂM TRA THEO THÔNG TƯ 22/2016




Ngày 17 tháng 4 năm 2019
TRÍCH THÔNG TƯ 22/2016
“Điều 10. Đánh giá định kì
1. Đánh giá định kì là đánh giá kết quả giáo dục của học sinh sau một giai đoạn học tập, rèn luyện, nhằm xác định mức độ hoàn thành nhiệm vụ học tập của học sinh so với chuẩn kiến thức, kĩ năng quy định trong chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học và sự hình thành, phát triển năng lực, phẩm chất học sinh.
2. Đánh giá định kì về học tập
a) Vào giữa học kì I, cuối học kì I, giữa học kì II và cuối năm học, giáo viên căn cứ vào quá trình đánh giá thường xuyên và chuẩn kiến thức, kĩ năng để đánh giá học sinh đối với từng môn học, hoạt động giáo dục theo các mức sau:
- Hoàn thành tốt: thực hiện tốt các yêu cầu học tập của môn học hoặc hoạt động giáo dục;
- Hoàn thành: thực hiện được các yêu cầu học tập của môn học hoặc hoạt động giáo dục;
- Chưa hoàn thành: chưa thực hiện được một số yêu cầu học tập của môn học hoặc hoạt động giáo dục;
b) Vào cuối học kì I và cuối năm học, đối với các môn học: Tiếng Việt, Toán, Khoa học, Lịch sử và Địa lí, Ngoại ngữ, Tin học, Tiếng dân tộc có bài kiểm tra định kì; Đối với lớp 4, lớp 5, có thêm bài kiểm tra định kì môn Tiếng Việt, môn Toán vào giữa học kì I và giữa học kì II;

c) Đề kiểm tra định kì phù hợp chuẩn kiến thức, kĩ năng và định hướng phát triển năng lực, gồm các câu hỏi, bài tập được thiết kế theo các mức như sau:
- Mức 1: nhận biết, nhắc lại được kiến thức, kĩ năng đã học;
- Mức 2: hiểu kiến thức, kĩ năng đã học, trình bày, giải thích được kiến thức theo cách hiểu của cá nhân;
- Mức 3: biết vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết những vấn đề quen thuộc, tương tự trong học tập, cuộc sống;
- Mức 4: vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề mới hoặc đưa ra những phản hồi hợp lý trong học tập, cuộc sống một cách linh hoạt;
1. Hướng dẫn xây dựng đề kiểm tra theo 4 mức độ :
Nhớ, thuộc lòng, nhận biết, tái hiện được các kiến thức, thông tin đã học.
Ai, cái gì, ở đâu, khi nào, thế nào, nêu, mô tả, kể tên, liệt kê,…..
Hiểu được kiến thức, kỹ năng đã học. Trình bày giải thích, diễn đạt được theo cách hiểu của cá nhân
Trình bày, giải thích, so sánh, phân biệt, vì sao nói, vì sao, khái quát,…
Biết vận dụng KT, KN đã học để giải quyết những vấn đề quen thuộc, tương tự trong học tập, cuộc sống.
Dự đoán, suy luận, thiết lập liên hệ, vẽ sơ đồ, vẽ đồ thị, lập niên biểu,…
Vận dụng các KT. KN đã học để giải quyết vấn đề mới hoặc đưa ra những phản hồi hợp lí trong học tập, cuộc sống một cách linh hoạt
Bình luận, đánh giá, rút ra bài học, liên hệ với thực tiễn,….
Quy trình xây dựng đề kiểm tra
Bước 1: Xác định mục đích đánh giá (đánh giá kết quả học tập, năng lực, phẩm chất nào của HS ? Vào thời điểm nào? Đối tượng HS nào?...).
Bước 2: Xây dựng nội dung đánh giá, ma trận đề kiểm tra (dựa vào mục đích đánh giá, Chuẩn kiến thức, kỹ năng, nội dung trọng tâm cốt lõi…để xác định các chủ đề nội dung cần đánh giá).
Bước 3: Xây dựng các câu hỏi/bài tập (số lượng các câu hỏi, dạng câu hỏi, mức độ dựa trên các chủ đề nội dung cụ thể của bước 2).


Quy trình xây dựng đề kiểm tra
Bước 4: Dự kiến các phương án trả lời (đáp án) các câu hỏi/bài tập ở bước 3 và thời gian làm bài.
Bước 5: Dự kiến điểm số cho các câu hỏi/bài tập (căn cứ vào số lượng câu hỏi/bài tập, các mức và mục đích đánh giá, đồng thời phải dự kiến hình dung được các tình huống HS sẽ gặp phải trong khi làm bài kiểm tra để ước tính điểm số)
Bước 6: Điều chỉnh và hoàn thiện đề kiểm tra (Rà soát lại các câu hỏi/bài tập, mức độ, điểm số, dựa vào các yêu cầu ở bước 1, bước 2. Nếu có điều kiện xây dựng được ngân hàng câu hỏi/bài tập hoặc xác định được các mục đích đánh giá định kì ngay từ đầu năm học thì có thể thử nghiệm kiểm tra các câu hỏi/bài tập tương tự trong suốt quá trình dạy học).


CẤU TRÚC MỘT ĐỀ KIỂM TRA
Trắc nghiệm khách quan: khoảng 40%
Tự luận: Khoảng 60%
KẾT CẤU ĐỀ KIỂM TRA MÔN TIẾNG VIỆT
KẾT CẤU ĐỀ KIỂM TRA MÔN TIẾNG VIỆT
- Mức 1: nhận biết, nhắc lại được kiến thức, kĩ năng đã học; (khoảng từ 20 - 30%)
+ Các dạng bài tập: (1)chọn đáp án đúng;
(2) Điền đúng sai; (3) Nối; (4) điền khuyết;
Các kiểu câu hỏi mức 1:
+ Các câu hỏi, bài tập trong SGK, sách HDH
+ Tìm trong bài những chi tiết (hình ảnh, từ ngữ...)...
+ Phát biểu quy tắc tính....
+ ... như thế nào ?
+ điền từ vào chỗ chấm để nêu lên một khái niệm đã học nào đó../
+....
Một số ví dụ mức 1-Môn Tiếng Việt
Một số ví dụ mức 1-Môn Tiếng Việt
Một số ví dụ mức 1-Môn Toán
Một số ví dụ mức 1-Môn Khoa học
Một số ví dụ mức 1-Môn Khoa học
Một số ví dụ mức 1-Môn LS-ĐL
Một số ví dụ mức 1-Môn Tin học
Một số ví dụ -Môn Tiếng Anh
Một số ví dụ -Môn Tiếng Anh
Một số ví dụ -Môn Tiếng Anh
Một số ví dụ -Môn Tiếng Anh
- Mức 2: Thông hiểu: hiểu kiến thức, kĩ năng đã học, trình bày, giải thích được kiến thức theo cách hiểu của cá nhân (khoảng từ 20- 30%)
+ Các dạng bài tập: (1)chọn đáp án đúng;
(2) Điền đúng sai; (3) Nối; (4) điền khuyết;
Các kiểu câu hỏi mức 2:
+ Vì sao............?
+ Tại sao ..........?
+ ...làm thế nào ...?
Một số ví dụ mức 2-Môn Tiếng Việt
Câu 4. Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng: (0,5 đ)
Câu: “Bốn cánh khẽ rung rung như đang còn phân vân.” là câu kể:
A. Ai làm gì? B. Ai thế nào? C. Ai là gì?
Câu 5. Tìm và viết lại 5 từ láy có trong bài. (1 điểm)
5 từ láy là: ………………………………………………………
….………………………………………………………………..
Câu 3: Tháng 1 năm 1789, Nguyễn Huệ kéo quân ra Bắc (Thăng Long ) để làm gì ?
A. Lên ngôi Hoàng đế
B. Tiêu diệt chúa Trịnh
C. Thống nhất đất nước
D. Đại phá quân Thanh
Một số ví dụ mức 2-Môn Tiếng Việt
Một số ví dụ mức 2-Môn Toán
Câu 1: Trong các số: 105; 5643; 2718; 345 số nào chia hết cho 2?
A. 105 B. 5643 C. 2718 D. 345
Câu 5: Số thích hợp để viết vào chỗ chấm:
a) 1m2 25cm2 = … cm2
A. 10025 B. 125 C. 1025 D. 12500
b) 3 giờ 15 phút = ...... phút
A. 315 B. 185 C. 180 D. 195
Một số ví dụ mức 2-Môn Toán
Một số ví dụ mức 2-Môn Khoa học
Một số ví dụ mức 2-Môn Khoa học
Câu 9/ (1 điểm) Tại sao nhà vệ sinh, chuồng trại chăn nuôi phải làm xa nguồn nước?
Một số ví dụ mức 2-Môn LS-ĐL
Câu 3: Tháng 1 năm 1789, Nguyễn Huệ kéo quân ra Bắc (Thăng Long ) để làm gì ?
A. Lên ngôi Hoàng đế
B. Tiêu diệt chúa Trịnh
C. Thống nhất đất nước
D. Đại phá quân Thanh
Một số ví dụ mức 2-Môn LS-ĐL
Câu 9: Vì sao người dân ở đồng bằng duyên hải miền Trung lại trồng lúa, lạc, mía và làm muối được nhiều?
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Một số ví dụ mức 2 -Môn Tin học
- Mức 3: Vận dụng: biết vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết những vấn đề quen thuộc, tương tự trong học tập, cuộc sống; (khoảng từ 20%-30%)
Các dạng bài: chủ yếu là tự luận
+ Đặt tính rồi tính; tính
+ Tìm thành phần chưa biết
+ Tìm bộ phận câu, đặt câu…

Một số ví dụ mức 3-Môn Tiếng Việt
Một số ví dụ mức 3-Môn Tiếng Việt
Một số ví dụ mức 3-Môn Toán
Một số ví dụ mức 3-Môn Toán
Một số ví dụ mức 3-Môn Toán
Một số ví dụ mức 3-Môn Khoa học
Một số ví dụ mức 3-Môn Khoa học
Một số ví dụ mức 3-Môn LS-ĐL
Một số ví dụ mức 3-Môn LS-ĐL
Một số ví dụ mức 3 -Môn Tin học
- Mức 4 VẬN DỤNG CAO: vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề mới hoặc đưa ra những phản hồi hợp lý trong học tập, cuộc sống một cách linh hoạt (Khoảng từ 10%-20%)
Một số ví dụ mức 4-Môn Tiếng Việt
Một số ví dụ mức 3-Môn Tiếng Việt
Một số ví dụ mức 4-Môn Toán
Câu 4. Một trường học được xây dựng trên khu đất hình chữ nhật có chiều dài là 120m, chiều rộng là 100m. Người ta dùng 25% diện tích đất để xây phòng học, 10% diện tích đất để làm vườn trường, còn lại để làm sân chơi. Hỏi diện tích sân chơi là bao nhiêu mét vuông ?
Một số ví dụ mức 4-Môn Toán
Một con cáo đuổi bắt một con thỏ, hai con cách nhau 6 m. Mỗi lần thỏ nhảy một bước dài 6dm, cáo cũng nhảy một bước dài 8dm. Vậy cáo phải nhảy ……… bước mới bắt được thỏ
 
Bài 7 ( 1 điểm): Cùng một lúc, một xe máy đi từ tỉnh A đến tỉnh B và một ô tô đi từ tỉnh B về tỉnh A, sau 1 giờ 30 phút hai xe gặp nhau. Biết quãng đường AB dài 180km và mỗi giờ ô tô đi được nhiều hơn xe máy 10 km. Trên đường, có biển báo giới hạn tốc độ tối đa là 60km/giờ. Hỏi người lái xe nào đã thực hiện tốt Luật Giao thông đường bộ ?
Một số ví dụ mức 4-Môn Khoa học
Một số ví dụ mức 4-Môn Khoa học
Một số ví dụ mức 4-Môn LS-ĐL
Một số ví dụ mức 4 -Môn Tin học
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Hải Nam
Dung lượng: | Lượt tài: 19
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)