GPHI-L3-ĐỌC

Chia sẻ bởi Nguyễn Hà Hạnh Giang | Ngày 12/10/2018 | 48

Chia sẻ tài liệu: GPHI-L3-ĐỌC thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GIÁO DỤC BẢO LỘC
TRƯỜNG TIỂU HỌC VÕ THỊ SÁU
----------------(((---------------















SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM








Giáo viên: Nguyễn Thị Trúc



















Bảo Lộc, ngày 15 tháng 11 năm 2009

 I. Lý do chọn đề tài:

1/ Ý định nghiên cứu

Môn tiếng Việt đọc rất quan trọng đối với học sinh cấp bậc tiểu học nói chung, ở lớp tôi nói riêng. Nếu học tốt bộ môn này nó sẽ giúp các em học tốt hơn các phân môn của bộ môn tiếng Việt như: Nó sẽ giúp thêm cho môn Tập làm văn, vế câu sẽ chau chuốt hơn, diễn đạt bằng ngôn ngữ rõ ràng mạch lạc, biết sàng lọc để đưa hình ảnh hay vào trong bài. Nó còn giúp cho bộ môn chính tả như viết đúng, ít lỗi hơn. Trong bộ môn kể chuyện, các em sẽ biết cách kể hay, hấp dẫn người nghe hơn...
Chính vì lẽ đó cộng với tình hình học tập của lớp còn yếu về môn này nên tôi đã đi sâu về môn Tập đọc, nghiên cứu, suy nghĩ những phương pháp làm thế nào để dẫn dắt các em học tốt môn Tập đọc ở cấp bậc tiểu học.

2/ Đề tài nghiên cứu: DẠY TỐT TIẾT TẬP ĐỌC LỚP 3

II. Mục tiêu cần đạt theo yêu cầu chung:

1/ Mục đích:

- Đọc đúng, rõ ràng, rành mạch, biết nghỉ hơi hợp lí sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ; bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật trong các đoạn đối thoại, các văn bản nghệ thuật, hành chính, báo chí, …
- Đọc thầm có tốc độ nhanh hơn lớp 2.
- Nắm được ý chính của đoạn văn, biết đặt đầu đề cho đoạn văn, biết nhận xét về một số hình ảnh, nhân vật hoặc chi tiết trong bài đọc.
- Thuộc lòng một số bài văn vần trong sách giáo khoa.
- Tốc độ cần đạt: Giữa kì I: khoảng 55 tiếng/ phút.
Cuối kì I: khoảng 60 tiếng/ phút.
Giữa kì II: khoảng 65 tiếng/ phút.
Cuối kì II: khoảng 70 tiếng/ phút.
2/ Ý nghĩa:

- Giúp HS có những hiểu biết về thiên nhiên, xã hội và con người, có vốn từ để diễn đạt, giao tiếp, có hiểu biết về tác phẩm văn học.

3/ Khách thể nghiên cứu
26 HS lớp 3A3 trường Tiểu học Võ Thị Sáu

III. Kế hoạch thực hiện:

1/ Thời gian nghiên cứu: năm học 2009 – 2010

2/ Thực trạng cụ thể của khách thể

Để thấy được tầm quan trọng trong bộ môn này. Ngay từ đầu năm học, sau khi đã nắm bắt được tình hình sức học của các em, tôi cho các em hiểu được tầm quan trọng của bộ môn Tiếng việt. Trong đó, Tập đọc là một phân môn “then chốt” như thế nào? Yêu cầu, đặc trưng của môn này đối với các em là: đọc to tát, rõ ràng, mạch lạc, đọc diễn cảm. Vậy mà trên thực tế của lớp: các em đọc còn rất chậm, rất yếu, còn hơn 60% đọc nhỏ, sai “thêm, bớt”, đọc còn ê a, còn đọc “nhát gừng”, đọc ngọng. Số học sinh đọc tốt trong cả lớp chỉ có khoảng 2, 3 học sinh. Chính vì lẽ đó dấn đến kết quả: chữ viết sai lỗi nhiều, chưa đẹp; văn thì diễn đạt lủng củng, đặt câu thiếu bộ phận câu; trong giờ Tập làm văn miệng thì không biết xây dựng bài...Với một số kinh nghiệm của tôi trong những năm dạy học, tôi đã ngày đêm tìm ra những phương pháp tối ưu nhất để áp dụng vào lớp dạy này.

IV. Quá trình nghiên cứu:

1/ Giải pháp nghiên cứu để thực hiện:

Bước đầu tôi phân các em ra làm ba loại: Bằng cách gọi từng em lên đọc trong những ngày ôn tập đầu hè, nắm bắt được điểm tốt, xấu, có khuyết nhược trong bộ môn này, ghi rõ từng phần vào sổ theo dõi của từng em một vào một quyển vở riêng; mỗi em một trang, tôi kẻ đôi trang giấy để một bên Toán, một bên Tiếng việt; Ghi ba phần: đầu năm, cuối kỳ một, cuối kỳ hai.
Loại 1: Đọc to tát rõ ràng.
Loại 2: Đọc to tát, còn đọc “nhát gừng”, chưa đúng.
Loại 3: Đọc nhỏ, ê a, ngọng, đọc còn thêm bớt.
Sau khi phân xong, tôi hướng dẫn các con cách
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Hà Hạnh Giang
Dung lượng: 14,04KB| Lượt tài: 1
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)