GPHI-L1-LUYỆN NÓI

Chia sẻ bởi Nguyễn Hà Hạnh Giang | Ngày 12/10/2018 | 49

Chia sẻ tài liệu: GPHI-L1-LUYỆN NÓI thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GIÁO DỤC BẢO LỘC
TRƯỜNG TIỂU HỌC VÕ THỊ SÁU
----------***----------














SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM







Giáo viên: Phạm Thị Lan




















Năm học 2009 – 2010
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1/ Ý định nghiên cứu
Trong cuộc sống hàng ngày, ở mọi ngành nghề đều cần đến các hoạt động giao tiếp. Giao tiếp qua việc sử dụng ngôn ngữ sao cho chọn lọc để diễn đạt ý của mình nhằm giúp người khác biết và hiểu những thông tin đến đối tượng cần giao tiếp, nhằm đạt đến thành công trong công việc. Đặc biệt,trong lĩnh vực giáo dục cũng đòi hỏi người Giáo viên hướng dẫn, giảng dạy sao cho học sinh của mình có được kỹ năng giao tiếp thật tốt. Chính vì lí do đó, đối với HS (bất cứ ở bậc học nào) cũng đều được rèn luyện 4 kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết để đáp ứng nhu cầu giao tiếp nêu trên.
Để thực hiện được yêu cầu trên ở chương trình mới môn Tiếng Việt 1 yêu cầu giáo viên khi dạy phải đảm bảo mục tiêu hình thành và phát triển cho học sinh đầy đủ 4 kỹ năng. Trong đó kỹ năng nói được luyện tập kết hợp trong các kỹ năng đọc, nghe, viết. Điển hình là trong tiết 2 của một bài học vần hay tập đọc có hẳn 1 hoạt động riêng cho phần luyện nói.
2/ Đề tài nghiên cứu: LUYỆN NÓI CHO HỌC SINH LỚP 1

II. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT THEO YÊU CẦU CHUNG
1/ Mục đích:
2/ Ý nghĩa:
Việc rèn kỹ năng nói đã giúp cho trẻ có khả năng giao tiếp, biết ứng xử và nhận xét sự vật, sự việc trên những nhận thức riêng, bằng sự cảm nhận ngây ngô của con mắt trẻ thơ. Vì thế, để học sinh luyện nói lưu loát, đạt hiệu quả, giáo viên cần phải có cách tổ chức dạy để khơi gợi, kích thích học sinh có hứng thú bộc lộ cảm xúc, ý nghĩ của mình nhằm phát huy kỹ năng nói của các em, nhằm giúp trẻ sớm có tính cách mạnh dạn, cởi mở và tự tin hơn trong quá trình giao tiếp.
3/ Khách thể nghiên cứu
26 học sinh lớp 1A2 trường Tiểu học Võ Thị Sáu

III. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN

1/ Thời gian nghiên cứu Năm học 2009 – 2010
2/ Thực trạng cụ thể của khách thể nghiên cứu
Thuận lợi :
Học sinh lớp 1 có khả năng tự trả lời các câu hỏi đơn giản và phát triển lời nói thành một câu, 1 đoạn văn theo cảm xúc, suy nghĩ của mình.
Đồ dùng dạy học đầy đủ, tranh ảnh đẹp kích thích học sinh nói, ham học, ham tìm hiểu.
Đa số các chủ đề luyện nói gần gũi với thực tế cuộc sống của học sinh (Chủ đề về bản thân bé, bạn bè xung quanh, ba mẹ, ông bà, những sinh hoạt thông thường của các em: phim hoạt hình, đọc truyện,nhà trẻ,chuối, bưởi, vú sữa …).
Giáo viên được tham gia học thay sách từ đó giúp giáo viên nắm được các mục tiêu chính trong phần luyện nói cho học sinh.

Khó khăn :
Tình hình học sinh: đa số các em ở vùng sâu nên khả năng giao tiếp còn hạn chế, các em còn nhút nhát, ít phát biểu, chưa tự tin trong luyện nói.
Thiếu một số tranh ảnh để minh hoạ cho chủ đề cần luyện nói.
Một số chủ đề lạ, chưa thật sự với cuộc sống của các em: lễ hội, vó bè, nên các em khó hình dung để phát huy khả năng nói của mình một cách phong phú.
Thời lượng dành cho phần luyện nói còn ít nên học sinh không được luyện nói nhiều.

IV. QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU

1/ Giải pháp nghiên cứu để thực hiện
Để giúp Hs rèn luyện kĩ năng nói và phát triển khả năng diễn đạt ý phong phú:
1. Điều trước tiên, tôi phải xác định và nắm rõ mục tiêu chính của chủ đề cần luyện nói là gì? Chính chủ đề là điểm tựa, gợi ý cho phần luyện nói. Gợi ý sao để tất cả Hs đều được nói, không đi quá xa với chủ đề.
Chẳng hạn như: Chủ đề “Nói lời cảm ơn”, “Giúp đỡ cha mẹ” ,”Con ngoan trò giỏi”, ”Những người bạn tốt”….. Nếu đi quá sâu vào chủ đề sẽ dễ lẫn sang dạy đạo đức.Vì thế, để khắc phục điều này, tôi chỉ định hướng cho các em câu hỏi gợi ý xoay quanh vấn đề trọng tâm cần luyện nói:
Em chỉ kể cho cô và các bạn trong nhóm nghe về những lần mình đã cảm ơn ai đó
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Hà Hạnh Giang
Dung lượng: 16,08KB| Lượt tài: 1
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)