HD giải 6 Bài Hóa nâng cao Lớp 8

Chia sẻ bởi Phạm Huy Hoạt | Ngày 17/10/2018 | 40

Chia sẻ tài liệu: HD giải 6 Bài Hóa nâng cao Lớp 8 thuộc Hóa học 8

Nội dung tài liệu:

HD giải 6 Bài tập Hóa nâng cao Lớp 8
cho các bạn HS giỏi

(Bài 1: Đặt cốc A đựng dung dịch HCl và cốc B đựng dung dịch H2SO4 loãng vào 2 đĩa cân sao cho cân ở vị trí cân bằng. Sau đó làm thí nghiệm như sau:
- Cho 11,2g Fe vào cốc đựng dung dịch HCl.
- Cho m gam Al vào cốc đựng dung dịch H2SO4.
Khi cả Fe & Al đều tan hoàn toàn thấy cân ở vị trí thăng bằng.
Tính m Al đã dùng = ?

Giải:
Ta có n.Fe = 0,2 mol; n.Al = m/27
Fe + 2HCl ( FeCl2+H2( (1)
2Al+3H2SO4 ( Al2(SO4)3 +3H2( (2)
m.dd A tăng = m.Fe + m.dd HCl – m.H2
=11,2 + m.dd HCl – 0,2*2 = 10,8 + m.dd HCl
m.dd B tăng = m.Al + m.dd H2SO4 – m.H2
= m + m.dd H2SO4 – m/27*3/2 = 17/18m + m.dd H2SO4
Theo bài ra:
m.dd HCl = m.đH2S04 và m.A sau phản ứng = m.B sau phản ứng
( 10,8 + m.dd HCl = 17/18m +m.dd H2SO4 ( 17/18m =10,8
( m = 11,435 g (ĐS)

(Bài 2:
Cho hỗn hợp 2 kim loại Na và Fe vào một lượng H2O (lấy dư), sau khi kết thúc phản ứng thu được 160 gam dung dịch A và một lượng khí phản ứng vừa đủ với 40 (g) bột Đồng (II) oxit (CuO) ở nhiệt độ cao.
Tính Nồng độ phần trăm của dung dịch A = ?

Giải
Khi cho hỗn hợp Na và Fe vào nước, chỉ có Na phản ứng
Phương trình phản ứng:
2Na + 2H2O ( 2NaOH + H2 ( (1)

H2 + CuO Cu + H2O (2)

( nCuO = 40/80 = 0,5 mol
Theo phương trình (2) n CuO = nH2 = 0,5 mol
( Số mol H2 phương trình (1) nH2 = 0,5 mol
Theo phương trình (1) nNaOH = 2 . nH2 = 2 . 0,5 mol = 1 mol
( mNaOH = 1. 40 = 40 gam
Theo đầu bài cho khối lượng dung dịch sau phản ứng = 160 gam
( C%NaOH = 40/160.100% = 25%
Vậy nồng độ % dung dich A (dung dịch NaOH) là 25% (ĐS)

(Bài 3:
Hãy nhận biết các lọ hóa chất CaO, P2O5, Al2O3 mất nhãn sau bằng phương pháp hóa học (Viết phương trình phản ứng nếu có)

Giải:
Lấy mỗi lọ một ít hóa chât, cho vào nước. Chất không tan là : Al2O3;
Chất có phản ứng (tan) là: CaO và P2O5 . PT phản ứng là:

CaO + H2O ( Ca(OH)2 (1)
P2O5 + 3H2O ( 2H3PO4 (2)
Có 2 cách để nhận biết (1) và (2):
1- Cho quỳ tím vào 2 dung dịch thu được, dung dịch nào làm giấy quỳ tím chuyển sang màu xanh là: Ca(OH)2. Suy ra chất ban đầu là CaO PT (1)
Dung dịch nào làm giấy quỳ tím chuyển sang màu đỏ là: H3PO4. Suy ra chất ban đầu là P2O5 PT(2)
2- Xục CO2 vào 2 lọ dung dịch, lọ nào có Ca(OH)2 sẽ có kết tủa vẩn đục.
PT phản ứng: Ca(OH)2 + CO2 ( Ca CO3( + H2O

(Bài 4:
Nung hoàn toàn 15,15 gam chất rắn A thu được chất rắn B và 1,68 lít khí oxi (ở đktc). Trong hợp chất B có thành phần % khối lượng các nguyên tố: 37,65% Oxi, 16,75% Nitơ còn lại là Kali. Xác định công thức hóa học của B và A. Biết rằng công thức đơn giản nhất chính là công thức hóa học của A, B

Giải:
Ta có sơ đồ : A B + O2

nO2 = 1,68 x 22,4 = 0,075 mol
( mO2 = 0,075 . 32 = 2,4 gam
Theo định luật bảo toàn khối lượng ta có: mA = mB + mOxi
Suy ra: mB = mA - m Oxi = 15,15 –
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Huy Hoạt
Dung lượng: 10,69KB| Lượt tài: 0
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)